Tăng Cường Triển Khai Công Tác Hậu Kiểm Về An Toàn Thực Phẩm Năm ...
Có thể bạn quan tâm
Mục đích của Kế hoạch nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm;...Bên cạnh đó, đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý.
Ngoài ra, thông qua việc hậu kiểm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm; đồng thời, qua công tác hậu kiểm, tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; quảng cáo thực phẩm vi phạm; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng công khai Bộ Y tế theo quy định.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các báo, đài; trên Internet và môi trường mạng; lấy mẫu kiểm nghiệm về chất lượng, các chỉ tiêu ATTP, tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh.
Riêng đối với ngành Công Thương, tại Trung ương, cần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương giao các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm về tự công bố sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và nhóm cơ sở quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018. Tại địa phương, Sở Công Thương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch và chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành.
Từ khóa » Hậu Kiểm Về An Toàn Thực Phẩm Là Gì
-
Kiểm Tra Hậu Kiểm Về An Toàn Thực Phẩm Năm 2022
-
Tăng Cường Hậu Kiểm Trong Vấn đề An Toàn Thực Phẩm
-
Công Tác Hậu Kiểm Về An Toàn Thực Phẩm Tại TP Hà Nội (2)
-
Triển Khai Công Tác Hậu Kiểm Về An Toàn Thực Phẩm Trên địa Bàn Tỉnh ...
-
Long An Triển Khai Hậu Kiểm Về An Toàn Thực Phẩm Năm 2022
-
Kiểm Tra, Hậu Kiểm An Toàn Thực Phẩm Tại Các Cơ Sở Sản Xuất, Kinh ...
-
Quản Lý An Toàn Thực Phẩm: Tăng Hậu Kiểm, Giảm Tiền Kiểm
-
Tăng Cường Kiểm Tra, Hậu Kiểm Về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
-
Kế Hoạch 114/KH-UBND 2021 Triển Khai Hậu Kiểm Về An Toàn Thực ...
-
Khó Khăn Của Doanh Nghiệp Trong Kiểm Tra Chuyên Ngành Về An ...
-
Hà Nội đẩy Mạnh Công Tác Hậu Kiểm Về An Toàn Thực Phẩm
-
Hà Nội Siết Chặt Công Tác Hậu Kiểm An Toàn Thực Phẩm Trên địa Bàn
-
Tăng Cường Kiểm Tra để đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
-
Siết Hậu Kiểm Thực Phẩm Doanh Nghiệp Tự Công Bố - Giấy Chứng Nhận