Tăng Phốt Phát Trong Máu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

1. Hiểu thế nào về tăng phốt phát trong máu?

Phốt phát là chất tồn tại trong nhiều loại thực phẩm, cơ thể cần sử dụng chất này để thực hiện nhiều hoạt động chuyển hóa, hoạt động sống hàng ngày. Con người không thể tự sản xuất phốt phát mà hấp thu chúng từ thực phẩm tự nhiên. Ruột là nơi hấp thu phốt phát và chuyển vào máu, đưa đến những nơi cần sử dụng.

Tăng phốt phát trong máu

Chỉ số phốt phát trong máu ổn định để duy trì hoạt động trao đổi chất bình thường

Phốt phát có vai trò trong:

  • Hình thành, phát triển hệ xương và răng: Đây là vai trò chính của phốt phát, chất này sẽ kết hợp với canxi để đảm bảo sự phát triển cứng chắc của xương. Khoảng 70 - 80% lượng phốt phát cơ thể hấp thu sẽ sử dụng cho hoạt động này.

  • Phát triển cơ bắp: phốt phát cũng tham gia vào quá trình tổng hợp và phát triển cơ bắp với lượng khoảng 10% tổng phốt phát cơ thể hấp thu.

  • Lưu trữ trong máu: Khoảng 1% phốt phát hấp thu sẽ duy trì ổn định trong máu.

Ngoài ra, phốt phát cũng có mặt ở nhiều tế bào trên khắp cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình khác nhau đảm bảo hoạt động sống. Chỉ 1% hàm lượng phốt phát hấp thu duy trì trong máu, đây là mức phù hợp để không gây ngộ độc hay cản trở các hoạt động khác.

Chỉ số phốt phát được đo trong huyết thanh

Chỉ số phốt phát được đo trong huyết thanh

Tăng phốt phát trong máu xảy ra khi nồng độ chất này trong huyết thanh lớn hơn mức cho phép (4,5 mg/dL tương ứng với 1,46 mmol/L). Tăng phốt phát trong máu được đánh giá là một dạng rối loạn điện giải song không nhiều người biết tới.

2. Tại sao bị tăng phốt phát trong máu?

Khi cơ thể không sử dụng nhiều phốt phát nhưng nồng độ chất này trong máu cao thường do những nguyên nhân sau:

2.1. Giảm bài tiết phốt phát ở thận

Cơ thể hấp thu phốt phát từ thực phẩm tự nhiên qua đường ruột, sau đó chuyển vào máu và lưu thông. Tại thận, phốt phát trong máu sẽ được lọc thải để đảm bảo nồng độ ở mức phù hợp không gây ngộ độc tế bào hay ảnh hưởng tới lưu thông máu. Tuy nhiên ở người mắc bệnh thận, nhất là suy thận, hoạt động bài tiết giảm là nguyên nhân dẫn đến tăng phốt phát máu.

2.2. Ăn uống nhiều thực phẩm giàu phốt phát

Dù ruột chỉ hấp thu lượng phốt phát nhất định có trong thực phẩm song nếu người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm giàu phốt phát trong thời gian dài, đều đặn hàng ngày thì hấp thụ quá mức hoàn toàn có thể xảy ra.

Tăng phốt phát trong máu do ăn quá nhiều thực phẩm chứa dinh dưỡng này

Tăng phốt phát trong máu do ăn quá nhiều thực phẩm chứa dinh dưỡng này

2.3. Rối loạn trao đổi tế bào

Một nguyên nhân khác dẫn đến tăng phốt phát máu là do tình trạng trao đổi qua màng tế bào của phốt phát ra ngoài tế bào lớn hơn so với khả năng bài tiết của thận. Sự bất thường này thường xảy ra ở bệnh nhân gặp vấn đề sức khỏe như: đái tháo đường, nhiễm trùng toàn thân, chấn thương đè ép, hội chứng ly giải u,…

Ngoài do những nguyên nhân chính này, một số trường hợp xét nghiệm thấy phốt phát trong máu cao song không thực do tăng protein máu, tăng bilirubin máu, tăng lipid máu hoặc bệnh tan máu.

3. Tăng phốt phát trong máu có nguy hiểm không?

Tăng phốt phát máu ở mức độ nhẹ hoặc tạm thời, sau đó cơ thể giảm bổ sung phốt phát hoặc tăng bài tiết phốt phát thì không gây vấn đề sức khỏe gì. Vì thế hầu hết người bị tăng phốt phát không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng sau đây, tình trạng tăng phốt phát trong máu đã ở mức cảnh báo:

3.1. Triệu chứng tăng phốt phát máu

  • Xuất hiện các nốt dưới da, cứng, xuất hiện vết trầy xước ngoài: Nguyên nhân là do phốt phát trong máu cao gây ra sự vón cục canxi lớp áo trong động mạch lớn.

  • Đau nhức cơ xương khớp: Mặc dù phốt phát tham gia với Canxi để phát triển và củng cố xương khớp song người bệnh có nồng độ chất này quá cao sẽ gặp phải tình trạng đau nhức cơ xương khớp.

Nồng độ phốt phát trong máu cao gây ngứa nổi ban trên toàn cơ thể

Nồng độ phốt phát trong máu cao gây ngứa nổi ban trên toàn cơ thể

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, kiến bò khắp người hoặc nổi phát ban toàn cơ thể.

  • Triệu chứng toàn thân khác: Bệnh nhân tăng phốt phát trong máu nặng có thể bị chóng mặt, đau đầu, khó ngủ, khó thở, buồn nôn,…

Rất khó để xác định tăng phốt phát trong máu dựa trên triệu chứng do triệu chứng không rõ ràng và điển hình, dễ nhầm lẫn. Ở những người có nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ phốt phát để kết luận chính xác nhất. Điều này gây ra nhiều trường hợp phát hiện bất thường muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây biến chứng nặng nề.

3.2. Biến chứng của tăng phốt phát trong máu

Ở giai đoạn nặng và kéo dài, nồng độ phốt phát trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Phì đại tuyến cận giáp: Cần phát hiện sớm để điều chỉnh phốt phát trong máu cũng như điều trị bệnh

  • Vôi hóa và xơ hóa mạch máu: Nồng độ phốt phát cao là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dày thành mạch máu, giòn, rối loạn chức năng mạch máu,…

  • Giòn, đau, dễ gãy xương: phốt phát cao có thể dẫn đến vôi hóa phần sụn, giảm mật độ và độ cứng chắc của xương.

  • Ảnh hưởng đến tim: Các nghiên cứu đã chứng minh, nồng độ phốt phát trong máu cao là một trong những nguyên nhân gây xơ hóa cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, dày thất trái hoặc nặng nề hơn là đột quỵ.

Tăng phốt phát máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tăng phốt phát máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nhìn chung, tăng phốt phát máu nếu phát hiện sớm và điều chỉnh thì không gây vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Song đa phần trường hợp phát hiện muộn do triệu chứng mờ nhạt hoặc chẩn đoán sai nguyên nhân, gây tăng nguy cơ biến chứng và tử vong.

Để ngăn ngừa tăng phốt phát trong máu, cần lưu ý bảo vệ và tăng cường sức khỏe thận, giữ huyết áp ổn định cũng như chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học. Nếu đang gặp phải vấn đề sức khỏe này, hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được tư vấn thêm.

Từ khóa » Trì Mạch Phốt