Tận Dụng Hiệu Quả Nguồn Phế Phẩm Rơm Rạ Vào Canh Tác Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Với diện tích trồng lúa nước lớn, hằng năm nước ta có hàng chục triệu tấn rơm rạ được tạo ra. Đây là một nguồn nguyên liệu rất có giá trị và mang lại nhiều lợi ích nếu biết tận dụng nó, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này chưa được tận dụng hết, sau mỗi mùa thu hoạch, nông dân thường đốt rơm rạ ngay tại cánh đồng hoặc chôn lấp xuống ruộng gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.
Việc đốt rơm rạ sẽ tạo khói, lượng khói sau khi đốt bay vào tầng khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính và cũng là tác nhân gây ung thư.
Vậy nên thay vì lãng phí và gây ảnh hưởng môi trường, hãy tận dụng nguồn lợi quý báu này vào canh tác nông nghiệp. Dưới đây là một số cách áp dụng rơm rạ, bà con có thể tham khảo.
Nội dung bài viết
- 1. Ủ phân hữu cơ
- 2. Che phủ đất trồng trọt
- 3. Trồng nấm rơm
- 4. Nguyên liệu cho chăn nuôi
1. Ủ phân hữu cơ
Trong rơm rạ có hàm lượng cellulose chiếm 60%, lignin chiếm 14%, đạm hữu cơ (protein) chiếm 3,4%, chất béo (lipid) chiếm 1,9%. Với rất ít protein và hàm lượng cellulose cao sẽ gây khó khăn cho việc phân hủy chất hữu cơ. Chính vì thế, việc ủ phân rơm rạ là cần thiết nếu muốn tận dụng làm phân bón.
Việc bón liên tục phân hữu cơ rơm giúp cây cứng cáp tránh đổ ngã và hạn chế sâu bệnh, bởi trong rơm rạ có hàm lượng silic khá cao. Và làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón vô cơ.
Quy trình ủ phân hữu cơ rơm:
- Để nguyên hoặc cắt nhỏ rơm rạ khoảng 20-30 cm.
- Trộn rơm rạ với phân chuồng và dàn đều ra 20 – 30 cm, tưới đều nước.
- Tưới chế phẩm nấm Trichoderma hoặc các loại chế phẩm vi sinh để xử lý nấm hại trong phân và giúp phân ủ nhanh hoai mục hơn. Sau đó phủ bạt để hạn chế thoát hơi nước.
- Trộn đều đống ủ khoảng 7 ngày/lần, có thể tưới nước nếu đống ủ khô nhưng không được để ứ nước.
2. Che phủ đất trồng trọt
Tận dụng rơm rạ để che phủ đất giúp hạn chế xói mòn, giảm nhiệt độ mặt đất, tăng độ hấp thu nước, giảm bốc hơi thoát hơi nước. Đặc biệt đối với đồi trọc, khu vực canh tác đồi núi thiếu nước. Tăng hiệu quả phân bón, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Ngoài ra còn giúp hạn chế lũ lụt, chống lắng đọng do nước mưa cuốn trôi xuống sông hồ gây tắc dòng, đặc biệt là hồ thủy điện,
Đối với các vùng đất trồng rau củ, hoa cúc lớn, dùng rơm phủ lên mặt đất từ 5-10 cm sau khi gieo trồng, đối với vùng trồng cây ăn trái và các loại cây khác thì phủ dày rơm ở vùng đất xung quanh, hạn chế phủ sát gốc cây trồng chính.
3. Trồng nấm rơm
Trồng nấm được coi là một trong những phương pháp sinh học tận dụng nguồn rơm rạ hiệu quả nhất. Nấm rất giàu protein và sản phẩm được nhiều người ưa chuộng.
Nấm rơm là nguyên liệu nấu ăn tuyệt vời, giàu protein, khoáng chất và còn dễ trồng, thu hoạch nhanh, có thể trồng quanh năm.
Khi trồng nấm cần lưu ý chọn nơi trồng nấm sạch và xử lý kỹ nấm bệnh trước khi đưa rơm vào. Chọn meo giống tốt có tơ màu trắng phủ đều bịch meo. Nước tưới phải là nước sạch nhằm tránh lây nhiễm nấm lạ.
Làm nấm rơm, người dân không cần phân bón vì rơm rạ khi phân hủy đã đủ cung cấp dinh dưỡng cho nấm phát triển. Người trồng cũng không tốn nhiều chi phí đầu tư, nhưng cần sự cần mẫn, dành nhiều thời gian theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
4. Nguyên liệu cho chăn nuôi
Rơm rạ có cấu trúc phức tạp, thành phần chủ yếu là cellulose hạn chế lên men nên việc ủ rơm nhằm tăng khả năng hấp thu của trâu bò, tăng dinh dưỡng, thời gian bảo quản và tận dụng nguyên liệu sẵn có làm thức ăn.
Phương pháp ủ: Hoà tan urê, mật rỉ đường, muối ăn với tỷ lệ 100 kg rơm tươi băm nhỏ + 2.5 kg phân ure + 0.5 kg muối ăn + 5 kg mật rỉ đường. Tưới hỗn hợp lên mỗi lớp rơm ủ 10 cm. Thời gian ủ kéo dài 2-3 tuần. Phủ kín nơi ủ bằng nilon và hạn chế không khí nhằm tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật yếm khí.
Từ khóa » Cấu Trúc Của Rơm
-
Ứng Dụng Thành Phần Hoá Học Của Rơm Rạ Vào Sản Xuất - KOSEI
-
Thành Phần Và Tính Chất Của Rơm Rạ
-
2 Cấu Trúc Của Rơm Rạ - Tài Liệu Text - 123doc
-
2 Cấu Trúc Và Tính Chất Của Một Số Thành Phần Có Trong Rơm Rạ
-
ROM Là Gì? Cấu Tạo Và đặc điểm ROM Máy Tính - Wiki Máy Tính
-
CẤU TRÚC BỘ NHỚ BÁN DẪN BỘ NHỚ ROM
-
Rơm, Rạ Và Môi Trường
-
Những Lợi ích Chưa Biết Từ Rơm Rạ Khô đối Với Canh Tác Nông Nghiệp
-
Hoàn Trả Rơm Rạ Lại đồng Ruộng - Cổng Thông Tin Quảng Ninh
-
[PDF] Nguồn Phế Thải Nông Nghiệp Rơm Rạ Và Kinh Nghiệm Thế Giới Về Xử Lý ...
-
ROM Là Gì? RAM Là Gì? Phân Biệt ROM Và RAM - GhienCongNghe
-
Qui Trình ủ Rơm Với Urea Làm Thức ăn Cho Gia Súc - .vn
-
Sáng Kiến đến Từ Rơm Rạ - Tạp Chí Công Thương