Tăng Cường Quản Lý Thông Tin Trên Mạng Xã Hội Và Các Loại Hình ...
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông toàn cầu, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet ở nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Với thế mạnh về khả năng tương tác cao, độ bao phủ rộng, sử dụng thuận tiện, các nền tảng mạng xã hội đã thu hút được đông đảo người sử dụng, qua đó, có những tác động sâu, rộng đến đời sống xã hội, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, như: Đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân; góp phần phản biện chính sách; định hướng dư luận xã hội; phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá sản phẩm; thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế...
Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích và mặt tích cực, công tác quản lý mạng xã hội, đặc biệt là các mạng xã hội xuyên biên giới, đang bộc lộ nhiều mặt trái đáng lo ngại. Tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội để nói xấu, công kích, bôi nhọ tổ chức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân; quảng cáo, thông tin sai sự thật về sản phẩm; thông tin thiếu chuẩn mực đạo đức, trái thuần phong mỹ tục đã ảnh hưởng tiêu cực, gây nhiều hệ lụy cho xã hội.
Đặc biệt, lợi dụng mạng xã hội và các loại hình truyền thông mới trên internet, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đã tán phát nhiều thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc tình hình đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tác động, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước...
Trước tình hình đó, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet”; ngày 23/4/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; đến ngày 30/9/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm.
Quản lý chặt chẽ tài khoản mạng xã hội của các KOLs
Quy chế phối hợp nêu rõ: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cần chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, có giải pháp quản lý chặt chẽ và hiệu quả mạng xã hội, đặc biệt là những mạng xã hội xuyên biên giới. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý thông tin trên internet, nhất là các quy định đối với những tài khoản mạng xã hội của tổ chức, cá nhân người nổi tiếng, các KOLs (Key Opinion Leaders), những người có ảnh hưởng trên môi trường truyền thông số; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, lợi dụng mạng xã hội tán phát thông tin xấu, độc, vi phạm pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội; có biện pháp xóa bỏ tận gốc, triệt để các trang mạng mạo danh cá nhân, tổ chức, các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
Đẩy mạnh công tác dự báo, nắm bắt tình hình; thực hiện định danh tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân; nghiên cứu, xây dựng hệ thống rào cản kỹ thuật nhằm chặn, lọc, xử lý những thông tin độc hại, sai trái và những tài khoản mạng xã hội vi phạm khi cần thiết. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển và quản lý thông tin trên mạng xã hội; phối hợp với các tổ chức quốc tế và các cơ quan có thẩm quyền để xác minh, truy vết và xử lý những tài khoản mạng xã hội vi phạm pháp luật Việt Nam.
Đảng đoàn, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cần chỉ đạo các cấp hội nhà báo tăng cường công tác trao đổi, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo; quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên trong việc thực hiện 10 điều Quy định đạo đức người làm báo và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; xử lý nghiêm hội viên vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vấn đề an toàn, an ninh mạng, quản lý thông tin trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet; thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng... Phát huy vai trò, trách nhiệm cơ quan chỉ đạo, định hướng báo chí, truyền thông tại địa phương, đơn vị; chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường quản lý, theo dõi, chủ động nắm bắt tình hình dư luận xã hội, có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với hoạt động thông tin, truyền thông có thể phương hại an ninh quốc gia, dân tộc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của tổ chức, lợi ích cộng đồng.
Phát huy vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt, định hướng của báo chí
Cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan chủ quản báo chí cần đề cao trách nhiệm chủ quản trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các cơ quan báo chí, truyền thông nhằm phát huy vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt, định hướng của báo chí trong việc lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn, nhân ái, vì cộng đồng; lên án, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với các hiện tượng, hành vi cụ thể lợi dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên internet để thông tin sai sự thật, thiếu chuẩn mực đạo đức, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật.
Cần chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm báo hiện đại, vừa có các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có các kỹ năng sử dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, tổ chức nội dung, tương tác và xử lý thông tin trên mạng xã hội.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hóa hình thức hoạt động thông tin, tuyên truyền; chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền trên các loại hình truyền thông mới, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội; tăng cường đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, tác nghiệp cho cơ quan báo chí gắn với yêu cầu hiện đại hóa, chuyển đổi số, ứng dụng hiệu quả công nghệ truyền thông tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển trong tình hình mới.
Từ khóa » Giải Pháp Quản Lý Mạng Xã Hội
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nội Dung Thông Tin Trên ...
-
Những Thách Thức, Hướng Quản Lý Thông Tin Trên Mạng Xã Hội Và Kiến ...
-
QUẢN LÝ THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI GÓP PHẦN NGĂN ...
-
[PDF] Một Số Vấn đề Cần Quan Tâm Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về ...
-
Tăng Cường Quản Lý Thông Tin Trên Mạng Xã Hội - Hànộimới
-
Công Tác Quản Lý Mạng Xã Hội Trong Tình Hình Mới | Thực Tiễn
-
Quản Lý Mạng Xã Hội – Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Các Giải Pháp Kỹ Thuật, Công Nghệ Góp Phần Ngăn Chặn Thông Tin Sai ...
-
Làm Trong Sạch, Lành Mạnh Mạng Xã Hội - Sự Cấp Thiết Và Giải Pháp
-
Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Trên Mạng Xã Hội Hiện Nay
-
Một Số Biện Pháp đảm Bảo An Toàn Khi Sử Dụng Mạng Xã Hội
-
Tăng Cường Công Tác Chỉ đạo, định Hướng Quản Lý Thông Tin Trên ...
-
[PDF] MỘT Số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ ...
-
3 Cách Quản Trị Truyền Thông Thương Hiệu Trên Mạng Xã Hội Ngày Nay