Tạo Form đặt Hàng Trong WordPress (Phần 1) - THEMEVI
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tạo Form đặt hàng trong WordPress, sử dụng Caldera Forms Free.
Phù hợp cho một hoặc một vài sản phẩm. Với nhiều sản phẩm hơn, mời bạn đọc Phần 2 nhé :). Bạn có thể tạo bao nhiêu form, thì có thể xài cho bấy nhiêu sản phẩm.
Form sẽ gồm các thành phần. Form demo ở cuối bài viết.
- Tên sản phẩm & Đường dẫn sản phẩm
- Số lượng
- Mức giá
- Tên người mua
- Địa chỉ người mua
- Số điện thoại người mua
- Email người mua
- Hình thức thanh toán
- Ghi chú đơn hàng
Bắt đầu nhé
Bài viết có gì?
- 1. Tạo Form
- 2. Thiết lập tính toán giá
- 3. Thiết lập lời nhắn sau khi đặt hàng
- 4. Thiết lập Email nhận đơn hàng (Admin & Khách hàng)
- 5. Sửa lỗi Email
- 6. Form đặt hàng demo
- Chia sẻ
1. Tạo Form
Bạn cần tạo một form với các trường sau. À nhớ là cài đặt Plugin Caldera Form trước nhé!
Trường 1. Tên sản phẩm
- Field Type: Hidden
- Name: Tên sản phẩm
- Slug: ten_san_pham
- Value: {embed_post:post_title}
Trường 2. Đường dẫn sản phẩm
- Field Type: Hidden
- Name: Link sản phẩm
- Slug: link_san_pham
- Value: {embed_post:permalink}
Trường 3. Giá
- Field Type: HTML
- Name: Giá
- Slug: gia
- Content: điền vào, điền gì cũng được, nếu muốn in đậm thì chèn cặp thẻ <strong> và </strong> hai bên.
Trường 4. Số lượng sản phẩm
- Field Type: Number
- Name: Số lượng
- Slug: so_luong
Trường 5. Họ tên người mua
- Field Type: Single Line Text
- Name: Họ tên
- Slug: ho_ten
Trường 6. Số điện thoại
- Field Type: Phone Number (Basic)
- Name: Số điện thoại
- Slug: so_dien_thoai
- Style: chọn kiểu số điện thoại, có 3 kiểu đó, bạn thích kiểu gì cũng được 🙂
Trường 7. Email người mua
- Field Type: Email
- Name: Địa chỉ email
- Slug: email
Trường 7-2. Địa chỉ mua hàng
Mình viết thiếu, nên bổ sung vào đây. Bạn không cần để ý thứ tự các trường đâu.
- Field Type: Paragraph Textarea
- Name: Địa chỉ
- Slug: dia_chi
- Rows: 4
Trường 8. Hình thức thanh toán
- Field Type: Radio
- Name: Hình thức thanh toán
- Slug: hinh_thuc_thanh_toan
- Add Option: Chuyển khoản ngân hàng & Trả tiền tại cửa hàng
Trường 9. Ghi chú đơn hàng
- Field Type: Paragraph Textarea
- Name: Ghi chú đơn hàng
- Slug: ghi_chu
- Rows: điền vào 1 con số, cái này sẽ là chiều cao của hộp
Trường 10. Giá tổng
- Field Type: Calculation
- Name: Tổng giá
- Slug: tong_gia
- Hide Label: Đánh dấu
- Before: Tổng
- After: đồng (có một dấu cách phía trước nhá)
Trường 10. Nút mua hàng
- Field Type: Button
- Name: Đặt mua
- Slug: dat_mua
- Type: Submit
- Class: btn btn-default hoặc btn btn-primary hoặc btn btn-success hoặc btn btn-warning hoặc btn btn-primary
Class là phần điền Bootstrap để đổi màu sắc của Nút. Thử từng cái để biết nó là màu gì, hoặc Google Bootstrap Button nhá 🙂
Rồi, Save Form và Preview, xem hình hài nó ra sao đã nhé.
Bạn sẽ thấy trường Tên sản phẩm & Link sản phẩm là bị ẩn. Bạn đặt Form ở bài viết sản phẩm nào, nó sẽ tự động lấy tên và đường dẫn sản phẩm đó và gửi về Email/Admin.
2. Thiết lập tính toán giá
Bước tiếp theo là ta cần thiết lập giá tự động thay đổi theo số lượng sản phẩm mà khách hàng lựa chọn.
Tạo thêm một trường Ẩn nữa
- Field Type: Hidden
- Name: Giá ẩn
- Slug: gia_an
- Value: gõ giá của sản phẩm, viết liền nhau, ví dụ 500 000 đồng thì gõ 500000
Ta quay lại Trường Tổng giá đã tạo ở Bước 1. Bấm vào Add Operator Group
Chọn Số lượng sản phẩm [so_luong] và bầm Add Line
Chọn dấu nhân (x) và Giá sản phẩm (Ẩn) [gia_san_pham_an]
Điều này nghĩa là Tổng giá = Số lượng sản phẩm x Giá sản phẩm
Đây là một phép tính đơn giản. Nếu bạn cần thêm phép tính khác thì bấm Add Line, chọn phép tính 🙂
Sau lưu lại Form và Preview, rồi điền thử coi sao nhé!
Khi chọn số lượng là 10. Tổng giá đã được cập nhật
3. Thiết lập lời nhắn sau khi đặt hàng
Tiếp là thiết lập thông báo sau khi khách hàng điền Form đặt hàng. Phần này bạn có thể để mặc định, hoặc là tùy chỉnh thêm một tí, nhìn chuyên nghiệp hơn.
Đây là lời nhắn sẽ xuất hiện sau khi khách hàng bấm nút Đặt mua. Nhìn rất tệ phải không? Hãy sửa lại nhé!
Sau khi sửa. Sử dụng %slug% (phía trên, mình đã ghi slug cho từng field rồi, bạn đọc lại để biết nhé :)). Thêm <br/> vào cuối câu để xuống hàng.
Ví dụ: Cảm ơn bạn %ho_ten% đã đặt mua %so_luong_san_pham% sản phẩm với mức giá tổng là %tong_gia%. Shop đã gửi mail thông tin đơn hàng qua %email% và sẽ gọi lại xác nhận qua %so_dien_thoai%. Sau khi xác nhận và thanh toán. Shop sẽ gửi sản phẩm đến bạn theo địa chỉ %dia_chi%.
Và kết quả.
4. Thiết lập Email nhận đơn hàng (Admin & Khách hàng)
Tiếp theo chúng ta sẽ thiết lập email nhận đơn hàng. Bấm vào Email để thiết lập. Nhìn vào hình thứ 2 bên dưới, để biết các mục có ý nghĩa gì.
From Name, From Email: Tên sẽ xuất hiện ở đầu Email
Email Recipients: Đơn hàng sẽ gửi về email này. Nếu bạn muốn đơn hàng gửi về cho nhiều người, thì cũng điền vào Email Recipients, nhưng ngăn cách nhau bởi dấu phẩy, ví dụ: [email protected], [email protected], [email protected]
Bạn có thể điền %slug% với slug của trường email. Điền như thế, thông báo đơn hàng sẽ gửi về cả email chủ shop, và email của khách hàng.
Reply to Email: Khi đơn hàng gửi về email của bạn (chủ shop). Bạn có thể trả lời email đó, phần trả lời sẽ được gửi về EMAIL điền ở mục này. Bạn có thể để trống, hoặc điền email khách hàng, xài %slug% của trường email.
Để sửa nội dung đơn hàng, bạn xem ở Email Subject và Email Message.
{summary} nghĩa là sẽ gửi thông tin toàn bộ trường mà khách hàng đã điền, về email 🙂
5. Sửa lỗi Email
Nếu bạn không nhận được email, nhưng tất cả thiết lập ở trên đều đúng. Như vậy, khả năng lớn là do Hosting đã chặn hàm mail, nên bị lỗi.
Hãy hỏi bên bán hosting để biết điều này.
Trong trường hợp này, bạn cần kích hoạt SMTP SendGrid cho Caldera Forms. Caldera Forms đã tích hợp SendGrid, nên chỉ cần API Key, mà không cần cài plugin SMTP :)).
6. Form đặt hàng demo
[caldera_form id=”CF5c9e95a9eb70e”]
Vậy là xong bài viết tạo form đặt hàng đơn giản rồi. Form phù hợp cho web chỉ bán một sản phẩm, dịch vụ, hoặc một vài sản phẩm thôi.
Bởi vì nếu bạn có nhiều sản phẩm, bạn buộc phải tạo nhiều Form. Và điều này mình sẽ đưa ra phương án giải quyết trong Phần 2. Nhớ theo dõi blog nhé 😉
Chia sẻ
Share on TwitterShare on FacebookTừ khóa » Form đặt Hàng Html
-
Các Thẻ HTML Tạo Form Thu Thập Dữ Liệu
-
Hướng Dẫn Thay Form đặt Hàng - THEMEPDU
-
28 Checkout Form Trong Thiết Kế Web - Niềm Vui Lập Trình
-
Thẻ Form Trong HTML
-
Hướng Dẫn Tạo Form đặt Hàng Chuyên Nghiệp ... - Ship Hàng Nhanh
-
HTML Form Là Gì? Xây Dựng Form Nhập Liệu Trong HTML5 Có Gì Mới?
-
Tạo Form - Bot Bán Hàng
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Trang Shopping Cart Bằng HTML, CSS Và ...
-
HTML Forms - Các Biểu Mẫu Trong HTML - GokiSoft
-
Hướng Dẫn Tạo Form đặt Hàng Chuyên Nghiệp Cho Template Blogspot ...
-
[Bài 27] Hướng Dẫn Tạo Form Đặt Hàng Báo Giá Chuyển Sang ...
-
Làm Form đăng Kí đơn Giản Bằng Html Css Nhưng Khá đẹp
-
Cách Tạo Form Giỏ Hàng Cho Shop Bán Hàng Blogspot
-
Biểu Mẫu Nhập Liệu (form) Là Gì? Thường được Sử Dụng Vào Mục ...