Tăng Trưởng GDP Việt Nam Dự Báo đạt 6,9% Năm 2022, Có Khả ...
Có thể bạn quan tâm
- Sự kiện
- Chính sách
- Đầu tư
- Kinh tế - Xã hội
- Chiến lược - Quy hoạch
- Dự báo kinh tế
- Tài chính - Ngân hàng
- Tài chính
- Ngân hàng
- Chứng khoán
- Doanh nghiệp
- Pháp lý doanh nghiệp
- Kinh tế Doanh nghiệp
- Hỏi - Đáp
- Đổi mới sáng tạo
- Diễn đàn khoa học
- Nghiên cứu - Trao đổi
- Công bố nghiên cứu
- Thông tin khoa học
- Quốc tế
- Thông tin tòa soạn
Tốc độ ấn tượng
Như nhiều quốc gia khác, những rủi ro về biến chủng Omicron đang dần qua đi và các hạn chế được nới lỏng đã tạo cơ sở để Việt Nam trở lại trạng thái bình thường. Nhờ vào phục hồi trên diện rộng, GDP quý 2/2022 của Việt Nam đã tăng ngoạn mục 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành dịch vụ, vốn đã từng chịu hậu quả kinh tế nặng nề, nay cũng đã phục hồi ấn tượng. Cụ thể, những ngành dịch vụ liên quan đến du lịch và phục vụ khách hàng được hưởng lợi phần lớn từ việc tái mở cửa lâu dài. Trong khi đó, ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng, giúp xuất khẩu đạt đỉnh cao lịch sử.
HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực |
Tuy nhiên, ảnh hưởng từ giá năng lượng cao đang ngày càng rõ ràng hơn. Một mặt, giá cả hàng hóa leo thang đã dẫn đến thâm hụt thương mại trong quý 2/2022, có thể khiến tình hình tài khoản vãng lai vốn không được khả quan sẽ còn trầm trọng hơn. Mặt khác, dù cho tiêu dùng gia đình đã phục hồi vững chắc, giá dầu cao sẽ có thể khiến túi tiền của người dân vơi đi nhiều, làm giảm tốc độ hồi phục thời gian qua. Áp lực giá cả đã bắt đầu thể hiện, mặc dù vẫn ở mức độ có thể kiểm soát được so với các quốc gia khác trong khu vực.
Với những nguyên nhân đó, HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực. Về mặt giá cả, HSBC dự báo lạm phát sẽ ở mức trung bình 3,5% trong năm 2022, nhưng đà lạm phát sẽ có thể tạm thời vượt mức trần 4% ở một vài thời điểm, đòi hỏi cần bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Số liệu GDP của Việt Nam
% so với cùng kỳ | Đóng góp vào GDP, ppt | |||||||
Quý 3/2021 | Quý 4/2021 | Quý 1/2022 | Quý 2/2022 | Quý 3/2021 | Quý 4/2021 | Quý 1/2022 | Quý 2/2022 | |
GDP | -6.0 | 5.2 | 5.1 | 7.7 | -6.0 | 5.2 | 5.1 | 7.7 |
Nông, lâm, ngư nghiệp | 1.2 | 3.2 | 2.5 | 3.0 | 0.2 | 0.4 | 0.3 | 0.5 |
Nông nghiệp | 2.7 | 2.9 | 2.4 | 2.2 | 0.2 | 0.3 | 0.2 | 0.3 |
Lâm nghiệp | 2.6 | 5.1 | 4.5 | 5.4 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Ngư nghiệp | -3.9 | 3.5 | 2.6 | 4.9 | -0.1 | 0.1 | 0.1 | 0.2 |
Công nghiệp & Xây dựng | -5.5 | 5.6 | 6.4 | 8.9 | -2.0 | 2.1 | 2.4 | 3.3 |
Công nghiệp | -4.4 | 6.5 | 7.0 | 9.9 | -1.3 | 1.9 | 2.2 | 3.0 |
Công nghiệp: Khai thác mỏ và đá | -9.1 | -2.7 | 1.1 | 3.4 | -0.4 | -0.2 | 0.1 | 0.2 |
Công nghiệp: Sản xuất | -4.1 | 8.0 | 7.7 | 11.5 | -0.8 | 1.5 | 1.7 | 2.4 |
Công nghiệp: Điện và Khí đốt | -2.6 | 5.5 | 7.1 | 5.2 | -0.1 | 0.2 | 0.4 | 0.2 |
Công nghiệp: Cấp nước, Quản lý chất thải | -0.2 | 3.6 | 6.5 | 6.6 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Xây dựng | -10.1 | 2.1 | 3.3 | 4.0 | -0.7 | 0.2 | 0.2 | 0.2 |
Dịch vụ | -8.6 | 5.4 | 4.6 | 8.6 | -3.4 | 2.1 | 1.9 | 2.9 |
Bán sỉ, Bán lẻ & Các phương tiện cơ giới | -17.1 | 4.9 | 3.4 | 8.3 | -1.7 | 0.5 | 0.4 | 0.7 |
Vận chuyển & Lưu trữ | -19.6 | 0.9 | 7.0 | 9.4 | -0.6 | 0.0 | 0.2 | 0.2 |
Dịch vụ Ăn uống & Lưu trú | -54.1 | -15.3 | -1.2 | 25.9 | -1.8 | -0.5 | 0.0 | 0.6 |
Công nghệ thông tin | 5.1 | 8.1 | 5.9 | 6.3 | 0.1 | 0.1 | 0.1 | 0.1 |
Hoạt động Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm | 7.9 | 11.2 | 9.8 | 9.2 | 0.6 | 0.8 | 0.4 | 0.4 |
Địa ốc | -9.7 | 0.7 | 1.9 | 6.1 | -0.5 | 0.0 | 0.1 | 0.3 |
Hoạt động Chuyên môn, Khoa học & Công nghệ | 3.5 | 4.7 | 6.3 | 6.5 | 0.1 | 0.1 | 0.1 | 0.1 |
Dịch vụ Hành chính & Hỗ trợ | -33.8 | -15.0 | -3.7 | 16.7 | -0.1 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước | 1.5 | 2.3 | 2.9 | 2.6 | 0.0 | 0.1 | 0.1 | 0.1 |
Giáo dục & Đào tạo | 1.9 | 2.7 | 5.2 | 5.3 | 0.0 | 0.1 | 0.2 | 0.1 |
Hoạt động Sức khỏe Con người & Công tác Xã hội | 38.5 | 92.7 | 10.3 | 6.3 | 0.5 | 1.1 | 0.1 | 0.1 |
Nghệ thuật & Giải trí | -7.9 | -3.7 | 2.5 | 14.0 | -0.1 | 0.0 | 0.0 | 0.1 |
Các Dịch vụ khác | -32.0 | -10.0 | -4.0 | 16.6 | -0.5 | -0.1 | -0.1 | 0.2 |
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình | 0.3 | 1.0 | 2.7 | 3.6 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Thuế sản phẩm không gồm trợ cấp sản phẩm | -6.2 | 5.2 | 4.6 | 4.9 | -0.8 | 0.6 | 0.6 | 1.0 |
Nguồn: CEIC, HSBC
Khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam
Sau 2 quý tái mở cửa ổn định, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam tiếp tục là một ví dụ nổi trội trong khu vực. Tăng trưởng GDP quý 2/2022 chạm mốc 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, dễ dàng vượt xa những kỳ vọng của thị trường (HSBC: 5,8%, Các tổ chức nghiên cứu: 5,9%). Đây cũng là mức tăng trưởng GDP theo quý cao nhất mà Việt Nam từng đạt được kể từ năm 2011, nhờ vào phục hồi kinh tế mạnh mẽ trên diện rộng ở các lĩnh vực (Biểu đồ 1). Nhưng khi phân tích kỹ hơn, các chuyên gia HSBC chia sẻ có một thông điệp ẩn khác cũng đồng thời xuất hiện. Đó là cuộc khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam.
Thoạt nhìn, rất đáng mừng khi chứng kiến lĩnh vực dịch vụ đã có sự tiến triển đáng kể. Nhờ dỡ bỏ những hạn chế quan trọng trong nước và đối với quốc tế vào giữa tháng 3, các lĩnh vực liên quan đến du lịch, đặc biệt là vận chuyển và lưu trú, đã bắt đầu khởi sắc (Bảng 2). Trong khi đó, bán lẻ của quý 2/2022 đã tăng vọt 17% so với cùng kỳ, dấu hiệu cho thấy tiêu dùng hộ gia đình đã phục hồi trở lại (Biểu đồ 2). Như vậy, thành công này phần nào là nhờ sự hồi phục dần của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2,3% trong quý 2/2022, trong khi số lượng việc làm tiếp tục tăng gần đến mức trước đại dịch.
Quý 2/2022, Việt Nam đã đón 0,5 triệu khách du lịch, gần gấp năm lần so với quý 1/2022. Tổng cộng trong nửa đầu năm 2022, lượng khách đến Việt Nam đạt 0,6 triệu (Biểu đồ 4). Trước dịch, 80% khách du lịch đến từ châu Á, với đại đa số từ Trung Quốc đại lục (32%) và Hàn Quốc (24%). Hiện nay, chỉ 65% du khách đến từ châu Á, các khu vực như châu Âu (16%) và Mỹ (11%) đã chiếm tỷ lệ lớn khách du lịch sau đại dịch, xếp ngay sau Hàn Quốc (18%). Tổng Cục Du lịch Việt Nam (VNAT) đặt mục tiêu tham vọng thu hút được 5 triệu khách nước ngoài đến Việt Nam năm 2022, gần đạt mức 30% số du khách của năm 2019. Tuy nhiên, sự phục hồi du lịch có thể sẽ diễn ra từ từ, đặc biệt là do thiếu nguồn khách du lịch Trung Quốc.
Biểu đồ 5. Tăng trưởng xuất khẩu trong quý 2/2022 vẫn đặc biệt mạnh mẽ
Bên cạnh nhu cầu nội địa phục hồi, sản xuất của Việt Nam đã khẳng định được vị thế dẫn đầu. Tất cả chỉ dấu đều cho thấy sự tăng trưởng sản xuất ổn định. Dù phần nào là nhờ vào hiệu ứng cơ sở thuận lợi, sản xuất công nghiệp (IP) trong quý 2/2022 đã tăng lên mức hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Sự thành công này không nghi ngờ gì phần lớn là nhờ vào những lô hàng điện tử xuất liên tục, thể hiện qua những số liệu thương mại. Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong quý 2/2022, hơn 20% so với cùng kỳ, trong đó một phần ba là các lô hàng điện thoại thông minh và máy vi tính (Biểu đồ 5). Ngành dệt may và giày dép, cũng như máy móc, đều ghi nhận sự tăng trưởng phù hợp, chứng tỏ rằng động lực bên ngoài của Việt Nam đang quay trở lại.
Tuy vậy, nhập khẩu quý 2/2022 cũng tăng mạnh, lên mức hơn 15% so với cùng kỳ. Một phần là vì bản chất phụ thuộc nhập khẩu của ngành sản xuất Việt Nam. Ví dụ, các nguyên vật liệu điện tử chiếm gần 40% sản lượng nhập khẩu trong quý 2/2022. Và là một nhà nhập khẩu ròng năng lượng, ngày càng rõ ràng rằng giá năng lượng leo thang kéo theo gia tăng các hóa đơn năng lượng của Việt Nam. Biểu đồ 6 cho thấy sự tác động rõ ràng: nhập khẩu hàng hóa đã nhảy vọt trong năm nay.
Với những nguyên nhân trên, trong quý 2/2022, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 0,6 tỷ USD, từ mức thặng dư 1,5 tỷ USD trong quý 1/2022. Điều này có thể khiến tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt trầm trọng hơn. Kể từ quý 2/2021, lợi thế tài khoản vãng lai của Việt Nam đã dần bị xói mòn, khi mức thặng dư ngày càng giảm không thể bù lại thâm hụt trong dịch vụ và thu nhập chính (Biểu đồ 7). Sau khi chứng kiến mức thâm hụt 1% GDP trong năm 2021, HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ bị thâm hụt năm thứ hai liên tiếp, dù mức thâm hụt sẽ ít hơn năm ngoái, có thể chỉ khoảng 0,3% GDP. Điều này sẽ có thể gây áp lực hơn nữa lên tiền Đồng.
Một điểm sáng giúp Việt Nam có thể tự vệ trước những rủi ro bên ngoài chính là dựa vào nguồn FDI ổn định, tạo điểm tựa cho cán cân cơ bản. Trên đà động lực, nguồn vốn FDI mạnh có thể bù lại thâm hụt tài khoản vãng lai trong những quý trước (Biểu đồ 8). Cụ thể, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng, phản ánh sự quan tâm và niềm tin vững chắc của nhà đầu tư vào những điều kiện cơ bản bền vững của Việt Nam.
Về lạm phát, mặc dù hiện tại áp lực giá cả của Việt Nam chưa rõ ràng như những quốc gia khác trong khu vực, đà lạm phát vẫn tăng nhanh chóng (Biểu đồ 9). Lạm phát toàn phần tăng 0,7% so với tháng trước, tương đương với 3,4% so với năm ngoái, vượt khỏi dự báo của HSBC và thị trường (HSBC: 3,2%; Các tổ chức nghiên cứu: 3,2%; Trước đây: 2,9%). Tương tự những tháng trước, lạm phát vận chuyển cao vẫn đóng vai trò chủ đạo, tăng 3,6% so với tháng trước. Giá xăng đầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng, đạt mức cao kỷ lục (Biểu đồ 10).
Để ứng phó, chính quyền tìm cách giảm thuế đánh vào xăng dầu để giảm áp lực giá, vì thuế và phí chiếm đến 35% giá xăng dầu. Từ 1/4, thuế môi trường được giảm xuống 2.000 đồng đối với xăng và 700-1.000 đồng đối với các nhiên liệu khác. Chính sách này có thể được áp dụng đến hết năm 2022. Đầu tháng 6, Bộ Tài chính (MoF) đề xuất giảm thuế xuống còn 500-1.000 đồng. Đề xuất này có thể có hiệu lực từ đầu tháng 8. Đây có thể chưa phải là kết thúc.
Do giá dầu thế giới tăng, HSBC tin rằng áp lực lạm phát sẽ gia tăng. HSBC dự báo, lạm phát năm 2022 sẽ ở mức trung bình 3,5% - thấp hơn mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước (SBV) đặt ra – áp lực giá sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2022. Dựa vào các dự báo lạm phát, lạm phát sẽ có thể vượt qua mức 4% kể từ quý 4/2022 đến quý 2/2023, đòi hỏi SBV cần bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Tóm lại, Việt Nam được hưởng lợi từ việc tái mở cửa nền kinh tế. Nhu cầu trong nước đang quay trở lại trong khi động lực bên ngoài tiếp tục thuận lợi. Tuy vậy, chúng ta cũng cần thận trọng với những rủi ro tăng cao đối với sự tăng trưởng, nhất là rủi ro từ giá năng lượng leo thang. Xem xét mọi yếu tố, chúng tôi tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 lên 6.9% (trước đây là 6.6%), nhưng giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống mức 6.3% (trước đây là 6.7%) (xem Bảng 3).
Bảng 3. HSBC cập nhật các dự báo chính cho Việt Nam
Quý 1/2022 | Quý 2/2022 | Quý 3/2022 (dự báo) | Quý 4/2022 (dự báo) | Quý 1/2023 (dự báo) | Quý 2/2023 (dự báo) | Quý 3/2023 (dự báo) | Quý 4/2023 (dự báo) | 2022 (dự báo) | 2023 (dự báo) | |
GDP mới (% so với cùng kỳ) | 5.1 | 7.7 | 8.7 | 6.1 | 5.7 | 5.6 | 6.8 | 6.6 | 6.9 | 6.3 |
GDP cũ (% so với cùng kỳ) | 5.0 | 5.8 | 8.5 | 6.8 | 6.1 | 7.0 | 6.5 | 7.0 | 6.6 | 6.7 |
CPI (% so với cùng kỳ) | 1.9 | 3.0 | 3.6 | 5.6 | 5.3 | 4.2 | 3.2 | 2.1 | 3.5 | 3.7 |
Lãi suất điều hành (%) | 4.00 | 4.00 | 4.50 | 5.00 | 5.50 | 6.00 | 6.50 | 6.50 | 5.00 | 6.50 |
Nguồn: CEIC, dự báo của HSBC
HL dự báo kinh tế GDP Việt Nam năm 2022; Dự báo GDP Việt Nam; HSBCTăng trưởng kinh tế Việt Nam: Bức tranh năm 2022 và định hướng 2023
Năm 2022, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức, các nền kinh tế hàng đầu phải chống chọi với nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không thuận lợi cho tất cả các quốc gia có độ mở kinh tế lớn. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là một “điểm sáng” trong “bức tranh kinh tế tối màu” của thế giới với những con số “kỷ lục” đạt được so với nhiều năm trước đây. Dự báo kinh tế 14:02 | 23/01/2023Những thành quả năm 2022 tạo thế và lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong năm 2023
Trong năm 2022, kinh tế thế giới có nhiều bất định, khó lường, đã tác động mạnh tới kinh tế trong nước. Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, tạo thế và lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Dự báo kinh tế 08:01 | 22/01/2023HSBC hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0”
Hưởng ứng cam kết của Việt Nam tại COP26, HSBC Việt Nam đã cam kết thu xếp đến 12 tỷ USD tài trợ phát triển bền vững tại Việt Nam cho đến năm 2030. Tăng trưởng xanh - Phát triển bền vững 10:57 | 09/11/2022Bình luận
Tin khác
WB nhận định, một thập kỷ giảm nghèo thành công của Việt Nam đã chững lại do Covid-19
Tỷ lệ nghèo thực tế vào năm 2022 cao hơn so với dự đoán trước đó. Các chỉ số về thu nhập từ việc làm vào năm 2023 có sự phục hồi về mức trước Covid-19, nhưng vẫn thấp hơn mức dự kiến trong giả định không có Covid-19. Dự báo kinh tế 08:00 | 24/10/2024Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các yếu tố tác động, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại dự báo CPI tháng 10/2024 có thể tăng khoảng 0,3% so với tháng trước. Dự báo kinh tế 14:23 | 23/10/2024Dự báo bảo hiểm bảo lãnh sẽ bùng nổ trong thời gian tới
Việc hành lang pháp lý với sự hoàn thiện của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 (chính thức có hiệu lực từ 01/01/2024) dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội bùng nổ cho bảo hiểm bảo lãnh, giúp doanh nghiệp Việt tối ưu hóa nguồn lực tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường đầy biến động. Tài chính 16:52 | 21/10/2024Triển vọng khởi sắc ngành bán lẻ năm 2024 và thời gian tới
Bức tranh tổng thể của ngành bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong năm 2024 và những tháng đầu năm tới, dựa trên cơ sở ổn định và triển vọng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, cũng như xu hướng nhộn nhịp hơn trong thời gian cao điểm cuối năm của thị trường này. Dự báo kinh tế 07:04 | 12/10/2024“Vượt siêu bão Yagi”: Kinh tế Việt Nam vẫn dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng từ 6,5%-7%
Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh tế quý III và 9 tháng năm 2024, Tổng cục Thống kê nhận định, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 theo Nghị quyết Chính phủ từ 6,5-7% là khả thi. Dự báo kinh tế 09:00 | 08/10/2024Nền kinh tế khẳng định xu hướng phục hồi tích cực, dù bị ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, nền kinh tế đang duy trì xu hướng phục hồi tích cực dù vừa qua đã chịu những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 Yagi. Dự báo kinh tế 11:59 | 07/10/2024Lạm phát 9 tháng đầu năm 2024 trong tầm kiểm soát
Lạm phát 9 tháng đầu năm ở mức 3,88%, dư địa để đạt được mức lạm phát cả năm nay theo mục tiêu Quốc hội đề ra còn khá nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ số tiêu dùng những tháng cuối năm liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng lớn và tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm 2025. Dự báo kinh tế 10:40 | 07/10/2024Các tổ chức quốc tế lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Đến tháng 9/2024, đa số các tổ chức quốc tế đều nhận định, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2024 sẽ tương đương mức tăng năm 2023, đạt từ 2,7% đến 3,2% Dự báo kinh tế 16:22 | 06/10/2024Bão Yagi khiến GDP quý III/2024 của Việt Nam giảm 0,35%
Do bão Yagi, Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… có thể giảm trên 0,5%. Dự báo kinh tế 14:21 | 15/09/2024Bức tranh kinh tế thế giới 8 tháng đầu năm: Nhiều dấu hiệu lạc quan
Trong 8 tháng đầu năm 2024, các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 so với các dự báo đưa ra trước đó. Quốc tế 12:51 | 07/09/2024Việt Nam cần nỗ lực hơn để cải thiện chất lượng tăng trưởng
CIEM dự báo 2 kịch bản tăng trưởng. Trong Kịch bản 1, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55% trong năm 2024. Trong Kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95% trong năm 2024. Dự báo kinh tế 23:20 | 09/07/2024Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế đã phục hồi trở lại
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho rằng, nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn, tốc độ tăng trưởng năm 2024 có khả năng sẽ đạt, thậm chí vượt cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra (6,5%). Dự báo kinh tế 22:33 | 06/07/2024Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tính toán và đề xuất kịch bản 2 với dự kiến cả năm GDP đạt 7%
Quý III và IV là các quý động lực của năm, nếu như chỉ mức độ 6,5% thì hoàn toàn khả thi. Chúng ta hoàn toàn có sơ sở để kỳ vọng kết quả cao hơn, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra, tăng cao hơn 6,5%. Dự báo kinh tế 21:21 | 06/07/2024Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với 4 khó khăn, thách thức lớn
Bộ KHĐT đã và đang theo dõi sát tình hình, chủ động nghiên cứu, kịp thời tham mưu các giải pháp, chính sách để phấn đấu hoàn thành Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024 và đạt cao nhất Kế hoạch 05 năm 2021-2025. Dự báo kinh tế 19:05 | 19/06/2024Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý!
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định rằng, áp lực lạm phát gia tăng; CPI tháng 5 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023, bình quân 5 tháng tăng 4,03%, cao hơn cận dưới mục tiêu cả năm là 4-4,5% và có xu hướng tăng qua từng tháng. Kinh tế - Xã hội 15:40 | 01/06/2024Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu 6 thách thức và 5 giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
"Đặc biệt, tâm lý sợ sai sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức làm cản trở quá trình phát triển trong thời gian tới", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. Dự báo kinh tế 18:32 | 29/05/2024Báo cáo Việt Nam 2045: Xu hướng kinh tế toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Hội thảo “Báo cáo Việt Nam 2045: Xu hướng kinh tế toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, nhằm thảo luận sâu hơn về bối cảnh kinh tế, địa chính trị thế giới với những thay đổi phức tạp kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, làm rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam, từ đó đưa ra các hàm ý các chiến lược thích ứng phù hợp. Dự báo kinh tế 18:21 | 21/05/2024Nếu tình hình giải ngân tốt, thì chuyện thiếu vốn có thể xảy ra!
Kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy, chúng ta cũng đã giải ngân được một lượng vốn khá lớn, hơn 80.000 tỷ đồng và đạt tỷ lệ là hơn 13,7%. Dự báo kinh tế 08:19 | 16/05/2024Áp lực lạm phát cũng đang gia tăng
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng áp lực lạm phát từ phía cầu (yếu tố tiền tệ) là không lớn, mà chủ yếu đến từ phía cung (chi phí sản xuất). Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, theo dõi sát để chủ động có giải pháp điều hành giá chặt chẽ, thận trọng, phù hợp, kịp thời Dự báo kinh tế 16:28 | 05/05/2024Kỳ vọng xuất khẩu gạo tiếp tục bứt phá trong năm 2024
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý I/2024, xuất khẩu gạo đạt gần 2,2 triệu tấn với trị giá thu về 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng đến 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gạo trên 8 triệu tấn với kỳ vọng đạt giá trị 5 tỷ USD. Dự báo kinh tế 09:38 | 26/04/2024 Xem thêmMới nhất / Đọc nhiều
11 tháng TKV ước đạt doanh thu 150.157 tỷ đồng, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
TKV đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý IV/2024, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp 02/12/2024Phương thức tiến hành công tác lập pháp được đổi mới sâu sắc
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng… Kinh tế - Xã hội 01/12/2024Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhiều hoạt động thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhiều hoạt động thể thao Sự kiện 01/12/2024Đã đủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đã đủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc... Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 01/12/2024Nestlé Việt Nam đồng hành và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hành trình phát triển bền vững
Với kinh nghiệm và thế mạnh đi đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững, năm 2024, Nestlé Việt Nam có thêm một vai trò mới là đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cùng thực hành bền vững. Tăng trưởng xanh - Phát triển bền vững 01/12/2024Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP và Luật Đấu thầu
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Qu Chính sách 29/11/2024Hành vi xanh trá hình: Nghiên cứu tổng quan từ góc độ liên ngành
Hoạt động xanh trá hình của các doanh nghiệp đã tăng tốc trong những năm gần đây, kéo theo sự hoài nghi ngày càng tăng về các tuyên bố xanh của họ. Nghiên cứu - Trao đổi 26/11/2024Ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh người dùng có rất nhiều lựa chọn dịch vụ ví điện tử khác nhau với nhiều khuyến mãi hấp dẫn, để tồn tại và phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ MoMo cần phải luôn tìm cách giữ chân khách hàng hiện có. Nghiên cứu - Trao đổi 29/11/2024Chuyển đổi số trong ngành tài chính ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp
Bài viết nêu lên thực trạng chuyển đổi số ngành tài chính, đồng thời chỉ ra một số cơ hội và thách thức. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính tại Việt Nam. Nghiên cứu - Trao đổi 28/11/2024Kết nối người tiêu dùng và doanh nghiệp, lan tỏa thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam”
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 bắt đầu diễn ra từ ngày 25/11 đến 01/12/2024 tạo nên một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt Thị trường - Doanh nghiệp 25/11/2024Multimedia / Ảnh | Videos
Ngành Kế hoạch và Đầu tư; ngành Tài chính TP. Hải Phòng tổng kết công tác năm 2022
Ngày 05/01/2023, liên Sở: Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của ngành Kế hoạch và Đầu tư - ngành Tài chính TP. Hải Phòng Video 19/01/2023Hội thảo khoa học quốc gia thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững
Ngày 24/9/2022, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững: Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp” tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tin ảnh 30/09/2022Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính
Sáng ngày 12/5, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức “Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”. Video 23/05/2022Diễn đàn dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023 và triển vọng tăng trưởng các ngành kinh tế chính
Diễn đàn được tổ chức ngày 12/5/2022, vào thời điểm nền kinh tế vừa đi qua 4 tháng đầu năm 2022 và đang đối diện với nhiều diễn biến mới từ bối cảnh trong nước, quốc tế Tin ảnh 13/05/2022Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam
Hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam”, do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vừa khai mạc sáng nay, ngày 15/12, tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, UNDP, cùng nhiều doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu về đổi mới sáng tạo… Video 19/12/2021 Based on MasterCMS Ultimate Edition v2.9 2024 Phiên bản di độngTừ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Gdp Việt Nam
-
Tốc độ Tăng Trưởng GDP Quý 2/2022 Cao Nhất Một Thập Kỷ
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank
-
Tăng Trưởng GDP Kỳ Vọng Cả Năm - Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam ...
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2020 Và Triển Vọng Năm 2021 (18 ...
-
Dự Báo Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Phục Hồi Mạnh Trong Năm ...
-
GDP Quý II/2022 Tăng Trưởng 7,72%, Cao ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Tiếp đà Quý II, Dự Báo Tăng Trưởng Cả Năm 2022 Có Thể đạt Hoặc ...
-
Kinh Tế Việt Nam 2020: Một Năm Tăng Trưởng đầy Bản Lĩnh
-
Tăng Trưởng GDP Năm 2022 Có Thể đạt Trên 6,5%, Dù Nhiều Thách Thức
-
Top 10 Quốc Gia được Dự Báo Tăng Trưởng GDP Nhanh Nhất Thế Giới ...
-
GDP Quý II/2022 Tăng Trưởng 7,72%, Cao ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
[DOC] Xã Hội 10 Năm 2011-2020, Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế
-
[PDF] Việt Nam Cần Những Gì để đạt được Khát Vọng Tăng Trưởng Dài Hạn?
-
Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Thực Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ?
-
Kinh Tế Phục Hồi Tích Cực, Tăng Trưởng GDP Cả Năm Sẽ Vượt Mục Tiêu
-
GDP Quý IV đảo Chiều, Cả Năm 2021 Tăng Trưởng 2,58%
-
Lạc Quan Về Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam - Báo Người Lao động
-
Kinh Tế Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đến Năm 2030: Tốc độ Tăng Trưởng GDP Bình Quân Cả Giai đoạn ...