Táo Bón Kèm Theo đau Lưng Có Nguy Hiểm Không Và Cách Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
1. Tại sao bị táo bón kèm theo đau lưng?
Hệ tiêu hóa của con người gồm nhiều cơ quan phối kết hợp hoạt động vô cùng phức tạp, trong đó dạ dày có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, sau đó sản phẩm được đưa qua ruột để hấp thu. Sản phẩm không hấp thu được được chuyển đến ruột già, tại đây các tế bào sẽ hấp thu lượng nước còn sót lại sau đó tạo thành phân thải ra ngoài.
Táo bón có thể đồng thời gây chứng đau lưng
Táo bón xảy ra khi sản phẩm của hệ tiêu hóa này nằm quá lâu trong ruột già và bị tế bào ruột già hút kiệt nước, dẫn đến cứng và khó bị đẩy ra ngoài. Thực tế táo bón thường gặp và hầu hết xuất phát từ nguyên nhân ăn uống hoặc sinh hoạt không phù hợp. Chế độ ăn giàu chất xơ và bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng như có thói quen đại tiện lành mạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón này.
Tuy nhiên, táo bón kèm theo đau lưng là tình trạng nặng, nguyên nhân có thể do bệnh lý có sẵn như nhiễm trùng hay khối u đè lên tủy sống. Tình trạng táo bón làm tăng áp lực trong trực tràng, đồng thời gây chèn ép các cơ quan xung quanh nên có thể đau lan đến bụng hoặc lưng. Đôi khi táo bón và đau lưng cùng xuất hiện trong các bệnh lý như:
Tắc ruột
Tắc ruột có thể do phân quá cứng bị tắc ở trong ruột hoặc cơ quan khác đè lên ruột, co thắt ruột bất thường khiến phân không được tống ra ngoài. Tắc ruột thường gây đau lan đến vùng lưng và bụng, cơn đau quằn quại cần xử lý sớm.
Cẩn thận táo bón kèm theo đau lưng do tắc ruột
Đau cơ xơ hóa
Người mắc bệnh đau cơ xơ hóa sẽ gặp nhiều triệu chứng sức khỏe như: đau lưng, đau khắp cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ đi kèm với triệu chứng tiêu hóa như táo bón.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều triệu chứng tiêu hóa trong đó có táo bón, có thể đi kèm với cơn đau lưng âm ỉ hoặc không.
Táo bón kèm theo đau lưng cũng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ. Sự tăng nhanh hormone trong cơ thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón. Ngoài ra, thai kích thước lớn làm tăng áp lực cho cột sống và dễ dẫn đến đau lưng.
2. Làm gì khi táo bón kèm theo đau lưng?
Để khắc phục tình trạng táo bón kèm theo đau lưng, điều đầu tiên là cần xử lý nhanh chóng chứng táo bón, không những cần tống phân hiện tại bị kẹt trong đường ruột ra ngoài mà cần phòng ngừa tình trạng này.
Để điều trị táo bón, chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Trong chế độ ăn hàng ngày, hãy bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả, các loại ngũ cốc hoặc viên uống bổ sung nếu cần thiết. Ngoài ra, cần uống đủ nước, chia nhỏ uống thành nhiều ngụm liên tục kể cả khi không có cảm giác khát. Chỉ cần bổ sung đủ chất xơ và uống đủ nước, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện do phân được làm mềm và dễ bị đẩy ra khỏi ruột hơn.
Uống đủ nước giúp khắc phục chứng táo bón hiệu quả
Nếu táo bón là tác dụng phụ của thuốc điều trị tác động lên hoạt động của cơ đường ruột, hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng bạn gặp phải. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị thay thế hoặc hướng dẫn chế độ ăn phù hợp giảm tình trạng táo bón. Khi đó, táo bón kèm theo đau lưng cũng được cải thiện.
Những người bị táo bón mạn tính cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn uống, điều trị bằng thuốc nếu cần thiết. Song các chuyên gia khuyến cáo, táo bón nặng gây đau lưng không giải quyết được bằng các biện pháp trên mới sử dụng đến thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân để hỗ trợ.
Nếu nguyên nhân gây táo bón kèm theo đau lưng là do bệnh lý, bên cạnh khắc phục chứng táo bón tạm thời thì bệnh nhân cần điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Khi các biện pháp cải thiện trên được thực hiện nghiêm túc song cả chứng táo bón, đau lưng đều không được cải thiện hoặc chỉ 1 chứng bệnh được cải thiện thì khả năng cao 2 tình trạng này không liên quan đến nhau. Lúc này cần khám và chẩn đoán tìm nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ gợi ý phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể dùng thuốc trị chứng táo bón tạm thời
3. Hướng dẫn ngăn ngừa táo bón kèm theo đau lưng hiệu quả
Đa phần táo bón kèm theo đau lưng sẽ được cải thiện và có thể ngăn ngừa bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Kể cả khi chứng bệnh này đã được điều trị khỏi, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau, vừa tốt cho sức khỏe vừa ngăn chứng táo bón kèm theo đau lưng tái phát trở lại.
-
Hạn chế uống bia rượu, chất kích thích hoặc đồ uống chứa cafein.
-
Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
-
Chế độ ăn nhiều chất xơ từ các nguồn rau sống, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,… Cơ thể mỗi ngày cần lượng chất xơ từ 20 - 35 gram mới có thể tiêu hóa tốt.
-
Tập thể dục hàng ngày, có thể bằng các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội. Hoạt động thể chất giúp ích rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cũng như chứng đau nhức lưng.
-
Tạo thói quen đi tiêu: Tốt nhất nên tạo thói quen đi tiêu hàng ngày vào buổi sáng, thói quen này rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như ngăn ngừa chứng táo bón kèm theo đau lưng.
-
Không nên nhịn khi muốn đi tiêu: Việc trì hoãn đi tiêu sẽ khiến cảm giác buồn tiêu này nhanh chóng biến mất, phân bị giữ lại lâu trong ruột già trở nên cứng hơn. Phân càng tích tụ nhiều thì việc đi tiêu càng khó khăn, hơn nữa cũng ảnh hưởng đến các cơ quan bên cạnh như gây đau lưng.
Nhịn đi tiêu là nguyên nhân dẫn đến táo bón
Trong trường hợp cần thiết, táo bón kèm theo đau lưng sẽ cần dùng đến thuốc nhuận tràng, thuốc xổ trong thời gian ngắn. Việc lạm dụng có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe, vì thế cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị táo bón.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại cho người bị táo bón, giúp phục hồi phản xạ đại tiện và cải thiện tình trạng nhu động ruột cũng như quá trình tống phân ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, dựa vào thăm khám cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định các thăm dò khác như đo áp lực hậu môn trực tràng, nội soi đại tràng, đánh giá cá bệnh lý liên quan,... để tìm ra chính xác nguyên nhân gây táo bón, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, tối ưu.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ ngay 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » đầy Bụng Gây đau Lưng
-
Chướng Bụng đau Lưng Có Phải Là Một Biểu Hiện Nguy Hiểm?
-
Điều Gì Gây Ra Chứng đầy Bụng Và đau Lưng Của Bạn - Vinmec
-
Điều Gì Gây Ra Chứng đầy Bụng Và đau Lưng Của Bạn | Vinmec
-
Đầy Bụng Có Gây đau Lưng? - Báo Thanh Niên
-
Đầy Bụng Có Gây đau Lưng? - Tiền Phong
-
Điều Gì Gây Ra Chứng đầy Bụng Và đau Lưng Của Bạn
-
Đau Bụng Trên Và Đau Lưng Là Bệnh Gì? Bệnh Nhân Làm Thế Nào?
-
Trào Ngược Dạ Dày Gây đau Lưng, Làm Sao để Giảm? - Hello Bacsi
-
Đầy Hơi Trướng Bụng – Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Đau Dạ Dày Lan Ra Sau Lưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Đau Bụng Dưới âm ỉ Kèm đau Lưng: Thủ Phạm Chính Và Cách Giải Quyết
-
Đau Bụng Dưới Và đau Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Đau Lưng Và Táo Bón Cùng Lúc Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
5 Bài Thuốc Trị Chứng đầy Bụng, Khó Tiêu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hay Chướng Bụng đầy Hơi Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Giải Quyết
-
Đau Lưng Khó Thở: Nguyên Nhân, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - Đau Lưng Bên Trái Biểu Hiện Bệnh Gì ...