Tản Mạn Về Nghĩa Của “mực Tàu” 墨艚 (phần 2) - CVD

Nguyễn Cung Thông[1] Phan Anh Dũng[2]

MucTau

Tiếp theo bài 1 “Tản mạn về nghĩa của mực tàu”, phần này (bài 2) bàn sâu hơn về phạm trù nghĩa của mực và tàu qua các văn bản Hán Nôm với lăng kính văn hóa và ngôn ngữ mở rộng.

Dựa vào các dữ kiện từ văn bản Hán Nôm, phạm trù nghĩa của mực (tiếng Việt) và tàu (tiếng Việt) đã từng có nhiều nét nghĩa mà hầu như ngày nay ít ai biết đến, hay chỉ còn vết tích trong một số từ kép. Một khuyết điểm của chữ La Tinh (chữ quốc ngữ) cũng có thể dễ dàng nhận ra khi mực chỉ mực viết, ghi bằng chữ Hán  墨 mặc bộ thổ, so với mực là dây ghi bằng chữ Hán 纆 mặc bộ mịch. Chữ mặc bộ thổ có tần số dùng là 25920 trên 434717750 so với chữ mặc bộ mịch (dây) có tần số dùng là 39 trên 237243358 (chữ hiếm). Cách ghi âm tiếng TQ hiện đại trong các bài này dựa vào hệ thống pinyin (Bính Âm) phổ thông hiện nay.

Các tài liệu viết tắt là TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), PGTN (Phép Giảng Tám Ngày), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt), Trung Quốc (TQ), BK (Bắc Kinh), tiếng Pháp (P.), tiếng Anh (A.). Phần này có trọng tâm là nêu ra các liên hệ ngữ âm nhưng không nhất thiết xác định nguồn gốc (Việt cổ hay Hán cổ …) của các trường hợp này.

Click vào đây để đọc tiếp  >>

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Liên quan

Từ khóa » Mực Tàu Trong Tiếng Anh Là Gì