Tăng Huyết áp Vô Căn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Tăng huyết áp vô căn là gì?
Tăng huyết áp vô căn hay còn gọi tăng huyết áp nguyên phát là một dạng cao huyết áp mà bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân.
Huyết áp là áp lực tác động đến thành động mạch, do tim tạo ra để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi cường độ áp suất trong mạch máu mạnh hơn mức bình thường và lâu dần gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch.
Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều được phân loại là tăng huyết áp nguyên phát. Một loại cao huyết áp khác được biết đến là tăng huyết áp thứ phát, tức là nguồn gốc phát triển bệnh được xác định rõ, chẳng hạn như bệnh thận.
Các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tăng huyết áp vô căn
Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định trong tình trạng tăng huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó, các yếu tố sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển loại bệnh lý này:
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều muối và uống nhiều rượu bia
- Căng thẳng hoặc lo lắng thường xuyên, kéo dài
- Ít hoạt động thể chất
- Thừa cân, béo phì
- Hút thuốc
- Mắc bệnh đái tháo đường
Những triệu chứng của tăng huyết áp vô căn
Hầu hết mọi người đều không nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ tăng huyết áp vô căn, cho đến khi bệnh phát triển nặng. Một số người nhận ra huyết áp của họ thay đổi nhờ vào việc thường xuyên đi khám tổng quát định kỳ.
Nếu bạn bị đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, lú lẫn, thay đổi thị giác hoặc chảy máu cam, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng cao huyết áp vô căn nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay.
Tăng huyết áp có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi trung niên.
Chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi sát tình trạng huyết áp của mình. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cách đọc chỉ số đo huyết áp.
Máy đo huyết áp sẽ là thiết bị được dùng để chẩn đoán. Nếu kết quả cho thấy chỉ số đo huyết áp vượt mức phạm vi lý tưởng, bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra huyết áp tại nhà trong khoảng thời gian theo chỉ định. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy cũng như cách đọc kết quả chính xác nhất. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng cao huyết áp được xác định bởi chỉ số trung bình giữa những lần bạn tiến hành đo tại các thời điểm khác nhau.
Bác sĩ có thể thực hiện một vài cuộc xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim bao gồm soi mắt và khám nhịp tim, phổi cũng như lưu lượng máu ở cổ. Các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt có thể cho biết liệu bạn có gặp phải tình trạng võng mạc cao huyết áp – biến chứng do tình trạng tăng huyết áp lâu ngày gây ra – hay không.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây để kiểm tra các vấn đề về tim và thận:
- Xét nghiệm cholesterol: kiểm tra mức độ cholesterol trong máu
- Siêu âm tim: sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, từ đó kiểm tra liệu tim có bất kì dấu hiệu tổn thương nào không
- Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG): ghi lại hoạt động điện của tim bạn
- Kiểm tra chức năng thận và các xét nghiệm khác: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm thận có thể được áp dụng để kiểm tra xem chức năng thận cũng như các cơ quan khác đang hoạt động như thế nào.
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra giải pháp điều trị tận gốc căn bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, họ có thể cung cấp một số biện pháp giảm thiểu tốc độ phát triển bệnh cũng như cải thiện tình hình sức khỏe của bạn.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Nếu bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ khuyến nghị thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, ví dụ như:
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Giảm cân
- Bỏ hút thuốc
- Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn. Với phụ nữ, mỗi ngày một ly là đủ. Tưởng tự với đàn ông sẽ là hai ly
- Kiểm soát căng thẳng
- Hạn chế hấp thụ natri. Đồng thời, hãy sử dụng nguồn thực phẩm giàu kali và chất xơ để tăng cường sức khỏe cho tim
Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với các bệnh liên quan đến thận, đừng tự ý tăng hàm lượng kali trong bữa ăn nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc
Nếu áp dụng lối sống lành mạnh vẫn không đủ để giúp cải thiện bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc điều trị cao huyết áp vô căn.
Bạn có thể cần phải thử nhiều loại thuốc khác nhau cho đến khi bác sĩ tìm thấy liệu trình phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của bạn – nó có thể là một loại thuốc đơn hoặc kết hợp nhiều loại. Bạn cũng cần tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Trường hợp tệ nhất, bạn sẽ phải cần dùng thuốc tăng huyết áp suốt đời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » đau Vô Căn Là Gì
-
Đau Dây Thần Kinh V Vô Căn | Răng Hàm Mặt
-
Đau Thần Kinh Không Rõ Nguyên Nhân - Vinmec
-
Điều Trị Và Phục Hồi Chức Năng đau Dây Thần Kinh Số 5 Vô Căn | Vinmec
-
Tăng Huyết áp Vô Căn Nguyên Phát: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị
-
Đau Dây Thần Kinh Số 5 Vô Căn
-
Run Vô Căn | Medlatec
-
Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đau Dây Thần Kinh V | Medlatec
-
Run - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Dây V - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thuốc Trị đau Dây Thần Kinh Số V - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Vô Căn
-
[PDF] Sống Chung Với Chứng Run Vô Căn? Quay Trở Lại Cuộc Sống!
-
Em Bị đau Dây Thần Kinh Số 5 Xin Bác Sỹ Tư Vấn Giúp ạ - Benh Vien 108
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Bị Bệnh Run Tay Vô Căn, Phải Làm Sao? - Hello Bacsi
-
Các Loại đau đầu Thường Gặp: Nguyên Nhân, Cách điều Trị - Hapacol
-
Đau Dữ Dội Vùng Mặt Coi Chừng Viêm Dây Thần Kinh Số 5 | TCI Hospital