Tân Một Cú - Thiếu Gia Nhà Phở 10 Lý Quốc Sư - CafeF
Có thể bạn quan tâm
Từ khi biết Tân Một Cú là người thừa kế duy nhất của ông chủ thương hiệu Phở 10 Lý Quốc Sư, nhiều người bắt đầu gọi bạn với những cụm từ như thiếu gia, “rich kid”. Bạn cảm thấy thế nào khi được gọi như vậy?
Sau khi làm việc và tiết lộ trên Schannel, mọi người mới bắt đầu biết và gọi Tân như vậy, trước đó thì không. Nhưng thực ra trước khi mở thương hiệu Phở 10 Lý Quốc Sư vào năm 2005, gia đình Tân chưa khá giả gì, nhà còn phá sản nên đời sống rất bình thường, chỉ đủ ăn đủ tiêu. Lúc đó mình đang học lớp 7, cũng chưa được tiếp xúc với môi trường học cao cấp hay đồ hiệu gì cả.
Về sau, nhờ công việc kinh doanh thuận lợi, cuộc sống của cả nhà mới đủ đầy hơn. So với các bạn cùng trang lứa, đó là điều may mắn, vì Tân không phải lo lắng nhiều về chuyện tiền bạc.
Nhiều người ngạc nhiên khi biết bạn phải đi bê phở không lương 7 tiếng/ngày giúp gia đình. Thiếu gia thường sẽ được “nâng như nâng trứng” chứ?
Mọi người cứ nghĩ Tân sẽ được chiều chuộng nhưng thực tế, cô em gái của mình mới được bố mẹ “nâng như nâng trứng”. Bố mẹ đối với mình, dù bao bọc nhưng cũng khá nghiêm khắc.
Nếu được làm tất cả mọi thứ theo ý muốn và không quan tâm đến ai thì Tân sẽ khá nghịch, nhưng từ nhỏ đã được bố mẹ đưa vào khuôn khổ. Ví dụ, năm nào cũng phải đạt học sinh giỏi, không được thì “ăn đòn”. Chưa kể, mình còn không được đi chơi nhiều, đến khi vào đại học rồi mà vẫn phải về nhà trước 8h tối, đi đến quá 10h là có chuyện rồi đấy. Những điều này nghe có vẻ khó tin nhưng thực sự bố mẹ rèn giũa Tân khá nghiêm khắc.
Bây giờ Tân không phải bê phở nữa. Còn ngày xưa, việc bê phở giống như một hình phạt. Vì bố mẹ thấy con trai không đi làm ở chỗ nào khác, lêu lổng nên bảo ra cửa hàng phụ giúp, cũng là cách định hướng cho mình tiếp quản thương hiệu, coi như tập làm quen dần từ những công việc thấp nhất.
Trước khi làm YouTube, bạn đã từng kinh doanh chưa?
Nói kinh doanh thì không hoàn toàn chính xác nhưng Tân từng bán hàng đa cấp. Lúc mới vào đại học, các công ty bán hàng đa cấp hoạt động rất sôi nổi, còn mình vẫn như một tờ giấy trắng. Và giống như nhiều bạn sinh viên khác, mình đến các buổi nói chuyện, hội thảo, tin và tham gia.
Hồi đó, các anh chị trong công ty thường nói “Không được bỏ cuộc” hay “Bỏ cuộc là thất bại” nên trong đầu cũng luôn có tư tưởng ấy, tham gia đến 2-3 năm liền. Nhưng càng về sau, Tân nhận ra dù kinh doanh đa cấp không sai về mặt pháp luật nhưng sai với con người mình và quyết định dừng lại.
Vì những trải nghiệm ấy mà bản thân từng nghĩ không hợp với kinh doanh. Tuy nhiên, mình cũng từng nghĩ vậy với nhiều thứ khác, cho đến khi thử. Làm YouTube hay đơn giản là việc để tóc dài như hiện tại cũng vậy, trước giờ Tân chưa bao giờ thử. Nhưng phải thử mới biết, nhìn cũng ổn đấy chứ!!!
Do đó, kinh doanh có thể sẽ là việc tiếp theo mình thử sức một cách nghiêm túc.
Cơ duyên nào đưa bạn tới Schannel?
Mình được bạn bè rủ và làm thử video. Những sản phẩm đầu tay thực sự rất thô, chất lượng còn kém, nhưng vô tình lại đến tay anh Huy NL - founder kênh SChannel. Thế rồi mình có cơ hội làm việc tại đây.
Thời gian đầu, Tân làm review điện thoại, trực tiếp quay, đánh giá các sản phẩm công nghệ. Đó cũng là lần đầu tiên mình đi làm công ăn lương ở một nơi mà không liên quan đến bố mẹ hay người nhà. Hồi đó lương chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng, nhưng mới đi làm mà, mình cũng không thấy có gì đáng thắc mắc.
Tân đang làm việc tại cả 3 kênh là Schannel, Tân Một Cú và Đường 2 Chiều. Bạn thu xếp các công việc đó ra sao?
Khoảng thời gian bận nhất là khi mình tập trung phát triển kênh Tân Một Cú. Lúc ấy Tân sản xuất 3 video/tuần, các nội dung và chủ đề tương đối đa dạng, suy nghĩ “content” là việc hằng ngày, cứ quay một ngày lại nghỉ một ngày, rồi quay tiếp. Đồng thời, thỉnh thoảng Tân thay mặt cho Schannel đi dự các sự kiện trong và ngoài nước.
Còn bây giờ, mình tập trung chủ yếu vào Đường 2 Chiều, nó giống như đứa con thứ 2 vậy. Ngược lại, mình đang tương đối bỏ bê kênh Tân Một Cú, một phần vì cảm thấy việc duy trì danh tiếng không còn quá quan trọng nữa.
Giữa kinh doanh và làm YouTube, Tân thấy việc nào khó hơn?
Mỗi lĩnh vực có cái khó riêng, nhưng cũng có điểm giống nhau, đó là đều liên quan đến khẩu vị của khách hàng/người xem.
Nấu phở ngon hay không thì còn tùy vào khẩu vị ăn của khách, nhiệm vụ của quán là nấu ra được vị phở nào phù hợp với nhiều người nhất có thể. YouTube cũng thế, làm phong cách nào hay nhất có thể, thu hút nhiều người xem nhất có thể thì thành công.
Tuy nhiên, YouTube có thể làm một mình, chỉ cần điện thoại và máy tính để chỉnh sửa và một tài khoản Google để lập kênh. Còn mở một quán phở thì đòi hỏi nhiều thứ hơn, làm một mình sẽ rất vất vả. Nhưng đương nhiên, công việc phức tạp hơn sẽ mang lại thành quả xứng đáng hơn.
Nói thật, làm YouTube nghèo lắm, nghèo hơn bán phở nhiều. Lắm lúc nhìn kết quả YouTube, thấy dù mình bỏ không ít công sức mà cứ cảm giác lỗ ở đâu ấy (cười).
Bố mẹ có xem hay góp ý cho các video của Tân không?
Có, nhưng phê bình thì đúng hơn. Lúc xem video, bố hay đưa nhận xét như “Không được”, “Chẳng biết gì”. Rồi khi Tân làm Đường 2 Chiều, bố khuyên “review” xe có giá vừa phải trước, “đừng ham hố làm xe đắt tiền vì con nói làm gì có ai tin”.
Với kênh “Tân Một Cú” cũng thế. Có quãng thời gian mình bị mất cảm hứng, chuyển sang phát triển “Đường 2 Chiều” thì lại cố gắng nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, bố thẳng thắn góp ý: “Cái hay nhất của con là sự hài hước thì bây giờ lại chẳng thấy đâu”.
Chưa kể, trong video, Tân nói bậy nhiều quá bố cũng góp ý, chủ đề nhạy cảm quá cũng góp ý. Nói chung, mặc dù hay thúc giục con về bán phở nhưng cũng quan tâm công việc YouTube của con lắm.
Vậy bố mẹ có thúc giục bạn trở về kế nghiệp không?
Bố luôn mong muốn và nói với Tân về điều ấy. Nhưng mâu thuẫn ở chỗ, sau khi mở đầu bằng câu “Thôi lên cửa hàng xem công việc thế nào đi...”, bố lại thở dài một cái và nói “nhưng công việc của con mà bận thế này thì….” hay “Nhưng mà nếu đã thích nghề kia rồi, đam mê rồi thì cứ làm đi cũng được”.
Bố là người ngoài lạnh trong nóng, dù nghiêm khắc nhưng cũng khá chiều Tân. Nếu ý thích của con cái mà sai trái thì sẽ không đồng ý, còn những công việc mà dù bố mình không thích nhưng biết là con làm tốt thì vẫn ủng hộ.
Bạn có thấy áp lực trong việc phải kế nghiệp gia đình hay lên kế hoạch gì cho việc đó chưa?
Từ đầu tháng 3, Tân đã bắt đầu đến cửa hàng nhiều hơn, gần như tất cả buổi sáng trong tuần, trừ khi nào đi quay video cho Đường 2 Chiều thôi. Tuy nhiên, không phải ngay lập tức mà Tân trở thành ông chủ, rồi chỉ tay năm ngón. Mình đang học mỗi ngày một chút, tìm ra những hướng đi phù hợp với thời thế và tư duy của bản thân.
YouTube là sở thích và cũng là việc Tân làm tốt nhưng phải nhìn vào thực tế, sau này mình phải chịu trách nhiệm không chỉ cho bản thân mà còn cho vợ con và nhiều người khác. Hơn nữa, bố mẹ gần như đã dành cả đời để gây dựng nên Phở 10 Lý Quốc Sư, nếu mình vứt bỏ và đi theo con đường riêng thì quả thật hơi phí và không thực sự tôn trọng công sức của gia đình.
Thực chất ngành nghề YouTuber có tuổi đời phát triển rất ngắn, mà cũng cực kỳ áp lực, trong khi óc sáng tạo của bản thân có giới hạn. Những YouTuber lâu năm mà mình ngưỡng mộ, có người đã bắt đầu dừng lại, người thì phải nghỉ một tháng vì quá áp lực. Ai cũng nghĩ làm YouTuber sướng lắm vì được đi đây đi đó, đóng quảng cáo, được nhiều nhãn hàng gửi sản phẩm để dùng,... nhưng đánh đổi lại, sức khỏe về mặt tinh thần bị ảnh hưởng khá nhiều.
Làm YouTube trong quãng thời gian dài sẽ là việc rất khó khăn và áp lực, khó mà nuôi sống bản thân cũng như gia đình, vợ con, đặc biệt mình lại là con trai. Vì thế, cần đến một phương án dự phòng hoặc phương án phát triển thứ 2.
Lo cho gia đình dường như là nhiệm vụ rất quan trọng với bạn?
Tân luôn suy nghĩ về việc con trai là trụ cột của gia đình, nên lúc nào cũng sợ bản thân làm không đủ tốt, không kiếm đủ tiền và không cung cấp được điều kiện sống tốt cho gia đình. Dù đúng là ngày nay nam nữ bình đẳng, các bạn nữ cũng đi làm và tự chủ tài chính nhưng do quan điểm cá nhân, Tân vẫn có niềm tin khá lớn về trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình.
Tân khá yêu thích phim Bố Già (The Godfather), trong đó họ cũng rất đề cao vị trí trụ cột của người đàn ông. Bản thân bố của mình cũng là người như vậy, bố cực kỳ ám ảnh về chuyện cung cấp cho gia đình những điều kiện sống tốt nhất.
Tân cũng không muốn người phụ nữ của mình phải chịu nhiều áp lực và phải bươn chải vất vả. Sau này vợ không đi làm cũng được, ở nhà chăm con hoặc làm YouTube đều được.
Hình dung về quán Phở 10 Lý Quốc Sư do bạn quản lý sẽ khác gì so với hiện tại?
Trong tương lai gần, Tân sẽ cố gắng làm cho cửa hàng tốt hơn, đồng thời duy trì những điểm cộng đang có như cửa hàng sạch sẽ, chất lượng phở và thái độ phục vụ tốt. Hiện mình vẫn đang quan sát, học hỏi là chủ yếu, đồng thời góp ý các vấn đề mà bố không thể cập nhật được như cách làm marketing, đồng phục,...
Cảm ơn Tân đã chia sẻ!
Con trai ông chủ Phở 10 Lý Quốc Sư: Học RMIT, từng bê phở không lương 7 tiếng/ngày, cuối cùng chọn làm Youtuber vì không muốn “dựa hơi” bố mẹTừ khóa » Thiếu Gia Làng Youtube Tân Một Cú
-
Thiếu Gia Làng Youtube Tân Một Cú: Sinh Viên "bô Nhếch" Của RMIT ...
-
Tân Một Cú - Mi Tóc Xanh Làm đám Hỏi - Kenh14
-
Tân Một Cú Là Ai? Thông Tin, Tiểu Sử YouTuber Phạm Ngọc Tân - YAN
-
Danh Tính Cô Dâu Của Thiếu Gia đình đám Làng YouTube Tân Một Cú
-
Tân Một Cú - YouTube
-
ROOMTOUR/ THĂM NHÀ "THIẾU GIA PHỞ 10" TÂN MỘT CÚ
-
Thiếu Gia Hệ Thống Phở Nổi Tiếng Hà Nội Và Vợ Hé Lộ Tên Con Tương Lai
-
[No Tech Bro #1] "Thiếu Gia Làng YouTube" Tân Một Cú Chia ... - Genk
-
No Tech Bro Show: Cùng Minh Vẹo (Welax) Trò Chuyện Với "thiếu ...
-
Thiếu Gia Làng Youtube Tân 1 Cú Profiles, Tân Một Cú Profiles
-
Chân Dung Bà Xã Xinh đẹp Của Thiếu Gia Nhà Phở 10 Lý Quốc Sư
-
[No Tech Bro #1] "Thiếu Gia Làng YouTube" Tân Một ...
-
Tân Một Cú Không Vào Công Ty Gia đình - 2sao
-
Học Tiếng Anh Cùng địa Danh | Facebook