Tăng Tiết Nước Bọt Khi Mang Thai Có Sao Không? Mẹ Nên Làm Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Tăng tiết nước bọt khi mang thai là tình trạng phổ biến trong 12 tuần đầu thai kỳ. Thuật ngữ y học gọi đây là bệnh ptyalism gravidarum, sialorrhea, hoặc hypersalivation. Hiện tượng này liệu có đáng lo ngại và làm cách nào để kiểm soát một cách tốt nhất?
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi và tăng tiết nước bọt là một trong những thay đổi đó. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự biến mất trong vài tuần nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Để hiểu hơn về nguyên nhân tăng tiết nước bọt và cách đối phó, mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của Hello Bacsi nhé.
“Điểm mặt” nguyên nhân tăng tiết nước bọt khi mang thai
Trên thực tế, việc tăng tiết nước bọt khi mang thai thường bắt đầu vàp tuần thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu sẽ thấy hiện tượng này thuyên giảm từ tam cá nguyệt thứ hai. Thậm chí có trường hợp kéo dài đến khi sinh con xong mới khỏi.
Nguyên nhân tăng tiết nước bọt ở sản phụ cho đến nay vẫn chưa xác định rõ, nó có thể bắt nguồn từ những vấn đề sau:
- Sự thay đổi hormone của cơ thể khi mang thai
- Tình trạng nôn mửa hoặc ốm nghén nặng trong thai kỳ khiến nước bọt tích tụ nhiều trong khoang miệng
- Mẹ bầu gặp chứng ợ nóng khi mang thai (axit lúc này sẽ kích thích sản sinh nước bọt)
- Hút thuốc lá khi mang thai
- Mẹ bầu mắc một số bệnh nhiễm trùng về răng miệng
- Tiếp xúc với thủy ngân hoặc chất hóa học độc hại trong thuốc trừ sâu
- Ảnh hưởng bởi một số thuốc: thuốc chống co giật, thuốc an thần… tác động đến tuyến nước bọt
- Mẹ bị căng thẳng thần kinh quá mức.
Bình thường, cơ thể người tiết ra khoảng 1,5 lít nước bọt mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể trung hòa axít dạ dày, chống lại những vi khuẩn có hại cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp khoang miệng luôn ẩm ướt.
Có thể bạn quan tâm: Hiện tượng khô miệng khi mang thai là do đâu? Liệu có nguy hiểm không?
Một số hướng xử lý tình trạng tiết nước bọt nhiều khi mang thai
Nếu đang đối mặt với tình trạng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ, bạn nên báo ngay với bác sĩ ngay cả khi tình trạng này không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây là 8 cách xử lý tăng tiết nước bọt khi mang thai đơn giản mà hiệu quả:
1. Nếu bạn đang hút thuốc khi mang thai, hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen này. Hút thuốc không chỉ làm tăng việc sản xuất nước bọt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
2. Nếu bạn thường buồn nôn khi mang thai, bạn cần đến bác sĩ để được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp giúp kiểm soát tình trạng này.
3. Một số tình trạng tăng tiết nước bọt quá mức là do nướu và miệng có vấn đề. Bạn có thể đến nha sĩ khám và dùng thuốc nếu thật sự cần thiết và không ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Đôi khi bạn có thể nhai kẹo cao su không đường, ngậm kẹo hoặc bạc hà để đánh lạc hướng tâm trí của bạn. Tuy cách làm này không giảm tình trạng tăng tiết nước bọt, nhưng sẽ làm bạn dễ dàng nuốt nước bọt khi tiết ra hơn.
5. Tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và carbohydrate vì chúng dễ gây tăng tiết nước bọt khi mang thai. Mẹo nữa là bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
6. Dùng nước súc miệng tự nhiên 3 – 4 lần một ngày và đánh răng cũng có thể hạn chế tình trạng này.
7. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn nuốt nước bọt thừa đang tiết ra trong miệng.
8. Ngậm một viên đá lạnh, miệng bạn sẽ cảm thấy tê và tiết ra ít nước bọt. Bạn cũng có thể ngậm một lát chanh hay gừng để ngăn ngừa tình trạng này.
Lợi ích của việc tăng tiết nước bọt trong thai kỳ
Mặc dù chuyện tăng nước bọt trong thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu nhưng thực chất vẫn có những lợi ích. Trong đó, bạn sẽ ngạc nhiên vì những lợi ích sau đây của tăng tiết nước bọt khi mang thai:
- Nước bọt hoạt động như một chất bôi trơn khoang miệng nhờ vậy mà phòng ngừa được hiện tượng khô miệng khi mang thai giai đoạn đầu
- Giúp cân bằng độ axít, phòng tình trạng ợ nóng
- Nước bọt sản sinh trong miệng có chứa một số enzyme giúp phân hủy thức ăn thành những phân tử đường nhỏ và hỗ trợ tiêu hóa
- Ngoài ra, nước bọt có tác dụng chống lại vi khuẩn, tránh tình trạng sâu răng.
Nếu có thể, bạn hãy nuốt nước bọt được tạo ra trong miệng. Khi cảm thấy buồn nôn, bạn có thể nhổ nước bọt ra. Tuy nhiên, vào tam cá nguyệt thứ ba, tình trạng này sẽ giảm dần. Do đó, các mẹ bầu không nên lo lắng mà hãy an tâm chăm sóc bé cưng trong bụng thật tốt nhé.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Hiện Tượng Chảy Nước Miếng Trong Và Buồn Nôn
-
Làm Thế Nào Khi Bị Buồn Nôn Miệng Tiết Nhiều Nước Bọt?
-
Buồn Nôn Ra Nước Miếng Trong, Tăng Tiết Bọt Là Bệnh Gì? Cách Xử Trí
-
Điều Gì Gây Ra Buồn Nôn, Chảy Nước Bọt Và Có Thể điều Trị Bằng Cách ...
-
Tăng Tiết Nước Bọt, Buồn Nôn Là Triệu Chứng Bệnh Gì? | Vinmec
-
Tăng Tiết Nước Bọt Bất Thường Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Trào Ngược Dạ Dày - Nguyên Nhân Do đâu, Cần Phải Xử Trí Thế Nào?
-
Tiết Nhiều Nước Bọt Và Buồn Nôn: Triệu Chứng Của Trào Ngược Dạ Dày
-
Những Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Bạn Cần Nắm Vững
-
"Chảy Nước Miếng" Cũng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Tật - Dr.Binh
-
Cảnh Báo Những Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Nguy Hiểm Rất Nhiều ...
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tiết Nước Bọt Nhiều Và Buồn Nôn Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị Bệnh
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán