Tấn Công Đà Nẵng, Pháp đi Bước đầu Tiên Của Quá Trình Xâm Lược ...
Có thể bạn quan tâm
Giữa năm 1858, Pháp nổ những phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng.
- Bí mật tập tài liệu được xem nhiều nhất của FBI: Có gì đặc biệt?
- Thách thức 600 năm: Bí mật kiến trúc giúp Tử Cấm Thành trụ vững trước thảm họa tự nhiên
- Sử, Địa, Y phát triển mạnh mẽ dưới nhà Nguyễn: Đỉnh cao là Hải Thượng Lãn Ông, Lê Quý Đôn
Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm
lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng
Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Chiến sự ở Gia Định năm 1859
Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2 - 1859 quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17 - 2 - 1859, chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự vếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thục.
Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
Tháng 7 - 1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc, số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên. phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10 km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hoà mới được xây dụng trong tư thế "thủ hiểm"!
Sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25 - 10 - 1860), tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
Đêm 23 rạng sáng 24-2- 1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hoả lực của địch, Đại đồn Chí Hoà thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
Lược đồ Đại đồn Chí Hòa ở Gia Định (Nguồn ảnh: nghiencuulichsu.com)
Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
Theo đó, triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đỉnh buộc được dân chúng ngừng kháng chiến...
Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 8, tr. 114-115-116.
Sử, Địa, Y phát triển mạnh mẽ dưới nhà Nguyễn: Đỉnh cao là Hải Thượng Lãn Ông, Lê Quý ĐônĐường dây nóng: 0943 113 999
Soha Tagsbán đảo Sơn Trà
tập trung lực lượng
Triều đình Huế
Nguyễn Tri Phương
Hải Thượng Lãn Ông
Tây Ban Nha
Lê Quý Đôn
Báo lỗi cho Soha*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Gửi báo lỗi Đóng TopTừ khóa » Pháp Tấn Công đà Nẵng Vào Ngày
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Pháp đầu Tiên Của Quân Và Dân ...
-
Năm 1858 Pháp Tấn Công Đà Nẵng Với Chiến Thuật Gì? - TopLoigiai
-
Thời Thực Dân Pháp Xâm Lược (1858-1930)
-
160 Năm Ngày Đà Nẵng Kháng Pháp - Kỳ 1: Thành Lũy 'thử Lửa'
-
Trận Sơn Trà (1/9/1858) Mở đầu Chiến Tranh Xâm Lược Nước Ta Của ...
-
Vì Sao Là Đà Nẵng? - Sự Kiện Nhân Chứng
-
Ngày 1/9/1858, Liên Quân Pháp – Tây Ban Nha Nổ Súng Vào Thành ...
-
Đà Nẵng Trong Cuộc Chiến Tranh Mậu Ngọ (1858 -1860)
-
Tại Sao Thực Dân Pháp Chọn Đà Nẵng Làm Mục Tiêu Tấn Công đầu Tiên
-
Vì Sao Pháp Chọn Tấn Công đà Nẵng
-
Bài 19. Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống Pháp Xâm Lược (từ ...
-
Chống Thực Dân Pháp Xâm Lược Và đánh Chiếm Cà Mau
-
Nhìn Lại 160 Năm Sự Kiện Thực Dân Pháp Nổ Súng đánh Chiếm Đà ...