“Tân Hình Thức” Hay Là... Bó Tay Chấm Com? - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Qua nhiều thế kỷ, chúng ta mới có một Nguyễn Trãi, một Nguyễn Du, một Cao Bá Quát, một Chế Lan Viên… Những câu thơ giản dị mà sâu sắc kiểu "Hoa thường hay héo cỏ thường tươi"; "Đâu chẳng nhà ta giữa đất trời"; "Nhặt lấy mỗi nơi một viên đá/ Cả non sông không đầy một vốc tay"; "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"… của họ sẽ còn sống mãi với thời gian.
Có lẽ khi hạ bút viết những câu thơ trên, những thi sĩ tiền nhân không để ý lắmđến những câu hỏi: Mình đã sáng tác theo phương pháp nào? cách thức biểu đạt ra sao? đã viết từ cái gì hay vì cái gì?
Tóm lại, họ đã không nệ vào cái vỏ (hình thức thể hiện) mà đi thẳng vào cái ruột (nội dung hàm chứa), rất không giống với một số người làm thơ đời sau … băn khoăn một cách khó hiểu. Có người vẫn coi: Sáng tác thơ theo lối "tân hình thức" là một cái mốt.
… Có lẽ, chẳng có ai đi lý giải cái hay của một bài thơ là hoàn toàn lệ thuộc vào hình thức (lục bát, song thất lục bát, thất ngôn cổ thi, thất ngôn luật thi, thất ngôn tuyệt cú; tự do, tân hình thức, hậu hiện đại…).
Bởi vì nếu sử dụng kiểu quy chiếu này, chắc hẳn bài thơ Đọc Nam Hoa Kinh dưới đây của Yến Lan sẽ không được đánh giá cao: Sáng đọc Nam Hoa Kinh/ Tối nằm không hóa bướm/ Mừng mình chủ được mình/ Dậy thổi nồi khoai sớm. Và chắc hẳn, bài thơ Mặt nạ kẻ ác của Bertolt Brecht sẽ cũng khó được đánh giá cao: Trong buồng tôi treo một điêu khắc gỗ/ Mặt nạ ác thần Nhật Bản thếp vàng/ Mạch máu hằn trên trán nhăn khốn khổ/ Tôi nhìn nó cảm thông:/ Làm người ác khó nhọc vô cùng.
Vì sao? Đơn giản vì bài thứ nhất viết theo một thể loại rất cổ điển (ngũ ngôn), còn bài thứ hai được viết như thể bất chấp hình thức. Theo tôi, cả hai đều hay vì nó có ý, có tứ. Với Đọc Nam Hoa Kinh, Yến Lan khẳng định: Mơ là mơ, thực là thực, điều quan trọng là mình phải làm chủ được mình và mức độ đáng kể của niềm vui có khi chỉ là những khoảnh khắc sống được cụ thể hóa bằng việc dậy sớm để thổi nồi khoai vào buổi sớm mà thôi. Với Mặt nạ kẻ ác, Bertolt Brecht khẳng định: Làm người ác khó nhọc vô cùng. Đây là hai phát hiện thuộc về sức nghĩ khiến người đọc động tâm.
Cũng giống như đồ mộc, thơ rất cần "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Tất nhiên, nếu gỗ đã tốt, thêm nước sơn tốt, càng hay.
Nhưng tiếc rằng, gần đây, có một, hai tác giả lại làm thơ theo lối thiên về… "nước sơn".
Xin được đưa ra một số bài thơ kiểu này để minh họa.
Bài thứ nhất:
Khóc theo BC
hu hu hu hu
chết mà sống lại
còn nhưng không mãi
cứng cương đen đỏ
rồi sẽ đất đen
ho ho ho.
Bài thứ hai:
Ta khóc khi nào
nước mắt đàn ông rơi.
Bài thứ ba:
Đêm nay mưa rơi em nơi đâu
Anh trôi miên man trong moang sâu
Không gian xa xăm em bên ai
Anh say lang thang trong thương đau.
Hai bài đầu, đúng là "tân hình thức" vì ít nhà thơ nào dám viết liều như thế! Rặt hu hu hu hu với ho ho ho và… khóc. Còn bài thứ 3 thì … cũ như cổ tích, chẳng biết có nên gọi là "cựu hình thức" không?
Đây là mấy bài thơ mới được đưa qua mạng và ngay lập tức chúng đã nhận được mấy lời phản hồi. Lời phản hồi thứ nhất: "Thơ thế này thì… hơi sợ đấy!". Lời phản hồi thứ hai: "Thơ vui! Đúng là thơ vui! Đọc rất vui! Vui vui vui…". Nhưng cũng có người đọc xong, phán: Làm thơ kiểu này khác gì xúc phạm thơ.
Trên website, thơ "tân hình thức" là vậy, còn trên báo giấy, trên sách, thơ "tân hình thức" ra sao?
Tiện đây cũng xin trích hai bài thơkiểu này để độc giả đọc cho vui:
Bài thứ nhất:
Tôi chạy ào ra ngoài đường la với
ông anh cụ Khuon đang ngồi bằng
đầu gối ông anh bảo thằng này
khùng có muốn tao nổi không không.
Chạy tới đầu ngõ kêu cậu Thak cậu
đang đứng bằng đầu gối cậu nói mầy
đi chỗ khác cho tao tính toán tao
đang điên cái đầu đây. Chạy ra đồng
mách bảo bác Phôk bấy lâu nay bác theo
cày bằng đầu gối bác nồ chú ngó
roi Dong này, tôi chạy sang cha sang
ngài nhà văn với chàng Kung với với
với không ai nghe tôi cả không ai
không một. Từ đó tôi bỏ làng đi
lang thang, bằng đầu gối.
Bài thứ hai:
Bốn mươi năm sau trở
về tôi vẫn còn nghe
kinh hãi bóng cái đầu
gối như thế như thế
hiện lên đột ngột trong
giấc mơ nào đó trong
xứ sở nào đó.
Tạm "giải mã" hai bài thơ này như sau: Có nhiều người quen quị lụy, quen sống bằng xu nịnh (ngồi và đứng bằng đầu gối) hoặc vì tàn tật mà không đi đứng được như người thường. Có một người định nhờ họ giúp đỡ một việc gì đó nhưng không ai giúp đỡ cả. Người này chán bỏ đi và sau 40 năm lại cũng sống y như những người đã ngồi và đứng bằng đầu gối. Rồi cũng 40 năm sau, người đã sống bằng đầu gối về làng và thấy hoảng sợ vì "cái bóng" của đầu gối vẫn còn trong cả những giấc mơ.
Hai bài thơ này không chỉ có nội dung cũ mèm mà hình thức cũng cũ mèm. Thực chất chúng là một vài đoạn văn xuôi (không lẽ thơ chỉ là những đoạn văn xuôi xuống dòng, ngắn khổ). Không tin, tôi sẽ viết liền một mạch để độc giả đọc chơi:
Bài thứ nhất: Tôi chạy ào ra ngoài đường với ông anh cụ Khuon (Khuôn) đang ngồi bằng đầu gối. Ông anh (cụ Khuon) bảo: Thằng này khùng, có muốn tao nổi khùng không? (Tôi) chạy tới đầu ngõ kêu cậu Thak (Thắc). Cậu đứng bằng đầu gối. Cậu nói: Mầy đi chỗ khác cho tao tính toán. Tao đang điên đầu đây. (Tôi) chạy ra đồng mách bác Phôk (Phốc). Bấy lâu nay bác theo cày bằng đầu gối… Không ai nghe cả, không ai không một ai (nghe tôi cả). Từ đó, tôi bỏ làng đi lang thang bằng đầu gối.
Bốn mươi năm sau trở về, tôi vẫn còn nghe. (Tôi) kinh hãi bóng cái đầu gối như thế, như thế hiện lên đột ngột trong giấc mơ nào đó ở xứ sở nào đó.
Thú thật là đọc xong, tôi cũng xin bó tay chấm com (botay.com).
Nhưng vẫn còn may vì đến nay, số người chạy theo thơ "tân hình thức" vẫn chưa nhiều
Từ khóa » Bó Tay Chấm Com Là Gì
-
Bó Tay Chấm Com - Wiktionary Tiếng Việt
-
"bó Tay Chấm Com" Có Nghĩa Là Gì? - Câu Hỏi Về Tiếng Việt - HiNative
-
Bó Tay Chấm Com Nghĩa Là Gì?
-
BÓ TAY Chấm COM - Nomad English
-
BÓ TAY CHẤM CƠM TRONG TIẾNG ANH!... - Tiếng Anh Là Chuyện ...
-
Bó Tay Chấm Com - Home - Facebook
-
Bó Tay Chấm Com | Báo Dân Trí
-
Hợp âm Bó Tay Chấm Com - Nhật Kim Anh & Lê Trung
-
Từ điển Việt Trung "bó Tay" - Là Gì?
-
Bó Tay Chấm Com - Lê Trung - NhacCuaTui
-
Bó Tay Chấm Com - Đoàn Việt Phương, Phạm Thanh Thảo
-
Top 13 Chấm Com