Tánh Chân Thật Bản Lai Là Gì? - .vn
Có thể bạn quan tâm
Tánh và Tướng
Trước khi tìm hiểu để nhận diện tánh người và Phật tánh trong mối tổng hòa nội sinh. Chúng ta cần phải lần lần xác định và khu biệt được những thuộc tính khác biệt trong quá trình tương tục, tương tác của cá tính con người; thông qua đó giúp ta nhận diện được đâu là tánh duyên khởi (pháp trần) và đâu là tánh bản lai diện mục hay còn gọi là (Phật tánh).
Theo giáo lý duyên khởi của Phật giáo được biết, Tánh của con người ta luôn luôn biến đổi theo duyên trần (cảnh trần). Vậy, trong (tâm tánh) của con người theo kinh điển diễn tả: có lúc tâm tánh người ta hiền lành như Bụt, có lúc sân hận, dữ dằn, ngu si như quỷ dữ và súc vật. Cũng diễn tả về điều này, cổ nhân còn cho rằng trong con người ta có đủ các tánh của thánh, phàm, quỷ, ma. Xuất phát từ sự thấy biết này, với lòng bi mẫn thương cảm chúng sinh trong vòng luân hồi sinh tử khổ đau. Nên đức Phật đã chế ra nhiều phương tiện tu hành giúp con người phát huy tính tích cực và loại trừ tính tiêu cực, nhằm hướng chúng sinh tới đời sống hạnh phúc an lành chấm dứt khhor đau.
Vậy, tu là để dưỡng (tâm tánh) mong lần lần trở thành người tốt ở một tái sinh sau (nhân thiên) và tiến thêm nữa là để đạt thánh quả Bồ- tát, Phật.
Lý thuyết là như thế, nhưng để nhận diện và hiểu biết được đâu là Tánh Phật, đâu là Tánh người để mà tu tập, thì quả thật điều này rất nan giải, bởi tâm tánh con người thuộc phạm trù Duy thức vô hình, nên dân gian mới nói rằng tâm tánh con người thật phức tạp khó lường. Vì lý do giáo lý đôi khi ẩn áo, sâu mầu khó tiếp cận, nên trong bài “Tướng và Tánh” người viết đã đề cập cùng đạo hữu và bạn đọc câu pháp ẩn dụ của đức Phật để nói tới một điều là với ngôn ngữ thế gian dùng để diễn tả những điều vi diệu của Phật pháp, quả thật lắm khi chúng ta bất lực trước những vấn đề khó hiểu, bởi với ngôn ngữ thông thường dù biện thông thế trí như thế nào đi nữa cũng không theo kịp, hay nói đúng hơn là không thể phô diễn được ý nghĩa sâu mầu của Phật pháp muốn nói tới; thế nên trong kinh có câu Phật pháp ‘bất khả tư nghị’ là vậy. Biết khó là thế, nhưng với người tu Phật thì mặc lòng, phải tinh tấn để nắm bắt và hiểu cho được tâm tánh của mình, bởi đây là ngọn nguồn mục đích của sự tu. Vậy, bài viết này chúng ta cùng nhau tinh tấn tìm hiểu Tánh, và chân Tánh bản lai của con người để mong cầu liễu lộ giáo lý Phật dạy.
Người có khuôn mặt phúc hậu do đâu?
Để hiểu khái niệm tâm tánh của con người, chúng ta tự đặt câu hỏi: Do đâu con người có tâm?
Trả lời câu hỏi này, theo triết lý Phật giáo cho rằng: Tâm con người có, là do duyên hợp của Tứ đại hình thành mới sinh ra.
Tâm - người Việt ta gọi là Tim, người Trung Quốc gọi là Tâm. Chữ tâm có nghĩa là tim. Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu, người đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là Tâm, ví dụ tâm cảnh, tâm địa.
Tâm thường được dùng chung với chữ vật (vật chất) thành một cặp (Tâm Vật) và còn được gọi là DANH để đối lại với chữ sắc (vật chất) thành DANH SẮC. Các sách thường định nghĩa Tâm là khả năng nhận biết một đối tượng, hay nói giản dị hơn là sự biết cảnh, biết đối tượng.
Cha ông ta (nôm na) thường nói tâm tánh con người là để chỉ cái Tánh của con người ta.
Nhân đây, chúng ta cũng tìm hiểu sâu thêm một chút về chân tâm và bản tánh xem chúng có gì khác nhau.
Theo giáo lý cũng như các tổ thầy dạy: Giữa chân tâm và bản tánh tuy danh từ có khác nhau nhưng ý nghĩa thì không khác.
Nói chân tâm là đối với vọng tâm mà nói. Chân là chân thật thường hằng không biến đổi (bất sanh bất diệt). Tâm là biết, cái biết này nó lặng lẽ trong sáng không bị cảnh chi phối.
Còn nói bản Tánh là vì cái tánh “Biết” nó sẵn có từ hồi nào đến giờ. Trong kinh gọi là Phật tánh hay chân như. Bản tánh là tên khác của Phật tri kiến hay Viên giác... Thí dụ như trong quặng nhơ sẵn có chất vàng ròng trong đó. Như vậy, căn cứ vào kinh điển, chúng ta đã có (tánh Phật từ thủa nào) nên Phật nói, Ta là Phật đã thành và các con là Phật sẽ thành là ở chỗ này. Đứng về mặt bản thể của sự vật, thì nó là bản Tánh. Thí dụ nước và sóng, nếu đứng về mặt bản thể, thì người ta gọi là Nước. Nhưng nếu đứng về mặt hiện tượng, thì người ta gọi là sóng. Như vậy, sóng và nước không thể ly khai ra mà có. Về vấn đề này, theo kinh Duy Ma Cật nói đến yếu lý “Tương Tức Tương Nhập, hay Lý Sự vô ngại” của hệ tư tưởng giáo lý kinh Hoa Nghiêm. Vì thế, nếu nói một là sai, mà nói hai thì không đúng.
Như thế là đã rõ, cha ông ta thường nói tâm tánh con người là để chỉ cái Tánh của con người ta.
Vậy, theo giáo lý cho thấy, con người ta có hai thuộc tánh (tính) đó là: Tánh Phật và Tánh Người.
Tánh Phật là 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói , Biết, thanh tịnh (để phân biệt chúng ta nên nhớ 4 thứ này thanh tịnh khác với: thấy, nghe, nói, biết không thanh tịnh do vọng tâm của con người).
Tánh Người là: Phải, Quấy, Hơn, Thua, Tốt, Xấu; và còn có 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác được tạo ra bởi điện từ ân dương của (nhục đoàn tâm) tức quả tim co bóp đẩy máu lưu thông đi khắp châu thân (cơ thể con người).
Phương cách có được nụ cười Di-lặc
Theo giáo lý đạo Phật, thì bản lai diện mục con người đã có Tánh Phật (Phật tánh) nhưng vì vô minh từ lũy kiếp nên con người để (mất) tánh Phật. Nay vì thương tưởng đức Phật thấu tỏ (thấy rõ) sự luân chuyển vận hành của Nghiệp thức chúng sinh trong 6 nẻo luân hồi mà dạy pháp tu giác ngộ- giai thoát cho chúng sinh dứt trừ khổ đau. Vì vậy, mà trong giáo lý đức Phật đã nói rõ các pháp phương tiện nhằm giúp chúng sinh thành tựu vãng sinh ở các cảnh giới an lành khác nhau. Chính vì điều này mà chúng ta phải hiểu và biết rõ ràng từ con người, vạn vật, trái đất, tam giới và quy luật luân hồi nhân quả. Đồng thời cũng phải hiểu được đâu là Phật Tánh, đâu là Tánh Người để mà tu giác ngộ-giải thoát.
Vậy Tánh Phật như thế nào?
Tánh Phật là bao trùm rộng khắp không biên giới; còn gọi là “bể tánh thanh thịnh”. Trong bể tánh thanh tịnh này có: Điện Từ Quang trùm khắp là sự sống cho tánh Phật, các vị Phật; trong Phật giới có hằng hà sa số cái Ý, cái ý này tự nhiên có đầy đủ khắp Phật giới. Trong cái ý này - tự nó có 4 phần đó là:
Lúc nào cũng thấy - gọi là hằng Thấy.
Lúc nào cũng nghe - gọi là hằng Nghe.
Lúc nào cũng động, muốn phát tiếng thì có tiếng – gọi là hằng Pháp.
Lúc nào cũng biết - gọi là hằng Tri.
Tánh Phật bao bọc và hoạt động được là nhờ Điện Từ Quang rung động chở 4 thứ nói trên.
Tánh Người gồm: có 16 thứ bao bọc đó là: (thọ, tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến). Trong đó có 4 thứ chi phối tâm tánh con người ta được coi là lớn hay còn gọi là căn bản đó là (tham-sân-si) theo giáo lý gọi đây là tam độc, cùng với tam độc này theo đó là cái tưởng, tức (vọng tưởng) phối hợp với 12 thứ đã nêu, đó là bản tính con người. Bao phủ tánh người với 16 thứ nêu trên, còn có 8 muôn 4 ngàn ảo giác luân chuyển của điện từ âm dương co bóp tánh người mà sinh ra muôn ngàn cái tưởng tượng. Tánh người hoạt động được là nhờ điện từ âm dương.
Con người tồn tại trên trái đất này, đều bị chi phối bởi sự cuốn hút (vật lý) của điện từ âm dương. Và khi con người (chết) rời bỏ xác thân này, thì điện tử âm dương với tư cách là Trung ấm thân vẫn tồn tại nhưng theo một (cơ chế khác). Vậy theo thuyết linh hồn, hay Duy thức Phật giáo thì khi con người chết chỉ là mất cái phần nhục thân này, chứ thực tế thân Trung Ấm mang điện từ theo nghiệp dẫn tái sinh. Vậy, tánh người được hiểu là “năng lượng” của điện từ. Về điều này, khoa học hiện đại ngày nay cũng cho rằng, con người chết đi nhưng năng lượng vẫn tồn tại một giai đoạn nhất định nào đó, bởi vậy mà các nhà khoa học gọi đây là trường sinh học. Còn Phật giáo gọi trường hợp này là Trung ấm thân mang điện từ.
Như vậy là theo giáo lý đạo Phật đã giúp chúng ta nhận ra tánh Phật gồm 4 thứ: hằng Thấy, hằng Nghe, hằng (nói) Pháp, hằng Biết, bốn thứ này luôn thanh tịnh, đây là chân tánh, hay còn gọi là chân như pháp tánh. Tánh này khác với tánh: Phải, Quấy, Hơn, Thua, Tốt, Xấu và 16 thứ của tánh người.
Làm cách nào để có tướng mạo xinh đẹp, phúc hậu
Vậy đức Phật và các tổ thầy dạy kiến tánh để tìm lại Bản lai diện mục Phật tánh của mình. Đây là thấy đạo, có nghĩa là “không phải vác Phật đi tìm Phật” như xưa vốn ta quên không nhận ra.. Như thế là nhờ tinh tấn tu tập ta sẽ loại bỏ lần lần được (tam độc) và trược khí của tánh người để hiển lộ dần tánh Phật trên lộ trình giác ngộ - giải thoát giới.
Để chúng ta nhận diện rõ thêm các tánh: (thấy, nghe, nói, biết) thanh tịnh. Trong bài viết có tựa đề “Tánh là gì?(Thức tánh)” của tác giả Văn Dũng trên trang (ĐPNN 10/4/2020) người viết thấy ở bài này có một so sánh rất (thú vị) phù hợp xin dẫn ra đây để giúp chúng ta nhận diện rõ hơn tánh bản lai diện mục của tánh Thấy, tánh Nghe thanh tịnh: “Thông thường ta dễ nhầm lẫn cái thấy là con Mắt. Sự thật thì con mắt tương tự như cái ống kính máy ảnh, thông qua ống kính con chíp cảm biến ánh sáng mới thu nhận được hình ảnh. Cũng vậy, thông qua con mắt (căn) Tánh thấy mới nhận được ánh sáng hình ảnh, cảnh vật. Kỳ thật, ta thường bám đuổi chạy theo cảnh vật luôn sinh diệt biến đổi vô thường, nhưng lại quên đi cái chân thường không sanh diệt biến đổi, đó là Tánh thấy nơi mình, (Tất cả đều không ngoài cái tánh thấy). Cảnh vật sáng tối luôn biến đổi sanh diệt nhưng cái Tánh thấy thì không sinh diệt biến đổi, lúc nào nó cũng thấy, có ánh sáng thì thấy được cảnh vật, không ánh sáng thì thấy tối. Có vật thì thấy có, không có vật thì thấy không, mù mắt cũng thấy (thấy tối), còn cái thấy duyên theo bóng dáng hình tướng cảnh trần phân biệt so đo của ý thức (tướng thức) thì nó không thật là chính ta.
Vì bỏ quên không sống với cái chân thường lại bám đuổi theo bóng dáng, hình tướng cảnh vật, vô thường sanh diệt biến đổi, chấp ngã, chấp pháp nên mới tạo nghiệp, sanh diệt biến đổi theo”.
Cũng lại như thế, “Nhĩ căn (lỗ tai) được ví như cái màng rung của Micro để tiếp xúc với âm thanh. Tánh nghe ví như bộ khuếch đại thu nhận phát tín hiệu âm thanh, âm thanh động tĩnh trầm bổng luôn sanh diệt biến đổi, nhưng Tánh nghe thì lúc nào cũng nghe, có âm thanh thì nghe động, dứt âm thanh thì nghe tĩnh, tất cả âm thanh tiếng động đều không ngoài tánh nghe. Tánh nghe thì nghe được bên trong, bên ngoài, trên, dưới, trước, sau và viên thông với các căn còn lại”. Bồ-tát Quan Âm trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa tượng trưng cho tánh nghe viên thông. Còn trong kinh Thủ Lăng Nghiêm giáo pháp đức Phật dạy, hành giả tu tập giác ngộ-giải thoát tri kiến, phiền não dựa vào tánh nghe để nghe lại Tự Tại thì sẽ trở thành bậc vô thượng giác.
Thanh tịnh để lòng nghe cái ý tự tại; đó mới là Tánh Nghe chân thật của Phật tánh.
Để minh định cho điều này, xin trích dẫn dưới đây 4 câu kệ trong bài ngộ thiền tông, hay còn gọi là (Như Lai Thanh tịnh thiền) của Tổ dòng thiền này dạy để kết thúc bài viết:
Thiền tông Thanh tịnh là yên
Chính chỗ thanh tịnh nhận liền tánh nghe.
Tánh nghe, tánh thấy không che
Ở trong thanh tịnh cái gì cũng thông.
Tài liệu tham khảo
- Thiền học đời Trần - nhiểu tác giả (Nxb.Tôn giáo-2006)
- Thiền căn bản; 37 Phẩm trợ đạo - Trưởng láo Thích Thông Lac (Nxb- Tôn giáo)
- Phật học tinh yếu – HT. Thích Thiền Tâm (Nxb-Tôn giáo)
- Bài: Tánh là gì?(Thức tánh) tác giả: Văn Dũng (ĐPNN cập nhật 10/4/2020)
Từ khóa » Cái Biết Chân Thật
-
Con Người Chân Thật Nơi Chính Mình | Giác Ngộ Online
-
Con Người Chân Thật - .vn
-
Cái Ta Chân Thật - Ht Viên Minh Giảng | Phật Pháp Vấn Đáp
-
Chân Thật Là Gì? - Tiền Phong
-
Chân Thật (Sacca) Là Gì ? Quyết Định (Adhitthana) Là Gì ?
-
NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT - Kinh Pháp Cú 11. "Không Chân ...
-
TRÍ TUỆ HAY SỰ THẤY BIẾT CHÂN THẬT - Những Nét Văn Hóa đạo ...
-
CÁI BIẾT SÁNG NGỜI MUÔN THUỞ - Thiền Viện Thường Chiếu
-
4 Vấn đề Chân Lý Trong đạo Phật - Bookdown
-
Thấy Biết Đúng Như Thật - Phật Học Ứng Dụng - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Cội Thiền - Cái Biết Thấu Suốt - HT Thích Nhật Quang
-
Hạnh Phúc Chân Thật - Làng Mai
-
Soi Lại để Biết Cái Gì Là Giả, Cái Gì Chân Thật Là Mình: