Tản Mạn Về Mít - Mít Trong Văn Học - Phạm Hoài Nhân
Có thể bạn quan tâm
Nhãn
- Văn hóa - Du lịch
- Thư giãn
- Suy tư
- Chuyện đời
- Công nghệ thông tin
- Thơ - Văn - Nhạc
- Lan man
- Theo dòng
22 thg 10, 2018
Tản mạn về mít - mít trong văn học
Trái mít thơm ngon như vậy, cây mít hữu dụng như vậy, nhưng không hiểu sao hình ảnh cây mít, trái mít qua thơ ca nếu không thô tục thì cũng hạ cấp. Bài thơ nổi tiếng nhất về trái mít có lẽ là bài Quả mít của Hồ Xuân Hương: Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó sù sì, múi nó dày Quân tử có yêu thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay Bài này hay như thế nào thì sách vở đã nói nhiều rồi, chỉ xin đăng lại để nhắc thôi, không dám bình. Ai thắc mắc nó tục như thế nào thì xin hỏi... Hồ Xuân Hương. Ca dao về trái mít thì quen thuộc nhất chắc là bài này: Còn duyên buôn nhãn bán hồng Hết duyên bán mít cho chồng gặm xơ Gặm xơ rồi lại gặm cùi Còn năm ba hột mít để lùi cho con Ta thấy rằng hễ còn duyên thì bán nhãn, bán hồng (có thể dị bản khác là bán bưởi bán bòng, bán thị bán hồng...) khi hết duyên mới đi bán mít. Rõ ràng là mít không được xếp cùng hàng quý tộc với nhãn, bưởi, thị, hồng... Trong cặp câu đối sau đây thì tuy không phân biệt giai cấp rõ như các ví dụ trên, nhưng cũng cho thấy mít ở một tầng lớp thấp, khi đi chung với bần; hơn nữa lại đi chung với cặc, dái. Đó là cặp câu đối nổi tiếng: Nước chảy, cặc bần run bây bẩy Gió đưa, dái mít giẫy tê tê Ngay cả khi không phải là nội dung chính trong bài, chỉ mượn hình ảnh, câu chữ để đưa đẩy ý tưởng thôi thì mít cũng là hình ảnh khá thô hoặc bình dân, như: Con cua kình càng bò ngang cây mít, Thấy chị hai mầy lớn đít tao thương hay Anh thương em, thương quấn thương quít Anh bồng ra gốc mít, anh bồng khít gốc chanh Anh bồng quanh đám sậy, anh bồng bậy vô mui Anh bồng lui sau lái, anh bồng ngoáy trước mũi Thành ngữ, tiếng tượng hình Cả hột mít lẫn trái mít đều có hình dáng... không thon thả, cho nên khi nói ai có tướng giống hột mít hay trái mít là biết người đó... tròn tròn. Tuy nhiên, có khác một chút như sau: Nếu nói một đứa bé "ú na ú nần như hột mít" thì còn có vẻ khen là dễ thương, nhưng nếu nói một cô gái "đi đứng như trái mít" thì có vẻ... muốn cô ấy chửi! Nếu nói một người dốt nát thì người ta nói "chữ nghĩa không đầy ba lá mít". Ngộ ghê, thiếu gì cái lá nhỏ như hoặc hơn lá mít, mà nỡ lòng nào dành riêng cho lá mít cái hình tượng dốt nát vậy nè! Chắc nó xuất phát từ chữ mít đặt có nghĩa là dốt. Lại có câu "Tiêu tiền như lá mít". Ừ, thì cứ nói Xài tiền như rác đi, trong câu này là so sánh lá mít ngang với rác rồi. Thiếu gì lá không có giá trị, sao lại phải là lá mít chớ? Một câu thành ngữ khác là "Trơ trơ như hột mít". Hừm, hột gì mà chẳng trơ trơ, sao lại phải là hột mít chớ? Còn có thành ngữ "cu li gốc mít". Cu li nhằm chỉ đến một giai cấp lao động nghèo khó rồi, còn thêm chữ gốc mít nữa hàm ý rằng xuất thân người này cũng thấp hèn luôn. Ở đây, gốc mít không phải gốc cây mít, mà có lẽ xuất phát từ chữ Annamite là tiếng có ý khinh thường của người Pháp dành cho dân An Nam. Xui cho cây mít, tên của nó đồng âm với chữ mít trong Annamite, nên khi người ta nói dân Mít hay dân gốc Mít là nói theo hàm ý khinh khi của thực dân Pháp dành cho dân bản xứ. Một từ nữa liên quan đến mít là mít ướt. Từ này đỡ ý nghĩa coi thường mít hơn, nhưng cũng chẳng phải hay ho gì: đồ mít ướt, con nhỏ mít ướt... Có lẽ chỉ trong câu thành ngữ "Nhà ngói, cây mít" thì hình ảnh cây mít mới là có giá. Đây là hình ảnh ngôi nhà mơ ước của người dân quê. Tuy nhiên cần phân tích rõ hơn ý nghĩa câu thành ngữ này. Nhà ngói thì rõ rồi, ở miền quê nghèo khó chỉ có nhà tranh vách đất hay vách ván thì ngôi nhà ngói khang trang, bền vững đủ nói lên hoàn cảnh đầy đủ của chủ nhà. Nhưng cây mít thì sao? Đây là một loại cây thông dụng, có rất nhiều, đâu cứ phải là nhà giàu mới có thể trồng cây mít trước ngôi nhà ngói của mình? Thật ra ý nghĩa nằm ở chỗ 2 vế đối nhau của câu thành ngữ: Nhà ngói và Cây mít. Nhà ngói là ngôi nhà chắc chắn, vững bền (so với nhà tranh), còn Cây mít là cây có tuổi thọ rất cao, trồng một lần ăn trái hoài. Cả câu nêu lên hình ảnh an cư bền vững lâu dài. Chơi chữ Câu đối chơi chữ về mít độc đáo nhất có lẽ là câu đối về cặc bần, dái mít đã nêu ở trên. Ngoài ra, do trong từ mít có vần -ít khá đặc sắc nên khiến sản sinh ra nhiều từ nói lái (thường là tục tĩu) như: mít đặc, mít đóc, mít đông... (đề nghị mọi người tự nói lái). Có một câu "tiếng Pháp" liên quan đến mít như vầy: Quít xơ măng bông sên, quông sa oóc măng xít mơ Ai không rành tiếng Pháp thì xin xem bản dịch tiếng Việt sau đây để biết nó liên quan đến mít thế nào: Quăng xơ mít bên sông, qua sông ăn mót xơ mít (kiểu nói lái này tương tự câu tiếng Tàu sau đây:Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối hài dón khíu chọ). Từ đầu tới giờ ta thấy số phận hẩm hiu của cây mít, thường ở vị trí thấp hèn không hà. Đâu chỉ có vậy, trong y học là lãnh vực chẳng liên quan gì mấy đến mít các nhà chuyên môn cũng ráng lôi mít vô bằng cách đặt tên mít cho một loại ký sinh trùng gớm ghiếc: sán xơ mít! Phạm Hoài Nhân Nhãn: Lan man, Thư giãnKhông có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Cảm nhận Việt Nam
Đất nước, con người Đồng Nai
Amazing Vietnam
Đang tải...Những bài được đọc nhiều trong tuần
- Người đáng được ngành du lịch Việt vinh danh Có một người đàn ông rất xứng đáng được ngành du lịch Việt Nam vinh danh. Ông đã tạo nên rất nhiều khu nghỉ dưỡng với cảnh quan tuyệt đẹp...
- Thánh đường Hồi giáo xưa nhất Sài Gòn Ngôi thánh đường Hồi giáo được ghi nhận xưa nhất Sài Gòn là Thánh đường Rahim, tọa lạc tại 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, qu...
- Nhớ nhớ xưa kia, non nước an lạc thái bình Nhớ nhớ xưa kia, non nước an lạc thái bình, thái thái bình Muôn hoa xinh tươi Có cô Mỵ Nương, tuổi xuân vừa lên đôi tám Xinh tươi như hoa, đ...
- Đường Thái Lập Thành (Đông Du) Tôi đến Thánh đường Hồi giáo ở 66 Đông Du, quận 1. Tình cờ thôi, tôi đọc trên tấm bảng đồng cũ kỹ gắn ở cổng: JAMIA THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁ...
- Tụt mood ở bảo tàng Đắk Lắk Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng trong khuôn viên của nơi mà ngày xưa là Biệt điện Bảo Đại. Khuôn viên này rộng gần 1 ha với nhiều cây xanh, t...
- Nhà thờ Song Vĩnh Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, ch...
- Ầu ơ ví dầu... Má tôi là một phụ nữ miền quê. Miền Tây Nam bộ. Như bao nhiêu phụ nữ miền quê Nam bộ khác, bà hát ru con bằng những câu ca dao mộc mạc. Là c...
Phân loại theo nội dung
Bài báo (231) Chuyện đời (232) Công nghệ thông tin (191) Kinh doanh (48) Ký ức (30) Lan man (137) Lịch sử (18) Social Media (61) Suy tư (266) Theo dòng (78) Thơ - Văn - Nhạc (174) Thư giãn (393) Văn hóa - Du lịch (877)Tôi là ai, là ai, mà yêu quá đời này?
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiBài đã lưu
- ► 2024 (51)
- ► tháng 11 (4)
- ► tháng 10 (4)
- ► tháng 9 (7)
- ► tháng 8 (5)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 6 (3)
- ► tháng 5 (11)
- ► tháng 4 (2)
- ► tháng 3 (4)
- ► tháng 2 (3)
- ► tháng 1 (3)
- ► 2023 (63)
- ► tháng 12 (8)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (8)
- ► tháng 9 (6)
- ► tháng 8 (6)
- ► tháng 7 (4)
- ► tháng 5 (6)
- ► tháng 4 (6)
- ► tháng 3 (4)
- ► tháng 2 (7)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2022 (90)
- ► tháng 12 (2)
- ► tháng 11 (5)
- ► tháng 10 (16)
- ► tháng 9 (12)
- ► tháng 8 (8)
- ► tháng 7 (7)
- ► tháng 6 (7)
- ► tháng 5 (10)
- ► tháng 4 (9)
- ► tháng 3 (8)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 1 (4)
- ► 2021 (104)
- ► tháng 12 (7)
- ► tháng 11 (16)
- ► tháng 10 (19)
- ► tháng 9 (6)
- ► tháng 8 (5)
- ► tháng 7 (12)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (10)
- ► tháng 4 (7)
- ► tháng 3 (7)
- ► tháng 2 (9)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2020 (79)
- ► tháng 12 (3)
- ► tháng 11 (2)
- ► tháng 10 (8)
- ► tháng 9 (12)
- ► tháng 8 (12)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (4)
- ► tháng 4 (17)
- ► tháng 3 (8)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2019 (63)
- ► tháng 12 (4)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (5)
- ► tháng 9 (8)
- ► tháng 7 (5)
- ► tháng 6 (4)
- ► tháng 5 (8)
- ► tháng 4 (7)
- ► tháng 3 (7)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 1 (7)
- ► 2017 (110)
- ► tháng 12 (2)
- ► tháng 11 (12)
- ► tháng 10 (16)
- ► tháng 9 (7)
- ► tháng 8 (7)
- ► tháng 7 (7)
- ► tháng 6 (16)
- ► tháng 5 (6)
- ► tháng 4 (3)
- ► tháng 3 (14)
- ► tháng 2 (10)
- ► tháng 1 (10)
- ► 2016 (102)
- ► tháng 12 (4)
- ► tháng 11 (6)
- ► tháng 10 (7)
- ► tháng 9 (9)
- ► tháng 8 (7)
- ► tháng 7 (6)
- ► tháng 6 (8)
- ► tháng 5 (10)
- ► tháng 4 (13)
- ► tháng 3 (13)
- ► tháng 2 (7)
- ► tháng 1 (12)
- ► 2015 (156)
- ► tháng 12 (9)
- ► tháng 11 (12)
- ► tháng 10 (14)
- ► tháng 9 (13)
- ► tháng 8 (10)
- ► tháng 7 (12)
- ► tháng 6 (14)
- ► tháng 5 (14)
- ► tháng 4 (17)
- ► tháng 3 (19)
- ► tháng 2 (9)
- ► tháng 1 (13)
- ► 2014 (189)
- ► tháng 12 (12)
- ► tháng 11 (15)
- ► tháng 10 (17)
- ► tháng 9 (16)
- ► tháng 8 (20)
- ► tháng 7 (22)
- ► tháng 6 (15)
- ► tháng 5 (13)
- ► tháng 4 (15)
- ► tháng 3 (15)
- ► tháng 2 (22)
- ► tháng 1 (7)
- ► 2013 (270)
- ► tháng 12 (13)
- ► tháng 11 (16)
- ► tháng 10 (29)
- ► tháng 9 (30)
- ► tháng 8 (30)
- ► tháng 7 (30)
- ► tháng 6 (16)
- ► tháng 5 (26)
- ► tháng 4 (24)
- ► tháng 3 (16)
- ► tháng 2 (11)
- ► tháng 1 (29)
- ► 2012 (187)
- ► tháng 12 (17)
- ► tháng 11 (13)
- ► tháng 10 (19)
- ► tháng 9 (17)
- ► tháng 8 (14)
- ► tháng 7 (16)
- ► tháng 6 (9)
- ► tháng 5 (8)
- ► tháng 4 (15)
- ► tháng 3 (20)
- ► tháng 2 (21)
- ► tháng 1 (18)
- ► 2011 (150)
- ► tháng 12 (22)
- ► tháng 11 (15)
- ► tháng 10 (15)
- ► tháng 9 (18)
- ► tháng 8 (9)
- ► tháng 7 (13)
- ► tháng 6 (13)
- ► tháng 5 (12)
- ► tháng 4 (7)
- ► tháng 3 (9)
- ► tháng 2 (6)
- ► tháng 1 (11)
- ► 2010 (56)
- ► tháng 12 (14)
- ► tháng 11 (18)
- ► tháng 10 (21)
- ► tháng 9 (1)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2009 (3)
- ► tháng 5 (1)
- ► tháng 2 (2)
Thống kê lượt đọc
Từ khóa » Bài Thơ Hay Về Quả Mít
-
Bài Thơ: "Quả Mít" - Hồ Xuân Hương - OCuaSo.Com
-
Tìm Bài Thơ "quả Mít" (kiếm được 28 Bài)
-
Bài Thơ: MÍT VƯỜN NHÀ EM (Tác Giả: Nguyễn Đình Huân) - THI HỮU
-
Tục Ngữ Về "mít" - Ca Dao Mẹ
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Bài Thơ Quả Mít Của Lương Đình Khoa ...
-
Những Câu Nói Hay Về Quả Mít - .vn
-
Bài Thơ Mít Vườn Nhà Em – Nhà Thơ Nguyễn Đình Huân
-
Quả Mít - Hồ Xuân Hương | Những Bài Thơ Hay
-
Bài Thơ: "Quả Mít" - Hồ Xuân Hương - Chiều Tà
-
Vịnh Quả Mít (Hồ Xuân Hương) – Dân Dã Về Ngôn Từ, Thâm Thúy Về ý ...
-
“Thanh Tục, Tục Thanh” Trong Thơ Hồ Xuân Hương