Tăng Cường Tiếng Việt Cho Trẻ Em Người Dân Tộc Thiểu Số - Bộ GD&ĐT
Có thể bạn quan tâm
Theo Báo cáo từ địa phương, cả nước hiện có 42 tỉnh, thành phố có đông trẻ em là người dân tộc thiểu số (DTTS). Tổng số trường mầm non có trẻ em người DTTS là 4.862/14.324 trường, chiếm 34 % tổng số trường mầm non trên toàn quốc, trong đó, có gần 830 nghìn trẻ em mầm non người DTTS ra lớp. Tổng số trường tiểu học có học sinh DTTS là 6.748, chiếm tỷ lệ 75% tổng số trường, trong đó, học sinh tiểu học DTTS là 1.231.836 em ra lớp, chiếm tỷ lệ 35% tổng số học sinh tiểu học đến trường.
Trẻ em người dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ tại gia đình, khi đến trường, cô giáo nói tiếng Việt, chương trình giáo dục cũng được thực hiện bằng tiếng Việt. Đây là một khó khăn rất lớn đối với cả giáo viên và trẻ, cũng như việc đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non. Trẻ thạm chí không nói được với cô những nhu cầu tối thiểu như “uống nước”, “đi vệ sinh”. Những rào cản về mặt ngôn ngữ khiến trẻ càng thêm nhút nhát, rụt rè, không tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục.
Trẻ tiểu học do không biết hoặc biết ít Tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn khi ra lớp học. Khi vào lớp một, vốn tiếng Việt của trẻ ít, trẻ chỉ có khả năng nghe, nói được những câu ngắn, đơn giản nên việc học tập cũng như tham gia hoạt động ở lớp, ở trường hạn chế.
Trong quá trình học tập, đặc biệt với học sinh lớp 1, lớp 2 do vốn Tiếng Việt ít, học sinh học khó nhớ, hay phát âm sai hoặc thiếu thanh điệu dẫn đến viết sai chính tả, một bộ phận học sinh đọc còn phải đánh vần. Điều này, dẫn đến nhiều học sinh DTTS nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác của lớp, của trường.
Trong những năm qua, công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện. Hàng năm, nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS được đưa vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp học mầm non và tiểu học.
Đối với giáo dục mầm non, Bộ GD và ĐT đã xây dựng, ban hành một số tài liệu hỗ trợ giáo viên nhằm chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ, đồng thời chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện chuyên đề làm quen với văn học và chữ viết, chú trọng xây dựng môi trường chữ viết, môi trường giao tiếp tiếng Việt nhằm chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1.
Giáo dục tiểu học đã tổ chức nhiều chương trình nhằm hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ: hầu hết các tỉnh dạy học theo hướng tăng thời lượng lớp 1 từ 350 tiết lên 500 tiết; Chương trình Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ…
Tuy nhiên, tỷ lệ ra lớp và việc tỷ lệ chuyên cần tại các vùng DTTS còn thấp, do đó, việc nâng tỷ lệ trẻ DTTS ra lớp và bảo đảm chuyên cần, học hai buổi/ngày là một vấn đề cần được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS nói chung và tăng cường, chuẩn bị tiếng Việt nói riêng.
Qua khảo sát thực tế, trẻ được ra lớp từ độ tuổi nhỏ, được học hai buổi/ngày và ăn bán trú tại trường thì khả năng tiếng Việt tốt hơn, trẻ mạnh dạn tự tin hơn so với trẻ ra lớp muộn, chỉ học một buổi/ngày và không bảo đảm chuyên cần. Ở những lớp cắm bản thuộc vùng núi cao hẻo lánh, nếu có “bà mẹ trợ giảng” - là những người phụ nữ cùng dân tộc với trẻ, thông thạo tiếng Việt để hỗ trợ thì quá trình hoạt động giáo dục thuận lợi hơn, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, tham gia các hoạt động tích cực hơn.
Nhằm hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn, Bộ GD và ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025. Đề án đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm chỉ đạo địa phương thực hiện tốt nội dung này.
Hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 2805 ngày 15/8/2016 về việc thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025.
Vụ GDMN đã xây dựng bộ tiêu chí về tổ chức xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt ban hành công văn hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Hiện tại, Bộ đang phối hợp với các chuyên gia, trường Sư phạm và địa phương xây dựng tài liệu hướng dẫn tăng cường tiếng Việt dành cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán ở tất cả các tỉnh, thành phố có trẻ em người DTTS trên cả nước và nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ, nhằm hỗ trợ về nội dung, phương pháp tăng cường tiếng Việt; sau khi Bộ tập huấn chỉ đạo, các địa phương sẽ triển khai tập huấn đại trà. Hiện tại, các địa phương đang tích cực rà soát, tổ chức xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, chia sẻ kinh nghiệm, điển hình.
Vụ Giáo dục Tiểu học cũng tổ chức hội thảo lấy ý kiến địa phương để tiếp tục đưa ra những giải pháp phù hợp trong việc TCTV cho trẻ DTTS.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nội dung này.
Từ khóa » Tru Di Ngũ Tộc
-
Tru Di – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Phạt “tru Di Tam Tộc” Và “tru Di Cửu Tộc” Có Nghĩa Là Gì? - Dân Việt
-
Hình Phạt “tru Di Tam Tộc” Và “tru Di Cửu Tộc” Nghĩa Là Gì?
-
Vụ Tru Di Cửu Tộc Lớn Nhất Thế Kỷ XIV Của HỒ QUÝ LY Gây Căm ...
-
Tru Di Cửu Tộc Là Gì
-
Tru Di - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Giọng Sài Gòn - TRU DI TAM TỘC - TRU DI CỬU TỘC #sử_siếc...
-
Tru Di Cửu Tộc đã Là Gì, Vào Thời Nhà Minh Còn Có Một Nhân Vật Nổi ...
-
Bổ Sung Kinh Phí Phát Triển Hệ Thống Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
-
Các Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Thanh Hóa Trang Thông Tin điện Tử Ban ...
-
Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Trên địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
-
Đầu Tư Cho đổi Mới Giáo Dục Cần đúng Thời điểm - Bộ GD&ĐT