"Tản Mạn Ngả Ba Con Voi" P.VII - Quansuvn

"Tản mạn ngả ba con voi" P.VII

<< < (19/43) > >>

binhyen1960: Trích dẫn từ: pháo75 trong 18 Tháng Bảy, 2012, 02:55:56 pmSúng A72 có phải là tên lửa chống máy bay hay là pháo phòng không ,nó khác với M 72 phải không các bác ,thời tụi cháu sau này ít có biết các loại súng này ,chỉ nghe các bác kể lại nên không hiểu nhiều ,.,. A72 là tên lửa phòng không tầm nhiệt, loại đạn này khi bắn rất "nhiêu khê, nhiễu sự" phía trước buộc phải có nhiệt như ống xả TTG hoặc phương tiện cơ giới, máy bay thì cũng chỉ bắn đươc loại vừa vừa thôi. Khi ngắm về mục tiêu thì hệ thống điện tử sẽ dò nhiệt ở mục tiêu ấy, phải có nhiệt thì bắn nó mới phóng đầu tên lửa đi, và đã phóng đi rồi thì nó sẽ tự "mò" thấy mục tiêu phát nhiệt và "lẵng nhẵng" bám theo, tất nhiên cũng chỉ ở một độ cua nào đó, nếu mục tiêu lượn quá mức thì nó cũng chịu thua. Lính không quân VNCH sau này cũng nghĩ ra kế "chạy trốn" tên lửa vác vai A72 bằng cách thiết kế ống xả máy bay trực thăng đưa lên cao gần khu vực cánh quạt, nhiệt bốc lên thì cánh quạt đánh tan nhiệt ra ngay vì vậy A72 cũng khó dò ra mục tiêu. M72 của Mỹ là loại súng chống Tăng hay phương tiện cơ giới hoặc hầm hố công sự đối phương, tiện lợi có thể trang bị thêm cho lính BB ngoài vũ khí thông thường còn có thể đeo thêm 2 3 quả đạn M72, bắn xong là có quyền mang về bán cho mấy bà ve chai đồng nát, sức công phá ngang ngửa với B40 tầm hiệu quả cao hơn tối đa khoảng 350m. Xét một cách toàn diện thì rất giống nhau khi nó nổ, nhưng lại khác nhau rất nhiều là A72 thì rất đắt tiền, vì vậy chỉ dùng A72 bắn máy bay hoặc xe tăng thiết giáp của đối phương, còn phương tiện cơ giới khác thì nhường cho B40 B41 nó giải quyết. ;D

pháo75: Cac` bác ơi vậy là tên lửa A72 và súng chống tăng M72 chỉ bắn được một lần và súng không còn sử dụng được nửa phải không các bác ,/

svailo: Trích dẫn từ: pháo75 trong 21 Tháng Bảy, 2012, 07:35:28 pmCac` bác ơi vậy là tên lửa A72 và súng chống tăng M72 chỉ bắn được một lần và súng không còn sử dụng được nửa phải không các bác ,/ ******88 Cả M72 và A72 đều là súng phóng đạn phản lực vác vai , không giật , trang bị đi cùng bộ binh . * M72 của MỸ ( USA ) , trang bị cho mọi cá nhân binh sỹ , rất dễ sử dụng , bắn xong thì quăng súng đi luôn , vì nó chỉ là 1 cái ống phóng bằng nhựa tổng hợp cứng , cấu tạo rất đơn giản , bắn bằng điện từ 1 Magnheto . M72 không có tự dẫn , chỉ là đạn lõm phản lực thụ động , bắn theo đường ngắm của xạ thủ giống như B40 , B41 , DK ... * A72 của Liên xô ( CCCP ), trang bị cho xạ thủ được đào tạo " chuyên nghiệp ". Thân súng cũng bằng nhựa tổng hợp cứng , nhưng cấu tạo cơ cấu ngắm , bắn ... phức tạp hơn rất nhiều . Nạp lại đạn được , nhưng phải gửi súng về xưởng ở tuyến sau . ( ? ) A72 ngắm và bắn bằng điện , lấy từ 1 bình accu khô lắp vào bệ tay cò , có thể xạc điện nhiều lần . Súng rất tốn điện . Khi bật công tắc nguồn thì phải ngắm và bắn ngay trong vòng # 1 phút . Chậm hơn sẽ sụt nguồn không thể bắn được . Đạn A72 là đạn tầm nhiệt tự dò tìm mục tiêu . Khi xạ thủ ngắm bắn , nếu đạn đã định vị được đối thủ , nó kêu bíp - bíp là phải bấm cò ngay ,và vẫn phải giữ nguyên tầm nguyên hướng đã ngắm . Sau khi phóng , đạn tự bay bám theo nguồn nhiệt phát ra từ động cơ của mục tiêu , lao vào đó và nổ tung . Nếu mục tiêu không vòng gấp , tắt máy hoặc tạo nguồn nhiệt mới lớn hơn để thế mạng (như phóng pháo sáng , tên lửa chống tên lửa ... ) để né tránh , thì ... chết chắc . Nhưng máy bay thì cơ động rất nhanh và linh hoạt , nên thao tác bấm cò để bắn A72 thực sự có hiệu quả chỉ là được chớp lấy trong tích tắc . Thường bắn đuổi khi máy bay chúi xuống ném bom xong , đang vọt lên lấy độ cao cải bằng . Bắn trực thăng thì dễ hơn .Do đó xạ thủ phải rất thành thục và nhạy cảm mới mong hạ được nó . Rất khó ! Đầu quả đạn tên lửa A72 là 1 khối bán cầu bằng mica cứng trong suốt , bên trong chứa 1 đầu dò cảm biến hồng ngoại cực kỳ nhạy nhiệt ( tia hồng ngoại ) đặt trên 1 con quay hồi chuyển đa chiều siêu linh động . Nó nhạy tới mức : châm 1 điếu thuốc lá đứng cách xa 20m , ta chạy sang phải - sang trái , giơ điếu thuốc lên - hạ xuống ... chiếc đầu cảm biến nhiệt bên trong vẫn kịp xoay bám theo đốm lửa thuốc lá như là gắn chết vào nhau bằng 1 sợi dây vô hình . Nhìn bằng mắt thường cũng thấy rõ nó xoay theo mục tiêu . (Tôi được biết những điều này , trong dịp đánh cứ Bantatum của Shihanuc ở biên giới K - Thái tháng 3/1985 - nay là tỉnh OTDOMIENCHAY . E88 chúng tôi có 2 cơ cấu A72 tăng cường - chỉ là thực tế chiến trường vậy )

longtrec: Em nể phục kiến thức QP về súng phóng lựu và tên lửa phòng không vác vai của 2 bác cựu BY và Svailo!Tên lửa A72 là tên gọi"Việt Nam hóa" thôi còn thực ra tên cúng cơm nó là : 9K32 Strela-2 , Mỹ định danh là SA-7.Tên lửa A-72 được LX viện chợ cho VN lần đầu xuất hiện vào năm 1972, nên rất có khả năng VN lấy năm 72 đặt tên cho đạn. Tên lửa A-72 được giới chuyên môn QS Liên Xô đánh giá không cao.Đầu năm 1960, phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy , thành phố Kolomna thuộc tỉnh Moscow (КБ Машиностроения ,г. Коломна, Московская область) , đã chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2/Стрела-2" ( Mũi tên-2)". Khi đưa vào tác chiến tổ hợp "Strela-2" tỏ ra không mấy hiệu quả, nhiều máy bay bị hư hại do tên lửa gây nên chỉ cần quay lại căn cứ sửa chữa và lại được tái sử dụng. Tại sao lại có chuyện như vậy? Bởi vì tên lửa "Strela-2" chỉ bắn trúng vào phần đuôi máy bay vì bản chất của tên lửa là tầm nhiệt. Như chúng ta biết phần đuôi máy bay được bố trí những bộ phận, thiết bị không mang tính chất sống còn của máy bay. Hơn nữa công suất phá hủy của đầu đạn tên lửa "Strela-2" không đủ lớn để tạo ra vùng phá hủy kết cấu mục tiêu.Theo nghị định của chính phủ Liên Xô ngày 2/9/1968 cần tiến hành nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2" . Tổ hợp tên lửa được nâng cấp nhận mã hiệu : 9K32M "Strela-2M". "Strela-2M" với nhiệm vụ đánh bại các mục tiêu hàng không bay thấp ( máy bay,trục thăng và tên lửa có cánh). Tên lửa phải bắt kịp hướng bay của mục tiêu hàng không và phá hủy chúng khi tốc độ tối đa của mục tiêu đạt 260m/s (hướng ngược lại, tốc độ tối đa của mục tiêu là 150m/s).Súng phóng lựu phản lực chống tăng M72 tương đương với RPG-18 "Mukha"(LX)/ RPG-18 có nòng súng được lồng vào nhau(dạng như ống kính viễn vọng). Ống bên trong được làm từ hợp kim nhôm 65HZD1T hoặc 65HZAMg6M, ống bên ngoài được làm từ sợi thủy tinh mác T13 đã ngâm tẩm sơn EP22.Để chống lại các loại tên lửa tầm nhiệt trước đây người ta sử dụng bẫy hồng ngoại(bắn pháo hoa ;D) .Hiện nay, để đối phó với các loại tên lửa dạng này người ta sử dụng các thiết bị DIRCM theo phương pháp tự động chiếu xạ công suất lớn thẳng vào đầu dò làm "mù mắt" tên lửa.

svailo: ******88 Oh ! Chào Longtrec . Bọn mình thu nhặt kiến thức quốc phòng chỉ từ thực tế chiến trận mà thôi . Kiến thức chính thống luôn phải cậy nhờ các bạn . A72 quả thật là không được đánh giá cao . Dường như chỉ để dọa nhau là chính , nhất là với các thế hệ máy bay hiện đại , dù là bay thấp . Mình được chứng kiến A72 phát hỏa 5 lần qua mấy chiến dịch lớn cận biên Thái . Nhưng chỉ có 1 lần bắn trúng 1 chiếc L19 mà nó cũng không rơi tại chỗ , vẫn lảo đảo bay được về đất Thái với cái đuôi khói kéo dài . 4 lần khác bắn F5 , A37 ( không hiện đại gì lắm ) nhưng chúng chỉ đảo cánh bổ nhào xuống 1 cái là A72 bay vọt đi mất . Tuy vậy chúng cũng sợ co vòi lại, không dám cất cánh tham gia trợ chiến cho Pốt , cho Para nữa .

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Từ khóa » Sung M72 Cua My