Tầng Nghĩa Phía Sau Những Thủ ấn Của Các Bậc Thiền Sư

>>Đức Phật 

Cốt yếu nhất là biểu đạt một khái niệm tôn giáo. Mỗi một lời nói, mỗi một cử chỉ của Đức Phật là một chỉ đạo tinh thần, vạch ra một quan hệ giữa con người. Khi sử dụng ấn trong các cuộc tập luyện tinh thần định tâm hay tập trung, các tu sĩ, Phật tử mong ước sáng tạo những hoạt lực đồng thời kêu gọi thần linh trong nghi lễ thờ phụng, khẩn cầu. Ngược lại, nhìn vị trí bàn tay, người ta cũng có thể suy đoán trạng thái của người đó. 

Thiền ấn

Truyền rằng, khi Đức Phật tập trung tư tưởng đi đến Giác ngộ, Ngài ngồi xếp bằng, hai tay đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, những ngón tay trái đặt trên những ngón tay mặt, hai ngón cái chạm nhau, gan bàn tay ngửa lên trên, có khi bắt chéo thành góc 45 độ. Tư thế này về sau trở thành một ấn rất thông dụng ở Đông Nam Á và được gọi là Thiền ấn.

Thiền ấn - Tư thế này về sau trở thành một Ấn rất thông dụng ở Đông Nam Á.

Thiền ấn - Tư thế này về sau trở thành một Ấn rất thông dụng ở Đông Nam Á.

Bài liên quan 33 ứng hóa thân gần gũi của Quan Thế Âm Bồ Tát trong dân gian

Trong ấn này, hai ngón cái có thể tách rời các ngón khác để chạm vào nhau làm thành một hình tam giác thần bí, biểu tượng Tam Bảo Phật Pháp Tăng hay theo nhiều môn phái bí truyền, ngọn lửa thần bí thiêu hủy mọi ô nhiễm. Được đặc biệt sử dụng trong hình tượng Đức A Di Đà, ấn quyết này cũng được dùng trong hình tượng đức Dược sư Phật. 

Theo truyền thống, Thiền ấn là ấn của Đức Phật khi ngồi nhập định dưới gốc cây bồ đề, say sưa trong cuộc thiền định sâu đậm để cố tìm nguồn gốc sự đau khổ trên đời và phương cách chấm dứt. Đây là tư thế khi thực hành một thăng bằng hoàn hảo giữa suy nghĩ, bình tâm, thư thái trong những tác động tập trung tư tưởng. 

Địa xúc ấn  

Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật quyết ngồi cho đến lúc tìm ra được phương cách hủy bỏ mọi đau đớn trên đời này nên khi đạt đến đích, Ngài viện đất làm chứng những công đức mà Ngài đã tích lũy từ nhiều tiền thân - Địa xúc ấn được gọi tên làm biểu tượng một lòng tin và một giải quyết không lay chuyển được, là điển hình những biểu thị đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài ngồi xếp bằng, tay mặt đặt trên đầu gối mặt, đầu những ngón tay duỗi ra đụng đất, có khi chỉ ngón chỉ, tay trái đặt trên đùi trái, gan bàn tay hướng lên trên.

Có nhiều hình tượng tại Nhật Bản trình bày bàn tay mặt đặt lên mặt đất, gan tay hướng xuống dưới và được gọi Anzan-in tức là bình định núi non, hay Anchin-in nghĩa là bình định trái đất. Người ta thường giải thích Đức Phật lấy tính kiên quyết để viện đất làm chứng.

Địa xúc ấn - biểu tượng một lòng tin và một giải quyết không lay chuyển được và còn biểu thị công năng khuất phục, làm cho các thế lực độc ác ma quái phải đầu hàng.

Địa xúc ấn - biểu tượng một lòng tin và một giải quyết không lay chuyển được và còn biểu thị công năng khuất phục, làm cho các thế lực độc ác ma quái phải đầu hàng.

Cũng có thể hiểu khi được thỉnh cầu, đất đã gửi một đạo quân thiên thần để diệt trừ những quỷ sứ của Mara và cũng theo thuyết đó, xúc địa ấn còn có nghĩa là ấn hàng ma phục quỷ. Ấn biểu thị công năng khuất phục, làm cho các thế lực độc ác ma quái phải đầu hàng.

Với ấn hàng ma ấy, tượng Phật Ngọc cho hòa bình thế giới (tên do Lạt-ma Zopa Rinpoche đặt) sẽ được chuyển đến khắp các quốc gia với mong muốn hàng phục ma chướng, ngăn chặn chiến tranh và những cuộc hủy hoại tàn phá chưa lường trước được.

Chuyển pháp luân ấn

Bài liên quan Chi tiết 32 tướng tốt của Đức Phật theo kinh điển Phật giáo

Khi Ngài đưa hai tay lên ngang ngực, gan tay trái hướng ra trước, gan tay mặt hướng lên trên, những ngón tay xòe ra gần đụng tay kia, đấy là lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp. Ấn quyết này nhiều nơi được thay đổi ít nhiều. Ở Ấn Độ, hai tay xa nhau và các ngón không đụng nhau.

Trong phong cách Gandhara, tay mặt nắm thành quả đấm trùm lên toàn bộ các ngón tay trái. Trong các tranh tường ở Nhật Bản, tay mặt được đặt lên trên tay trái. Còn có một dị bản nữa, hiếm hơn, là hai gan tay hướng ra ngoài, những ngón tay quấn vào nhau, đụng nhau ở đốt cuối. 

Khi thể hiện ấn này, Đức Phật được xem như Đức Chuyển Luân Vương, chúa tể một thế lực toàn năng, đang quay bánh xe mặt trời, vận dụng giáo huấn trong sáng làm tiêu tan mọi bóng tối của ngu muội. Hai tay của Ngài làm thành hai vòng tròn thần bí, tiêu biểu cho hai bánh một chiếc xe.

Chuyển pháp luân ấn - tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động.

Chuyển pháp luân ấn - tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động.

Hai ngón tay cái hợp lại với nhau là trục xe chống đỡ hai bánh xe tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động. Nói theo sách xưa tại Ấn Độ, bánh xe và hoa sen đã được dùng để trình bày bản thân đức Phật. Hoa sen được xem như một bánh xe mà tám cánh thể hiện Bát Chính Đạo. 

Đối với người Phật tử, chuyển pháp luân ấn còn là một thời điểm rất quan trọng trong đời sống Đức Phật, lúc Ngài thuyết pháp lần đầu tiên trong vườn những linh dương tức Lộc Uyển ở Sarnath. Thường chỉ có ấn này trên hình tượng Đức Phật Gautama và ở Ấn Độ trên hình tượng đức Di Lặc Maitreya ngồi để thỏng hai chân phía trước và ở Nhật Bản trên hình tượng đức A Di Đà Amitabha. 

Vô úy ấn 

Bài liên quan Thập đại đệ tử (mười đệ tử) của Đức Phật là ai?

Ấn vô uý được lý giải cho hình tượng Đức Phật giơ tay mặt lên ngang vai, cánh tay gập lại, gan tay hướng về trước, những ngón tay dính nhau, còn tay trái thì thả lỏng xuống theo cơ thể. Ấn thể hiện Ngài muốn biểu lộ yên vui, nhân từ, bảo vệ, đừng sợ hãi. Trong các trường phái phương Nam, ở Thái Lan và nhất là ở Lào, Vô úy ấn thường liên kết với điệu bộ của Đức Phật đứng.

Ở Đông Nam Á, thường thấy một thay đổi là cả hai tay đều giơ lên hai bên ngực hay ít hơn, tay mặt như trên nhưng giơ lên ngang đầu. Ở Nhật Bản, nhiều tu sĩ nhận xét có khi ngón cả tay mặt được nâng lên phía trước.

Vô uý ấn - biểu lộ yên vui, nhân từ, bảo vệ, đừng sợ hãi.

Vô uý ấn - biểu lộ yên vui, nhân từ, bảo vệ, đừng sợ hãi.

Ấn dễ hiểu này phát xuất từ một cử chỉ tự nhiên vì giơ tay không có khí giới tỏ ra một tín hiệu hòa bình, thân mật. Nhưng từ thời thượng cổ, ấn quyết này cũng đã được dùng để khẳng định quyền lực như những vua La Mã thường làm để vừa ấn định quy tắc vừa đem lại hòa bình. 

Trong sách Phật có viết lại chuyện Đức Phật trước một con voi hung dữ liền giơ tay như ấn quyết này để cản lại voi, như vậy, ấn không chỉ có ý nghĩa làm dịu mà còn gợi lên ý tưởng không sợ, đem lại yên tĩnh cho những người xung quanh. 

Ở các trường phái phương Bắc, trong hình tượng các vị thần thánh, đi đôi với ấn quyết này thường có một ấn quyết khác, thực hiện với tay trái hoặc vị trí ngồi, gan tay mặt hướng lên trên. 

Thí nguyện ấn

Thí nguyện ấn được biết là biểu trưng cho lòng trắc ẩn, từ thiện, thành thực. Ngoài ra cũng được hiểu là đón tiếp, dâng hiến, biếu tặng. Đây là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại. 

Ấn được thực hiện phần lớn với tay trái, cánh tay hoặc thông xuống theo dọc cơ thể, gan tay mở ra hướng về phía trước, hoặc gập lại, gan tay hơi hướng lên trên, những ngón tay duỗi ra hay hơi co. Ấn này giống với vô úy ấn nhưng hai định hướng bàn tay khác nhau. Cũng thấy có vài hình tượng Đức Phật hay vị Bồ Tát ở Nhật Bản sử dụng ấn quyết này với tay mặt.

Thuý nguyện ấn là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại.

Thuý nguyện ấn là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại.

Bài liên quan Chi tiết 80 vẻ đẹp của thân tướng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong các hình tượng đời Ngụy, những ngón tay lúc đầu cứng đờ, dần dần mềm dẻo ra, hai ngón giữa và ngón chỉ tách ra khỏi những ngón khác, có khi là ngón nhẫn hay ngón út. Qua đời Đường, những ngón tay hết còn cứng đờ và ít nhiều uốn cong.

Ở Ấn Độ, từ thế kỷ 4-5, ấn là đặc trưng các hình tượng Quán Thế Âm. Theo dẫn tích Quán Thế Âm trong cuộc thăm viếng ở cõi âm ti, đã cho nước chảy từ cánh tay thỏng xuống theo ấn quyết để cứu sống những người đã chết. 

Thí nguyện ấn ít được thấy một mình mà cặp đôi với một ấn khác như với Abhaya-Ấn (Abhaya tay mặt, Varada tay trái) thường gặp ở Trung Quốc và Nhật Bản. Trong các ấn quyết đôi này, khi hai ngón tay cái đụng nhau, ở Nhật Bản Ấn được gọi là An-i-in và có ý nghĩa làm nguôi, làm dịu. Ấn này thường bị lầm lẫn với Giáo hóa ấn Vitarka-Ấn mặc dầu trong ấn quyết này tay trái không đặt trên đầu gối như ấn quyết kia.

Từ khóa » Thủ ấn Dược Sư