Tăng Trưởng Khu Vực Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản Bệ đỡ Cho Nền ...
Có thể bạn quan tâm
Trong năm 2021 đại dịch Covid-19 đã gây tác động lớn tới mọi mặt của kinh tế, đời sống, xã hội, đặc biệt trong quý III, kinh tế suy giảm chưa từng có khi GDP giảm tới 6,02% với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự chuyển hướng kịp thời trong chiến lược phòng chống dịch Covid-19 theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả và tăng tốc trong quý IV đồng thời đảm bảo đời sống xã hội. Trong bức tranh kinh tế còn nhiều gam trầm, nổi lên những điểm sáng trong đó khu vực Nông, lâm nghiệp và Thủy sản, là một trong những “bệ đỡ” của nền kinh tế 2021, khi có tốc độ tăng 2,9% cao hơn mức tăng 2,58% của cả nền kinh tế tạo đà cho năm 2022 phục hồi, tăng tốc.
Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
Hình 1. Tốc độ tăng/giảm GDP các quý năm 2021 (%)
Trong bối cảnh nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế bị gián đoạn, thiệt hại nặng nề, sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia, đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, khẳng định rõ là một trong những trụ đỡ kinh tế vững chắc trong mọi hoàn cảnh. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực. Ngành nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
Về sản xuất lúa, diện tích lúa cả năm ước đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn. Trong đó: Lúa đông xuân có diện tích gieo trồng đạt 3.006,8 nghìn ha, giảm 17,2 nghìn ha; năng suất đạt ở mức cao với 68,6 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha; sản lượng lúa đông xuân đạt 20,63 triệu tấn, tăng 755,1 nghìn tấn. Lúa hè thu có diện tích gieo trồng đạt 1.954,2 nghìn ha, tăng 9,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2020; năng suất đạt 57 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha; sản lượng đạt 11,14 triệu tấn, tăng 389,1 nghìn tấn. Lúa thu đông có diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2021 ước tính đạt 719,7 nghìn ha, giảm 4,3 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước chủ yếu do chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và do bị ảnh hưởng dây chuyền từ vụ hè thu xuống giống muộn, một số chân ruộng không đủ thời vụ sản xuất nên tạm cho đất nghỉ ngơi, mở ruộng đón phù sa chuẩn bị cho vụ đông xuân sắp tới; năng suất toàn vụ ước tính đạt 56,1 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng ước tính đạt 4,04 triệu tấn, tăng 9,4 nghìn tấn. Lúa mùa có diện tích gieo cấy là 1.559,7 nghìn ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm trước, chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng sang trồng cây hằng năm khác hoặc cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn; năng suất ước tính đạt 51,7 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng chung toàn vụ ước tính đạt 8,07 triệu tấn, giảm 36,2 nghìn tấn so với vụ mùa năm trước.
Hình 2: Sản lượng một số cây hàng năm chủ yếu
Về cây lâu năm, trong năm 2021, diện tích trồng cây lâu năm ước tính đạt 3.688,6 nghìn ha, tăng 2% so với năm 2020, bao gồm nhóm cây công nghiệp đạt 2.209,9 nghìn ha, tăng 1,1%; nhóm cây ăn quả đạt 1.173,4 nghìn ha, tăng 3,4%; nhóm cây lấy dầu đạt 189,1 nghìn ha, tăng 3,2%; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 55 nghìn ha, tăng 3,8%.
Về chăn nuôi, ngành chăn nuôi đã có nhiều giải pháp tích cực để kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhờ đó mà dịch bệnh đã giảm, nhu cầu thị trường tăng lên trong những tháng cuối năm, sản lượng sản phẩm chăn nuôi tăng so với năm trước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu năm 2021 đều tăng so với năm trước như: Sữa đạt 1,2 triệu tấn, tăng 1,5% so với năm 2020; trứng đạt 17.530,4 triệu quả, tăng 5,1%; thịt bò đạt 458,3 nghìn tấn, tăng 3,8%, thịt lợn đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6%…
Biểu 1. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
Về Lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước tính đạt 277,8 nghìn ha, tăng 2,8% so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 99 triệu cây, tăng 3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 18,1 triệu m3, tăng 5,4%; sản lượng củi khai thác đạt 18,8 triệu ste, giảm 1,6%.
Về Thủy sản, trong năm 2021 sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 3.920,8 nghìn tấn, tăng 0,9% so với năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.036,1 nghìn tấn, tăng 1%; tôm đạt 148,9 nghìn tấn, tăng 1,2%; thủy sản khác đạt 735,8 nghìn tấn, tăng 0,6%. Sản lượng thủy sản khai thác biển năm 2021 ước đạt 3.726 nghìn tấn, tăng 0,9%, trong đó: Cá đạt 2.903,5 nghìn tấn, tăng 1%; tôm đạt 138,7 nghìn tấn, tăng 1,2%.
Một số mặt hàng nông sản và được sản xuất từ nông sản có giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2020 như: Thủy sản đạt 1.977 triệu USD, tăng 11,8% so với năm 2020; Sữa và sản phẩm sữa đạt 1.189 triệu USD, tăng 13,4%; Rau quả đạt 1.489 triệu USD, tăng 13,7%; Hạt điều đạt 4.213 triệu USD, tăng 133%; ngô đạt 2.872 triệu USD, tăng 20,3%; Cao su đạt 2.988 triệu USD, tăng 103%; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2.948 triệu USD, tăng 15,2%; Bông đạt 3.253 triệu USD, tăng 42,5%; Sợi dệt đạt 2.577 triệu USD, tăng 28,9%; …
Với những kết quả đạt được như vậy, các ngành trong khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, đảm bảo thu nhập cho người dân và an sinh xã hội trong năm 2021, góp phần thực hiện tốt xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2021, ước tính thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 73 nghìn đồng so với năm 2020; tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020.
Công tác an sinh xã hội được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhất trong năm 2021 đặc biệt là đảm bảo cuộc sống cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 15/12/2021 tổng kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương đã hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021; Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ là gần 31,4 nghìn tỷ đồng cho 28,8 triệu lượt người và 337,9 nghìn đơn vị sử dụng lao động/hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ đã hỗ trợ 37,5 nghìn tỷ đồng cho gần 22,3 triệu lượt người và 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động/hộ kinh doanh. Tính đến ngày 23/12/2021 đã hỗ trợ gần 149,1 nghìn tấn gạo cho 2,5 triệu lượt hộ với gần 9,9 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói do giáp hạt, ảnh hưởng dịch bệnh và thiên tai.
Công tác an sinh xã hội định kỳ và công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện ngay cả trong điều kiện dịch bệnh, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chăm lo cho hộ nghèo. Trong năm 2021, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là 9,7 nghìn tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ cho các đối tượng người có công, thân nhân người có công là 4,4 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 2,8 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ cứu đói các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác là 2,5 tỷ đồng. Có gần 29,1 triệu thẻ bảo hiểm xã hội/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng.
Như vậy, tăng trưởng khu vực Nông, lâm nghiệp và Thủy sản đã thể hiện rõ vai trò là bệ đỡ cho nền kinh tế trong năm 2021 khi sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản và những sản phẩm từ nông sản tăng so với năm 2020, góp phần đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 và thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia như xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Nông Lâm Thủy Sản
-
Tốc độ Tăng Trưởng Ngành Nông, Lâm Nghiệp, Thủy Sản 6 Tháng đầu ...
-
Đến Năm 2030, Tốc độ Tăng Trưởng GDP Nông Lâm Thủy Sản đạt Bình ...
-
Đến 2030, Phấn đấu Tốc độ Tăng Trưởng GDP Nông Lâm Thủy Sản đạt ...
-
Tốc độ "thần Tốc" Trong Tăng Trưởng Nông, Lâm, Thủy Sản Của Hải ...
-
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Tăng Trưởng ấn Tượng Bất Chấp Covid-19
-
Tăng Trưởng Khu Vực Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản Là Bệ đỡ Cho ...
-
Giai đoạn 2021-2030, Tỉnh Ta Phấn đấu Tốc độ Tăng Trưởng Giá ... - NTO
-
2025, Phấn đấu Tốc độ Tăng Trưởng Ngành Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy ...
-
Nông Nghiệp Và Thủy Sản | Open Development Vietnam
-
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Tiếp Tục Giữ đà Tăng Trưởng
-
Đến 2030, Phấn đấu Tốc độ Tăng Trưởng GDP Nông Lâm Thủy Sản đạt ...
-
Bắc Giang Phấn đấu đến Năm 2030, Tốc độ Tăng Trưởng GDP Ngành ...
-
Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Lập Kỷ Lục, Tiến Sát Mốc 50 Tỷ USD
-
Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Là điểm Sáng Khi Tăng Trưởng Trong ...
-
Quý I, Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tăng Hơn 15%
-
Tốc độ Tăng Trưởng Ngành Nông Lâm Nghiệp Thủy Sản 9 Tháng đầu ...
-
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 6 Tháng: Thặng Dư 3,14 Tỷ USD
-
Báo Chí đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp Kiến Tạo, Phát Triển Kinh Tế ...
-
Tốc độ Tăng Trưởng Ngành Nông, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Giai đoạn 2016