Tăng Trưởng Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tăng trưởng và phát triển
  • 2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
  • 3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
  • 4 Các nhân tố của tăng trưởng doanh thu
  • 5 Hạch toán tăng trưởng kinh tế
  • 6 Hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Chú thích
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 2/2022) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết này trong loại bàiKinh tế học
  Các nền kinh tế theo vùng 

Châu Phi · Bắc Mỹ Nam Mỹ · Châu Á Châu Âu · Châu Đại Dương

Đề cương các chủ đề
Phân loại tổng quát

Kinh tế học vi mô · Kinh tế học vĩ mô Lịch sử tư tưởng kinh tế Lý luận · Các phương pháp không chính thống

Các phương pháp kỹ thuật

Toán học · Kinh tế lượng Thực nghiệm · Kế toán quốc gia

Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực

Hành vi · Văn hóa · Tiến hóa Tăng trưởng · Phán triển · Lịch sử Quốc tế · Hệ thống kinh tế Tiền tệ Tài chính Công cộng Phúc lợi Sức khỏe · Nhân lực · Quản lý Quản trị · Thông tin · Tổ chức · Lý thuyết trò chơi Lý thuyết tổ chức ngành · Luật pháp Nông nghiệp · Tài nguyên thiên nhiênMôi trường · Sinh thái Đô thị · Nông thôn · Vùng

Danh sách

Tạp chí · Ấn bản Phân loại · Các chủ đề · Kinh tế học gia

Các tư tưởng kinh tế 

Vô chính phủ · Tư bản cộng sản · Tập đoàn Phát-xít · Gióc-giơ Hồi giáo · Laissez-faire Chủ nghĩa xã hội thị trường · Trọng thương Bảo hộ · Xã hội Chủ nghĩa công đoàn · Con đường thứ ba

Các nền kinh tế khác 

Ăng-lô - Xắc-xông · Phong kiến Toàn cầu · Săn bắn-hái lượm Nước công nghiệp mới Cung điện · Trồng trọt Hậu tư bản · Hậu công nghiệp Thị trường xã hội · Thị trường chủ nghĩa xã hội Token · Truyền thống Thông tin · Chuyển đổi

Chủ đề Kinh tế học
Hộp này:
  • view
  • talk
  • edit

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.[1]

Tăng trưởng và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.

Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.

Đo lường tăng trưởng kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:

y = dY/Y × 100(%),

trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế.

  • Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.
  • Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.
  • Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.
  • Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)).
  • Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ.
  • Mô hình Sung Sang Parknguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người.
  • Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).

Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế).

Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng.

Các nhân tố của tăng trưởng doanh thu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.

  • Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."[2]
  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
  • Tích lũy tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....
  • Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.

Hạch toán tăng trưởng kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.

Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng sản phẩm quốc nội
  • Tổng thu nhập quốc dân
  • Mô hình tăng trưởng Solow Handiven
  • Phát triển kinh tế

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Samuelson Paul A., Nordhalls William D, Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài chính (2007).
  • Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger, Kinh tế học, Nhà xuất bản Thống kê (2007).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Các lý thuyết Tăng trưởng kinh tế Lưu trữ 2016-10-02 tại Wayback Machine, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
  2. ^ Begg, Tr.559.
  • x
  • t
  • s
Kinh tế học
Kinh tế học vĩ mô
  • Kỳ vọng thích nghi
  • Tổng cầu
  • Cán cân thanh toán
  • Chu kỳ kinh tế
  • Sử dụng công suất
  • Bay vốn
  • Ngân hàng trung ương
  • Niềm tin tiêu dùng
  • Tiền tệ
  • Sốc cầu
  • DSGE
  • Tăng trưởng kinh tế
  • Chỉ báo kinh tế
  • Cầu hiệu quả
  • Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ
  • Đại Suy thoái
  • Siêu lạm phát
  • Lạm phát
  • Tiền lãi
  • Lãi suất
  • Đầu tư
  • Mô hình IS-LM
  • Microfoundations
  • Chính sách tiền tệ
  • Tiền
  • NAIRU
  • Tài khoản quốc gia
  • Sức mua tương đương
  • Tỷ lệ lợi nhuận
  • Kỳ vọng hợp lý
  • Suy thoái kinh tế
  • Tiết kiệm
  • Đình lạm
  • Sốc cung
  • Thất nghiệp
  • Các ấn phẩm kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vi mô
  • Aggregation problem
  • Xác lập ngân sách
  • Lựa chọn tiêu dùng
  • Convexity
  • Phân tích chi phí - lợi ích
  • Tổn thất vô ích do thuế
  • Phân phối
  • Duopoly
  • Điểm cân bằng thị trường
  • Economic shortage
  • Thặng dư kinh tế
  • Kinh tế quy mô
  • Economies of scope
  • Độ co giãn của cầu
  • Expected utility hypothesis
  • Ảnh hưởng ngoại lai
  • Lý thuyết cân bằng tổng thể
  • Bàng quan
  • Intertemporal choice
  • Chi phí biên
  • Thất bại thị trường
  • Cơ cấu thị trường
  • Độc quyền
  • Monopsony
  • Non-convexity
  • Oligopoly
  • Chi phí cơ hội
  • Ưu tiên kinh tế
  • Production set
  • Lợi nhuận
  • Hàng hóa công cộng
  • Hiệu suất thay đổi theo quy mô
  • Risk aversion
  • Sự khan hiếm
  • Social choice theory
  • Chi phí chìm
  • Nguyên lý cung - cầu
  • Lý thuyết doanh nghiệp
  • Thương mại
  • Sự không chắc chắn
  • Thỏa dụng
  • Microeconomics publications
Các phân ngành
  • Kinh tế học hành vi
  • Kinh tế học phát triển
  • Kinh tế xã hội
  • Kinh tế học môi trường
  • Kinh tế học thực chứng
  • Kinh tế học gia đình
  • Kinh tế học tổ chức
  • Kinh tế học tài chính
  • Địa lý kinh tế
  • Lý thuyết tổ chức ngành
  • Kinh tế thông tin
  • Kinh tế học thể chế
  • Kinh tế học quốc tế
  • Kinh tế học lao động
  • Luật pháp và Kinh tế
  • Kinh tế chính trị
  • Tài chính công
  • Kinh tế học phúc lợi
Phương pháp luận
  • Kinh tế học tính toán
  • Kinh tế lượng
  • Dữ liệu kinh tế
  • Kinh tế học thực nghiệm
  • Kinh tế học phi chính thống
  • Kinh tế học chính thống
  • Toán kinh tế
  • Kinh tế học chuẩn tắc
  • Kinh tế học thực chứng
  • Methodological publications
Lịch sử tư tưởng kinh tế
  • Lịch sử tư tưởng kinh tế ở Hy Lạp và La Mã cổ đại
  • Trường phái kinh tế học Áo
  • Trường phái kinh tế học Chicago
  • Kinh tế học cổ điển
  • Kinh tế nữ quyền
  • Thuyết định chế
  • Kinh tế học Keynes
  • Kinh tế chính trị Marx-Lenin
  • Kinh tế học tân cổ điển
Các nhà kinh tế học nổi tiếng
  • François Quesnay
  • Adam Smith
  • David Ricardo
  • Thomas Malthus
  • Karl Marx
  • Kenneth Arrow
  • Francis Ysidro Edgeworth
  • Milton Friedman
  • Ragnar Frisch
  • Harold Hotelling
  • John Maynard Keynes
  • Friedrich Hayek
  • Tjalling Koopmans
  • Jacob Marschak
  • John von Neumann
  • Vilfredo Pareto
  • Paul Samuelson
  • Simon Kuznets
  • Leonid Kantorovich
  • Joseph Schumpeter
  • Amartya Sen
  • Herbert A. Simon
  • Robert Solow
  • Paul Krugman
  • Joseph Stiglitz
  • more
Các tổ chức quốc tế
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
  • Economic Cooperation Organization
  • EFTA
  • IMF
  • OECD
  • Ngân hàng Thế giới
  • Tổ chức Thương mại Thế giới
  • Category
  • Index
  • Lists
  • Outline
  • PublicationsBusiness and economics portal
  • x
  • t
  • s
Toàn cầu hóa
  • Sách
  • Chỉ số
  • Tạp chí
  • Danh sách
  • Tổ chức
  • Nghiên cứu
  • Thuật ngữ
  • Nhà văn
Phương diện
  • Toàn cầu hóa thay thế
  • Chống lại toàn cầu hóa
  • Chống lại sự bá quyền toàn cầu hóa
  • Toàn cầu hóa văn hóa
  • Phi toàn cầu hóa
  • Toàn cầu hóa dân chủ
  • Toàn cầu hóa kinh tế
  • Hệ thống tài chính toàn cầu
  • Chính quyền toàn cầu
  • Y tế toàn cầu
  • Lịch sử toàn cầu hóa
  • Chính trị toàn cầu
  • Toàn cầu hóa thương mại
  • Nhân lực toàn cầu
Khái niệm
  • Trao đổi Colombo
  • Công đoàn
  • Xã hội tiêu dùng
  • Chủ nghĩa thế giới
  • Dân chủ hóa
  • Kinh tế
    • Phát triển
    • Tăng trưởng
  • Toàn cầu
    • Công dân
    • Thành phố
    • Chung toàn cầu
    • giới quyền lực
    • Công lý
  • Globalism
  • Globality
  • Bản địa hóa
  • Quốc tế
    • Phát triển
    • Tài chính
    • bất bình đẳng
  • Chủ nghĩa tự do mới
  • Mundialization
    • democratic
  • Những ranh giới hành tinh
  • siêu quốc gia
  • Nén thời gian-không gian
  • Chủ nghĩa xuyên quốc gia
  • Thế giới
    • Công dân
    • Kinh tế
Vấn đề liên quan
  • Khí hậu
    • Biến đổi khí hậu
    • công lý
  • Hỗ trợ phát triển
  • Bất bình đẳng kinh tế
  • Ngôn ngữ bị đe dọa
  • Công bằng thương mại
  • Toàn cầu
    • Toàn cầu hóa và dịch bệnh
    • Chia sẻ kỹ thuật số toàn cầu
    • Bất bình đẳng
    • labor arbitrage
    • Ấm lên toàn cầu
    • Nạn khan hiếm nước
  • Các loài xâm lấn
  • Nhân quyền
  • Dòng tài chính bất hợp pháp
  • Giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước
  • Phân công quốc tế mới về lao động
  • Phân chia Bắc-Nam
  • Offshoring
  • Quá tải dân số
    • xu hướng
  • Cuộc đua xuống đáy
    • Giả thuyết thiên đường ô nhiễm
  • Tội phạm xuyên quốc gia
  • Tây hóa
  • Chiến tranh thế giới
Học thuyết liên quan
  • Tích lũy tư bản
  • Phụ thuộc
  • Sự phát triển
  • Hệ thống Trái Đất
  • Hiện đại hóa
    • sinh thái
  • Tích lũy nguyên thủy
  • Biến đổi xã hội
  • Lịch sử thế giới
  • hệ thống thế giới
Học giả
  • Samir Amin
  • Arjun Appadurai
  • K. Anthony Appiah
  • Giovanni Arrighi
  • Jean Baudrillard
  • Zygmunt Bauman
  • Ulrich Beck
  • Walden Bello
  • Jagdish Bhagwati
  • Manuel Castells
  • Noam Chomsky
  • Alfred Crosby
  • Andre G. Frank
  • Thomas Friedman
  • Anthony Giddens
  • Michael Hardt
  • David Harvey
  • David Held
  • Paul Hirst
  • Paul James
  • Ibn Khaldun
  • Naomi Klein
  • Antonio Negri
  • Jeffrey Sachs
  • Saskia Sassen
  • John R. Saul
  • Vandana Shiva
  • Joseph Stiglitz
  • John Urry
  • Immanuel Wallerstein
  • Cổng thông tin Chủ đề
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • x
  • t
  • s
Quản trị
  • Tổng quan về quản trị kinh doanh
  • Danh sách bài viết về quản trị
Theo loại hình of tổ chức
  • Giáo dục
  • Đoàn thể
  • Kinh doanh
  • Nhà hàng
  • Y tế
  • Quân sự
  • Hành chính công
Theo phương hướng (bên trong một tổ chức)
Theo phạm vi
Chiến lược(top-level)
  • Năng lực
  • Sự thay đổi
  • Truyền thông
  • Tài chính
  • Sáng tạo và đổi mới
  • Hiệu suất
  • Rủi ro
  • Hệ thống
Theo thành phần
  • Cơ sở vật chất
  • Sản phẩm
    • Vòng đời sản phẩm
    • Thương hiệu
  • Chương trình
  • Dự án
    • Công trình
Theo hoạt động hoặcphòng ban quản trị
Phòng ban
  • Marketing
  • Vận hành/Sản xuất
    • Quá trình
    • Chất lượng
  • Bán hàng
Nhân viên
  • Kế toán
  • Văn phòng
  • Hồ sơ
Theo khía cạnh hoặcmối quan hệ
  • Customer relationship
  • Engineering
  • Quản trị Logistic
  • Nhận thức
  • Chuỗi cung ứng
  • Tài năng
Theo vấn đề
  • Xung đột
  • Khủng hoảng
  • Stress
Theo nguồn lực
  • Nguồn lực môi trường
  • Nhân lực
  • Thông tin
  • Công nghệ thông tin
  • Tri thức
  • Đất đai
  • Vật tư
  • Kỹ năng
  • Chứng khoán
  • Công nghệ
  • Thời gian
Chức vụquản lý
  • Tạm thời
  • Cấp trung
  • Cấp cao
Phương phápvà cách tiếp cận
  • Phụ tá
  • Phương pháp cộng tác
  • Phân phối
  • Quản lý giá trị thu được
  • Quản trị dựa trên chứng cứ
  • Mô hình lãnh đạo đầy đủ
  • Quản trị theo mục tiêu
  • Phong cách quản trị
  • Quản trị vĩ mô
  • Quản trị vi mô
  • Quản lý khoa học
  • Doanh nghiệp xã hội
  • Xây dựng nhóm
  • Quản lý trực quan
Kỹ năng và hoạt độngquản trị
  • Ra quyết định
  • Dự báo
  • Lãnh đạo
Người tiên phong vàcác học giả
  • Peter Drucker
  • Eliyahu M. Goldratt
  • Oliver E. Williamson
Giáo dục
  • Association of Technology, Management, and Applied Engineering
  • Business school
  • Certified Business Manager
  • Chartered Management Institute
  • Critical management studies
  • Degrees
    • Bachelor of Business Administration
    • Master of Business Administration
    • PhD in management
  • Organizational studies
Khác
  • Quản trị kinh doanh
  • Collaboration
  • Quản trị công ty
  • Executive compensation
  • Tư vấn quản lý
  • Kiểm soát (Quản trị)
  • Management cybernetics
  • Management development
  • Management fad
  • Hệ thống quản lý
  • Kinh tế học quản trị
  • Tâm lý học quản trị
  • Quản trị học
  • Phát triển tổ chức
  • Quản trị hành vi tổ chức
  • Ông chủ tóc nhọn
  • Williamson's model of managerial discretion
Cổng thông tin Systems science portal
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tăng_trưởng_kinh_tế&oldid=71248141” Thể loại:
  • Chỉ số kinh tế học vĩ mô
  • Phát triển kinh tế
  • Chỉ số kinh tế
  • Tăng trưởng kinh tế
Thể loại ẩn:
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
  • Trang thiếu chú thích trong bài

Từ khóa » Tính Tốc độ Tăng Trưởng Gdp Qua Các Năm