Tập Bài Giảng Quản Lý Giáo Dục Mầm Non - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Sư phạm
Giáo trình Quản lý giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.34 KB, 103 trang )

TẬP BÀI GIẢNGQUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON1MỤC LỤCTRANGLời nói đầu...............................................................................................................2Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC................................31.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ.............................................................................. 31.1.1. Khái niệm......................................................................................................... 31.1.2. Đặc điểm........................................................................................................... 41.2. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON.......... 41.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục............................................................................. 41.2.2. Khái niệm Quản lý trường mầm non............................................................... 51.3. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC.............................................................. 51.3.1.Chức năng quản lý giáo dục.............................................................................. 51.3.2. Các chức năng quản lý giáo dục cơ bản........................................................... 51.4. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ GIÁO DỤC........................................................... 181.4.1. Khái niệm....................................................................................................... 181.4.2. Các nguyên tắc cơ bản.................................................................................... 191.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC........................................................ 261.5.1. Khái niệm phương pháp quản lý giáo dục..................................................... 261.5.2. Các phương pháp quản lý giáo dục cơ bản.................................................... 261.5.3. Sự lựa chọn và kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý................................311.6. QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC................................................................331.6.1. Khái niệm.........................................................................................................331.6.2. Các giai đoạn của quá trình quản lý giáo dục..................................................331.7. CÁC VĂN BẢN VỀ QLGD & QLGD MẦM NON.......................................... 341.7.1. Các quy định về điều lệ, quy chế trường mầm non.........................................341.7.2. Các quy định đối với giáo viên mầm non.......................................................341.7.3. Các quy định về chính sách phát triển và đào tạo đối với giáo dục mầm non...............351.7.4. Các quy định khác...........................................................................................36Chương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON................................... 372.1. MỤC TIÊU QUẢN LÝ.................................................................................... 372.1.1. Hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục mầm non.............................................. 372.1.2. Hệ thống mục tiêu quản lý trường mầm non................................................. 372.2.VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG MẦM NON..................372.2.1. Vị trí................................................................................................................372.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.................................................................................. 382.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY TRƯỜNG MẦM NON.................................................. 382.3.1. Ban Giám hiệu................................................................................................ 382.3.2. Tổ chuyên môn............................................................................................... 392.3.3. Tổ văn phòng.................................................................................................. 402.3.4. Hội đồng trường............................................................................................. 402.3.5. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn........................................... 412.3.6. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể............................................ 412.3.7. Ban đại diện cha mẹ trẻ em............................................................................ 422.4. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON......................................................... 422.4.1. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn, yêu cầu đối với hiệu trưởng..... ................. 422.4.2. Nghiệp vụ quản lý trường mầm non.............................................................. 462.5. GVMN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÓM LỚP TRONG TRƯỜNG MN..............802.5.1. Người giáo viên mầm non................................................................................8022.5.2. Công tác quản lý nhóm lớp của giáo viên mầm non.......................................88TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................102Lời nói đầuTập bài giảng Quản lý giáo dục mầm non được biên soạn dành cho học sinhTrung cấp sư phạm mầm non. Tập bài giảng trình bày các vấn đề về lý luận quản lý,xác định rõ vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn, yêu cầu của hiệu trưởng, công tác lênkế hoạch trong trường mầm non... Ngoài ra, tập bài giảng còn là một tài liệu thamkhảo hữu ích đối với người hiệu trưởng trường mầm non, các giáo viên và nhânviên trong trường mầm non.Tập bài giảng bao gồm:Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC1. Khái quát về quản lý2. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non3. Chức năng quản lý giáo dục4. Nguyên tắc quản lý giáo dục5. Phương pháp quản lý giáo dục6. Quá trình quản lý giáo dục7. Các văn bản về quản lý giáo dục và giáo dục mầm nonChương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON1. Mục tiêu quản lý giáo dục mầm non2. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non3. Tổ chức bộ máy trường mầm non4. Hiệu trưởng trường mầm non5. Giáo viên mầm non và công tác quản lý nhóm, lớp trong trường mầm nonCách sử dụng tập bài giảng: học sinh tìm hiểu theo bố cục của các chương.Trong quá trình nghiên cứu tập bài giảng, học sinh phải áp dụng những kiến thức đãhọc vào thực tiễn bằng cách giải quyết một số tình huống đưa ra.Trong điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn tư liệu nên tập bài giảngkhông khỏi còn thiếu sót cả về nội dung và hình thức trình bày, rất mong nhận đượcsự góp ý của các thầy cô giáo và các em học sinh.-----------------------------3Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ1.1.1. Khái niệmTrong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại vàphát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ nhóm nhỏ đến phạm virộng lớn ở tầm quốc gia, quốc tế đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó.Ngày nay, thuật ngữ quản lý trở nên phổ biến và có rất nhiều cách định nghĩa khácnhau, nhưng chưa có một định nghĩa chính xác nhất được tất cả mọi người chấpnhận hoàn toàn. Tuy vậy, các định nghĩa đưa ra đều có những điểm chung, thốngnhất ở một mức độ nhất định.Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành côngviệc qua những nỗ lực của người khác.Quản lý là phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sựkhác trong cùng một tổ chức.Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhânnhằm đạt mục đích chung của cả nhóm.Quản lý là điều khiển con người và sự vật nhằm đạt mục tiêu đã định trước.Hay đơn giản quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó.Mary Parker Follett cho rằng “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đíchthông qua nỗ lực của người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản lýđạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những ngườikhác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình.Koontz và O’ Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nàocủa con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọicấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì mộtmôi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoànthành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”.Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý được James Stoner vàStephen Robbins trình bày như sau: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sửdụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ ràng hơn: “Quản lý là quá trình đạt tớimục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng: Kế hoạch – Tổ chức –Chỉ đạo – Kiểm tra”.Một cách khái quát và phổ biến nhất có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động cótổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra”.Qua rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhưng mọi khái niệm vẫn thểhiện rất rõ hai thành tố cơ bản của quản lý, đó là: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý.Sự phân định chủ thể quản lý và khách thể quản lý chỉ mang tính chất tươngđối, một cá nhân, một bộ phận đặt trong quan hệ này là chủ thể quản lý nhưng đặttrong quan hệ khác lại là khách thể quản lý. Nhưng trong một tổ chức thì quan hệquản lý xác định rõ chủ thể và khách thể.4TácđộngquảnlýCHỦ THỂ QUẢN LÝCơ chế quản lýPhương phápXác địnhMục tiêuquản lýCông cụTácđộngphảnhồiKHÁCH THỂ QUẢN LÝThực hiệnSơ đồ 1-1. Mối quan hệ giữa các thành tố của quản lý1.1.2. Đặc điểm- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định;- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, đó là chủ thể quản lý vàkhách thể quản lý. Chủ thể quản lý là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý,điều khiển; còn khách thể quản lý là bộ phận chịu sự quản lý, đây là quan hệ ra lệnh– phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc;- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người;- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan dựa trên quy luật khách quan;- Quản lý xét về mặt công nghệ là quá trình thu thập và xử lý thông tin.1.2. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON1.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dụcVề khái niệm quản lý giáo dục có nhiều có nhiều cách diễn đạt khác nhau:Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh và phốihợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên trong xãhội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà còn cho mọi người; tuynhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sựđiều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các cơsở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng caodân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân.Khi đề cập tới nội dung của quản lý giáo dục đó là hoạt động chăm sóc, giữgìn, sửa sang, sắp xếp, phối hợp và đổi mới để ổn định, phát triển giáo dục, một bộphận quan trọng của kinh tế - xã hội. Hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là bộphận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy, quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trìnhkinh tế - xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội để tái sản xuấtsức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, vấn đề cốt lõi của quản lý nhà trường,quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổ chức được các hoạt động dạyhọc thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủnghĩa mới quản lý được giáo dục; tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng vàbiến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.5Có thể đưa ra khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: cấp độ hệ thống vàcấp độ trường học- Ở cấp độ hệ thống có thể hiểu:Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quyluật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thốnggiáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục pháttriển, mở rộng cả về số lượng và chất lượng.Hay: Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giámsát… một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ chomục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.- Quản lý trường học: là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch,hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quanđiểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường, mà tiêu điểmhội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến, tiến lêntrạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Một cách khái quát: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủđích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhânviên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trườngnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.1.2.2. Khái niệm Quản lý trường mầm nonQuản lý trường mầm non là hệ thống những tác động có mục đích của hiệutrưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và họcsinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin…), đến các ảnh hưởngngoài nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luậttâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục.1.3 . CHỨC NĂNG QUẢN LÝ GIÁO DỤCChức năng quản lý được quy định một cách khách quan bởi chức năng hoạtđộng của khách thể quản lý. Từ chức năng quản lý xác định được nội dung hoạtđộng của chủ thể quản lý. Những khái niệm chức năng quản lý, quá trình quản lý,chu trình quản lý đã được sớm hình thành trong quá trình quản lý sản xuất côngnghiệp từ đầu thế kỷ 20. Các khái niệm này đã phát triển, hoàn thiện và được sửdụng trong cả lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội cũng như trong quản lý giáo dục.1.3.1. Khái niệm chức năng quản lý giáo dụcChức năng quản lý giáo dục được hiểu là một dạng hoạt động quản lýchuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lý giáo dục tác động vào khách thể quản lýcủa mình nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý giáo dục.Trong hoạt động quản lý giáo dục, “chức năng quản lý giáo dục” là điểmxuất phát để xác định chức năng của cơ quan quản lý giáo dục và cán bộ quản lýgiáo dục, đồng thời, chức năng quản lý giáo dục cũng là một căn cứ để xác định nộidung của hoạt động quản lý giáo dục.1.3.2. Các chức năng quản lý giáo dục cơ bản1.3.2.1. Chức năng kế hoạch trong quản lý giáo dụca. Khái niệm chức năng kế hoạch6Chức năng kế hoạch trong quản lý giáo dục là quá trình xác định các mụctiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện cácmục tiêu đó.- Nhiệm vụ chủ yếu của chức năng kế hoạch trong quản lý giáo dục:+ Khi tiến hành chức năng kế hoạch, người quản lý giáo dục các cấp cần xácđịnh những mục tiêu cần để phát triển giáo dục và quyết định được những biện phápcó tính khả thi (phù hợp với quan điểm, đường lối theo từng giai đoạn phát triển củađất nước và địa phương).+ Các mục tiêu và biện pháp tương ứng phải được thể hiện bằng các loại kếhoạch như: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo thời gian (năm học, họckỳ, tháng hoặc tuần lễ).- Những căn cứ thực hiện chức năng kế hoạch:+ Cơ sở pháp lý: Các văn bản chỉ đạo của Đảng, các quy định của Nhà nướcvề giáo dục;+ Cơ sở thực tiễn: Bối cảnh kinh tế - xã hội, điều kiện địa phương, đất nước,quốc tế… tác động đến giáo dục;+ Thực trạng (thành tích) của đơn vị hoặc hệ thống giáo dục;+ Khả năng đáp ứng về các nguồn lực.b. Vị trí, vai trò của chức năng kế hoạch trong quá trình quản lý giáo dục- Vị trí:Chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên của một quá trình quản lý. Thôngthường, trong các hoạt động giáo dục, công việc đầu tiên phải làm trong quá trìnhquản lý là chức năng kế hoạch. Chức năng kế hoạch giúp cho toàn bộ hệ thống hìnhdung trước được kết quả cần đạt và con đường để đạt tới kết quả đó.- Vai trò:Chức năng kế hoạch có các vai trò chủ yếu sau:+ Chức năng kế hoạch có vai trò khởi đầu cho một quá trình quản lý.+ Chức năng kế hoạch định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trìnhquản lý. Các chức năng quản lý khác căn cứ vào chức năng kế hoạch để triển khaithực hiện.+ Trong quá trình thực hiện chức năng kế hoạch, các loại kế hoạch (kế hoạchchiến lược, quy hoạch và kế hoạch thực hiện năm học) của một đơn vị hay hệ thốnggiáo dục sẽ là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mụctiêu trong từng loại kế hoạch đã soạn thảo.+ Chức năng kế hoạch không những có vai trò định hướng cho toàn bộ cáchoạt động của hệ thống quản lý mà còn là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quátrình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị và cá nhân.c. Nội dung của chức năng kế hoạch:Nội dung của chức năng kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động cơ bản sau:* Xác định và phân tích mục tiêu quản lý giáo dục:- Từ những căn cứ để thực hiện chức năng kế hoạch, các nhà quản lý có đủđiều kiện để xác định hệ thống mục tiêu cần thiết của từng cấp hoặc từng cơ sở giáodục. Hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục này cần thể hiện rõ 2 nhóm mục tiêu cụthể: đó là nhóm mục tiêu phát triển giáo dục (cả về số lượng và chất lượng giáodục) và nhóm mục tiêu điều kiện để thực hiện mục tiêu giáo dục.- Việc phân tích mục tiêu sẽ giúp cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu(mục tiêu có tính khả thi) và từ đó xác định đúng chiến lược hành động theo từng7mục tiêu cụ thể. Kỹ thuật phân tích mục tiêu có thể có nhiều cách làm khác nhau,thông thường các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp phân tích 4 yếu tố thuộc2 nhóm: Nhóm thuộc yếu tổ chủ quan của đơn vị là mạnh, yếu; nhóm thuộc các yếutố khách quan là thuận lợi, khó khăn (phương pháp phân tích SWOT).Môi trường bên trong- Học sinh- Đội ngũ- CSVC thiết bị- Thông tin- Tài chính- Dạy học- Hoàn thiện đổi mới- Lãnh đạo và quản lýMôi trường bên ngoàiĐiểm mạnh(S)Điểm yếu(W)Ảnh hưởng đến hoạtđộng của nhà trườngCơ hội/Thuận lợi(O)Thách thức/Khó khăn(T)Ảnh hưởng đến hoạtđộng của nhà trường- Cơ chế chính sách pháp luật- Kinh tế- Văn hoá- Xã hội- Công nghệ- Quốc tếQua bảng ma trận chứa 2 nhóm yếu tố nêu trên sẽ giúp cho người quản lý xácđịnh được 4 tình huống: MT (mạnh và thuận lợi); MK (mạnh nhưng khó khăn); YT(yếu nhưng thuận lợi); YK (yếu và khó khăn). Từ đó có đủ cơ sở để xác định hướng đivà biện pháp cần thực hiện tương ứng với các mục tiêu và điều kiện cụ thể.* Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu:- Khi đã lựa chọn được các mục tiêu hoạt động và xác định chiến lược hànhđộng cho mỗi mục tiêu cụ thể, các nhà quản lý giáo dục cần tiến hành xây dựng kếhoạch cho các hoạt động- Xây dựng kế hoạch (hay lập kế hoạch là thiết kế trước các bước đi, biệnpháp thực hiện cho các hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác địnhqua việc sử dụng hợp lý (tối ưu) những nguồn lực đã có và sẽ được khai thác.Có nhiều loại kế hoạch khác nhau sẽ được xây dựng:+ Nếu dựa vào yếu tố thời gian có: Kế hoạch dài hạn (5-10 năm) hay còn gọilà kế hoạch chiến lược; kế hoạch trung hạn (3-5 năm); kế hoạch ngắn hạn (1-2 nămhoặc ngắn hơn).+ Dựa vào quy mô quản lý có: Kế hoạch tổng thể (kế hoạch đổi mới giáo dụcphổ thông); kế hoạch bộ phận (kế hoạch đổi mới giáo dục tiểu học, kế hoạch đổimới giáo dục THCS,…)+ Dựa vào hoạt động cụ thể có: Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạchxây dựng đội ngũ, kế hoạch quản lý tài chính, kế hoạch dạy học…- Lập kế hoạch có thể được tiến hành ở các cấp độ quản lý khác nhau:+ Cấp quốc gia (trung ương) tương ứng với kế hoạch cấp vĩ mô (chiến lược). Kếhoạch vĩ mô thường đề cập tới việc thực hiện các mục tiêu lớn hoặc mục tiêu dài hạn.+ Lập kế hoạch cấp tỉnh, huyện có thể được coi là kế hoạch trung gian giữakế hoạch vĩ mô và kế hoạch vi mô.8+ Cấp vi mô tương ứng với kế hoạch vi mô (kế hoạch tác nghiệp hay kếhoạch hành động trong từng thời gian ngắn (dài nhất là một năm học hoặc nămdương lịch) cho từng cơ sở giáo dục.+ Một điều rất quan trọng là kế hoạch cấp vi mô ở từng cơ sở giáo dục cũngcó thể được xây dựng theo nhiều cấp khác nhau. Ví dụ: một trường học cũng có thểphải xây dựng kế hoạch chiến lược (tính theo thời gian 1 hoặc 2 nhiệm kỳ của hiệutrưởng); xây dựng quy hoạch sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường hoặc quy hoạchxây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường; và cuối cùng là kế hoạch năm họcthực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường.Việc lập kế hoạch trong quản lý giáo dục về một khía cạnh nào đó có thể coinó là hoạt động có tính chất dự báo. Tính chất dự báo đó thể hiện rõ nét nhất trongkế hoạch chiến lược. Bởi vậy, dù có ở cấp quản lý nào cũng cần lập kế hoạch chiếnlược. Nhà quản lý cần đặt trọng tâm vào tư duy và hành động mang tính chiến lược.Việc lập kế hoạch phải chú tâm vào tương lai. Đối với giáo dục cả tương lai gần vàtương lai xa đều quan trọng như nhau. Kế hoạch phải định hướng hoạt động khôngnhững của nhà quản lý mà của cả tổ chức vào các kết quả cần đạt; kế hoạch phải thểhiện tập trung sự quan tâm và nguồn lực vào các vấn đề bức xúc mà tổ chức đang quantâm. Và cuối cùng khi lập kế hoạch phải thể hiện mối quan hệ hợp tác.Đối với việc lập kế hoạch chiến lược trong quản lý giáo dục phải xác địnhđược rõ tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị của hệ thống/tổ chức (cấp lập kế hoạchchiến lược), từ đó lựa chọn các mục tiêu chiến lược và hệ thống giải pháp hợp lý.Trên cơ sở kế hoạch chiến lược, hệ thống/tổ chức/các bộ phận lập các kếhoạch hành động. Kế hoạch hành động phải làm rõ các nội dung:+ Xác định các hoạt động cơ bản và xác định thứ tự các hoạt động sẽ thực hiện+ Xác định các quỹ thời gian cho việc thực hiện từng hoạt động+ Tính toán nguồn lực cần thiết cho từng hoạt động+ Phân công trách nhiệm cho các đơn vị, cá nhân phụ trách và thực hiện+ Quy định cơ chế phối hợp giữa các đơn vị hoặc cá nhân+ Xác định yêu cầu, chuẩn kiểm tra, đánh giá tương ứng với các công việc+ Quy định chế độ báo cáo kết quả thực hiện công việc.Khi lập kế hoạch trong quản lý giáo dục phải đảm bảo tính tối ưu và cân đối;tính pháp lý và hiện thực; huy động được nhiều lực lượng tham gia vào quá trìnhlập kế hoạch.* Triển khai thực hiện kế hoạch:Việc triển khai thực hiện các kế hoạch liên quan tới việc tổ chức thực hiệncác loại kế hoạch, bao gồm:- Tổ chức cho các lực lượng trong và ngoài đơn vị giáo dục quán triệt đượckế hoạch cần được triển khai về các vấn đề: mục tiêu cần đạt; bước đi, biện phápcần thực hiện; các nguồn lực được sử dụng và các chế độ chính sách hỗ trợ…- Xây dựng lực lượng cốt cán trong việc triển khai từng hoạt động hoặc từngnhiệm vụ, trong đó làm rõ mối quan hệ từng bộ phận, cá nhân và cơ chế hoạt động.- Triển khai, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện các hoạt động cụ thể- Giám sát việc thực hiện các hoạt động và thường xuyên động viên khenthưởng hoặc có thể điều chỉnh kế hoạch hoặc các điều kiện, biện pháp hay bước đi.* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch:- Việc kiểm tra đánh giá cần được tiến hành đồng thời với việc lựa chọn cácmục tiêu và xây dựng các loại kế hoạch. Theo đó việc kiểm tra đánh giá phải xácđịnh trước chuẩn mực được sử dụng để đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Nếu9chuẩn mực thiếu rõ ràng hoặc không thể đo đạc được các kết quả thực hiện theo kếhoạch thì cần điều chỉnh lại mục tiêu hoặc các chỉ tiêu cụ thể trong bản kế hoạch.- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch cần được sơ kết hoặc tổng kết cụthể. Kết quả này được báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên. Khi cầnthiết có thể điều chỉnh lại ở các khâu để đảm bảo việc đạt được những mục tiêu cơbản đã xác định.d. Tiến trình thực hiện chức năng kế hoạch.- Giai đoạn tiền kế hoạch (giai đoạn xác định mục tiêu): Sản phẩm của giaiđoạn tiền kế hoạch là hệ thống các mục tiêu quản lý của mỗi đơn vị, tổ chức;- Giai đoạn lập kế hoạch: Sản phẩm của giai đoạn lập kế hoạch là hệ thốngcác bản kế hoạch như: kế hoạch chiến lược; quy hoạch (kế hoạch gắn với một nộidung hoạt động trên một địa bàn và trong một thời gian cụ thể); kế hoạch hành động(các loại kế hoạch năm học hay kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng…);- Giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch: Giai đoạn thực hiện kế hoạch là quátrình đang biến đổi nên sản phẩm của quản lý là sự thể nghiệm tính đúng đắn của cácquyết định quản lý và sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt tới các mục tiêu;- Giai đoạn kết thúc việc thực hiện kế hoạch: Sản phẩm của giai đoạn này làkiểm tra đánh giá, tổng kết thực hiện kế hoạch, là bản báo cáo về các kết quả đã đạtđược trong đó chỉ rõ cách đo lường, đánh giá và các bài học rút ra trong quá trìnhthực hiện kế hoạch và chuẩn bị cho quá trình quản lý tiếp theo.Theo khía cạnh nội dung của vấn đề, chức năng kế hoạch phải tính tới quátrình thực hiện các chức năng quản lý khác và kéo dài suốt quá trình quản lý. Do đó,tính kế hoạch phải cao hơn, triệt để hơn để đảm bảo việc đạt tới các mục tiêu, đócũng chính là vai trò chủ yếu của chức năng kế hoạch khởi đầu và định hướng chomọi hoạt động trong quá trình quản lý giáo dục.1.3.2.2. Chức năng tổ chức trong quản lý giáo dụca. Khái niệm chức năng tổ chức:Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo nhữngcách thức nhất định nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.b. Vị trí, vai trò của chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục- Vị trí: Thông thường chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong một quátrình quản lý. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý nói chung và trong mọi hoạt độngcủa nhà trường/cơ sở giáo dục nói riêng có những việc, những vấn để nảy sinh đểbổ sung hoặc hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thống hoặc nhà trường, những hoạtđộng này đôi khi có tính độc lập tương đối với tổ chức hoặc bộ máy quản lý đanghoạt động. Khi đó, chức năng tổ chức (hay công tác tổ chức) lại là khâu đầu tiên củamột quá trình quản lý.- Vai trò: Chức năng tổ chức có hai vai trò chủ yếu trong quá trình quản lý:+ Một là, vai trò hiện thực hóa các mục tiêu theo kế hoạch đã được xác định.Nếu chức năng kế hoạch cho phép người quản lý hình dung trước được kết quảhoặc đích cuối cùng cần đạt được như thế nào, thì chức năng tổ chức cho phép họkhẳng định rằng kết quả đó chắc chắn sẽ thành công hay không;+ Chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của một tổ chức, cơquan, đơn vị hoặc thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắpxếp các nguồn lực được tiến hành khoa học và hợp lý, tối ưu. Sức mạnh mới của tổchức có thể mạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó, cho nên, người ta cònnhấn mạnh vai trò này của chức năng tổ chức bằng cụm từ “hiệu ứng tổ chức”.10c. Nội dung của chức năng tổ chức trong quản lý giáo dụcChức năng tổ chức có bốn nội dung chủ yếu sau:* Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị hoặc của hệ thống tươngứng với các khách thể quản lý:Trong các điều lệ nhà trường, nhiệm vụ, quyền hạn đầu tiên của người hiệutrưởng đã được chỉ rõ là tổ chức bộ máy của nhà trường; đối với Bộ GD&ĐT, trongLuật Giáo dục cũng đã khẳng định một nhiệm vụ quan trọng là tổ chức bộ máyquản lý giáo dục.Thực hiện nội dung này nghĩa là phải chỉ ra cơ cấu tổ chức của chủ thể quảnlý cũng như cơ cấu của cả đối tượng quản lý đồng thời cũng phải xác định rõ kiểucấu trúc tổ chức được áp dụng trong hoạt động của bộ máy quản lý. Như vậy, mộttổ chức bộ máy quản lý giáo dục có hiệu lực, hiệu quả phải được xem xét hoànchỉnh về 2 phương diện: Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy và lựa chọn cấu trúc tổchức bộ máy.- Xác định cơ cấu tổ chức của chủ thể quản lý cũng như cơ cấu của đối tượngquản lý là quá trình xác định hệ thống bộ phận (số lượng các đơn vị và cá nhân) đượcchức danh cho từng người. Quá trình này được cụ thể hóa thành hai loại quy định: Mộtlà, quy chế tổ chức, trong đó khẳng định rõ có những bộ phận nào, chức năng nhiệm vụquyền hạn và trách nhiệm là gì, biên chế mỗi bộ phận là bao nhiêu người, từng bộ phậncó những cơ sở vật chất gì và những phương tiện kỹ thuật gì; hai là, tiêu chuẩn chotừng loại chức danh (cơ cấu thành phần cán bộ) nhằm lựa chọn, đề bạt cán bộ vào cácchức danh, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ.- Lựa chọn kiểu cấu trúc tổ chức là việc chỉ rõ những mối quan hệ bên tronggiữa các bộ phận của toàn bộ hệ thống nhằm quản lý có hiệu lực và hiệu quả trongquá trình hoạt động của bộ máy quản lý. Trong quản lý giáo dục nói chung haytrong quản lý nhà trường nói riêng có thể xác định cấu trúc tổ chức bộ máy quản lýtheo các kiểu mô hình cấu trúc khác nhau. Trong khoa học tổ chức, người ta phânloại có tám kiểu cấu trúc:+ Cấu trúc trực tuyến;+ Cấu trúc tham mưu;+ Cấu trúc chức năng;+ Cấu trúc trực tuyến – tham mưu;+ Cấu trúc trực tuyến – chức năng;+ Cấu trúc tham mưu – chức năng;+ Cấu trúc trực tuyến – tham mưu – chức năng;+ Cấu trúc chương trình mục tiêu.Một trong những kiểu mô hình cấu trúc thường được áp dụng phổ biến hiệnnay là mô hình kiểu cấu trúc trực tuyến - tham mưu - chức năng.Kiểu cấu trúc tổ chức trực tuyến – tham mưu – chức năng là một mô hình tổchức phối hợp ba kiểu cấu trúc với nhau. Mô hình này hoạt động trên cơ sở kết hợpcác bộ phận trực tuyến của thủ trưởng với bộ phận tham mưu của các tổ chức, cánhân và các bộ phận hoạt động theo chức năng. Do đó, kiểu cấu trúc này phát huyđược tối đa các ưu điểm của các kiểu cấu trúc đơn và khắc phục được những mặthạn chế của chúng… Với cách xác định kiểu cấu trúc này, bộ máy quản lý trong11mỗi đơn vị hay hệ thống sẽ có khả năng đáp ứng được các nguyên tắc: tổ chức gọn,linh hoạt, dễ hoạt động và có hiệu lực, hiệu quả.* Xây dựng và phát triển đội ngũ:Đây là quá trình tổ chức, tập hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trongnhà trường hoặc trong một hệ thống và triển khai các hoạt động của các bộ phậnhay của tổ chức đó. Thực hiện nội dung này liên quan tới hai khâu cơ bản là quản lýnguồn nhân lực và điều hành, điều chỉnh các hoạt động của mọi thành viên (quản lýnhân sự) trong điều kiện diễn biến của các hoạt động cụ thể.- Quản lý nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ tới các khâu:+ Quy hoạch đội ngũ (đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên phục vụ);+ Tuyển chọn nhân viên mới (đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên phục vụ);+ Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên;+ Sử dụng giáo viên, nhân viên;+ Thẩm định lao động của giáo viên, nhân viên;+ Thuyên chuyển, đề bạt và bãi nhiệm đối với giáo viên, nhân viên.Như vậy, khâu quản lý nguồn nhân lực liên quan tới công tác xây dựng quyhoạch đội ngũ và các kế hoạch triển khai cụ thể. Chất lượng của việc quản lý nguồnnhân lực quyết định rất nhiều tới sức mạnh của một tổ chức. Trong giáo dục nóichung và trong quản lý nhà trường nói riêng, yếu tố quyết định tới chất lượng giáodục chính là chất lượng của nguồn nhân lực. Do đó, quản lý nguồn nhân lực là khâuđặc biệt quan trọng, khâu này có ý nghĩa chiến lược như việc “nuôi quân ba năm”để chuẩn bị cho các hoạt động cụ thể.- Quản lý nhân sự (hay quản lý các hoạt động cụ thể của đội ngũ) là tráchnhiệm của người lãnh đạo (hiệu trưởng) hoặc của phòng tổ chức nhân sự (đối vớicác hệ thống có quy mô lớn). Việc quản lý nhân sự liên quan chặt chẽ tới các khâuchủ yếu sau:+ Bố trí đúng người vào đúng việc;+ Giúp đỡ giáo viên, nhân viên làm quen với công việc;+ Phối hợp hoạt động và phát triển các mối quan hệ trong công việc;+ Phát triển khả năng tiềm tàng của các cán bộ, giáo viên, nhân viên;+ Kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên;+ Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên…Quản lý nhân sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày, hàng giờ củađơn vị giáo dục. Phải có những quy định cụ thể đối với hoạt động của giáo viên, nhânviên và học sinh để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trên lớp, ngoài lớp đều có tác độngtích cực, giáo dục tới sự hình thành và phát triển nhân cách cho từng học sinh.* Xác định cơ chế quản lý:Trong giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng cơ chế quản lý giáodục tập trung vào việc hình thành và giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lýnhằm khai thác, huy động sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn lực phục vụcho việc đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục.- Cơ chế trong quản lý giáo dục hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm thiếtchế tổ chức và các chế độ quy phạm cho việc thực hiện quá trình quản lý các hoạtđộng giáo dục nhằm đạt tới các mục tiêu. Như vậy, cơ chế quản lý giáo dục là cáchthức theo đó một quá trình quản lý được thực hiện có hiệu lực, hiệu quả.12Trong quá trình hoạt động của một đơn vị giáo dục cụ thể, chủ thể quản lýphải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ và giải quyết tốt các mối quan hệgiữa đơn vị với cấp trên và các cơ quan, tổ chức bên ngoài; giữa các bộ phận, tổchức và cá nhân bên trong để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình giáo dục diễn rađạt được các mục tiêu đã xác định.- Trong quá trình đổi mới chung của nhà nước, của ngành giáo dục và củanhà trường, việc hình thành và khẳng định một cơ chế quản lý phù hợp nhất là nhântố quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biểu hiệncụ thể của cơ chế quản lý giáo dục có thể là: Thực hiện phân cấp, trao quyền tự chủcho cơ sở; cần nhấn mạnh vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng cácnguồn lực nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và đạt tới các mục tiêu đã xác định.Như vậy, về thực chất cơ chế quản lý đó là sự xác lập các mối quan hệ trongtổ chức, đơn vị hoặc toàn hệ thống.* Tổ chức lao động một cách khoa học:Đó là việc nghiên cứu khoa học hiện trạng của lao động, áp dụng các thànhtựu của khoa học kỹ thuật vào việc đổi mới phương pháp lao động và các điều kiệnlao động nhằm tăng hiệu quả tối ưu, bảo đảm sức khỏe và tạo ra sự thoải mái tối đacho mọi người. Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu, người quản lý giáo dục cònphải tổ chức lao động một cách khoa học của chính mình cũng như của cả đơn vịtrên cơ sở thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt các chức năng quản lý. Việc tổchức lao động một cách khoa học theo một khía cạnh khác còn là việc sử dụng thờigian và công sức dành cho các hoạt động một cách khoa học và hợp lý để đạt tới cácmục tiêu một cách có hiệu quả trong hoàn cảnh của mỗi đơn vị, nhà trường.Như vậy, chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục là việc thiết kế cơ cấu cácbộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Nó bao gồm cả việc xác địnhphương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận tạo điều kiện cho sự liên kếtngang, dọc, chú ý đến việc bố trí cán bộ - người vận hành các bộ phận của tổ chức.d. Đổi mới công tác tổ chức trong quản lý giáo dụcTrong tình hình đổi mới hiện nay, việc đổi mới công tác tổ chức được đặt ra nhưmột nhiệm vụ cấp bách. Phương hướng chung về đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ đượcthể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng từ khóa 6 đến nay, đặc biệt là chỉ thị số 40CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004, của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và một số văn bản về tăng cườngphân cấp trong quản lý giáo dục. Có thể nhấn mạnh một số điểm như sau:- Xác định lại chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục từ TWđến cơ sở phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường tự chủ, tự chịutrách nhiệm của cơ sở giáo dục.- Tăng cường thực hiện phân công, phân cấp trong quản lý giáo dục trong đóchú ý tới tính hiệu lực hiệu quả của các đơn vị trong triển khai thực hiện.- Đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặcbiệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề củanhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệpgiáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngàycàng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.1.3.2.3. Chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dụca. Khái niệm:13Chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dục là quá trình tác động ảnh hưởngtới hành vi, thái độ của cán bộ, nhân viên, người dạy, người học… nhằm đạt tới cácmục tiêu của hệ thống/cơ sở giáo dục với chất lượng cao.b. Vị trí, vai trò chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dụcVề mặt hình thức chức năng chỉ đạo là chức năng thứ ba trong một quá trìnhquản lý, nó có vai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu. Chứcnăng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạtđược các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Bản chất của chức năng chỉ đạo là quátrình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới những người khác nhằm biếnnhững yêu cầu chung của tổ chức (của hệ thống giáo dục, của đơn vị giáo dục…)thành nhu cầu của mọi thành viên trong tổ chức để mọi người tích cực, tự giácmang hết khả năng ra làm việc nên chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các độnglực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng, hiệuquả cao cho các hoạt động.c. Nội dung của chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dục* Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ:Ở đây người quản lý với quyền hạn và trách nhiệm của mình phải giao nhiệmvụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể trong đơn vị theo kế hoạch, đúng vị trí công táccủa họ thông qua những quyết định quản lý. Các quyết định này có thể bằng vănbản viết, có thể bằng miệng, có thể trực tiếp tới từng thành viên cũng có thể giántiếp thông qua trưởng, phó các bộ phận trong tổ chức. Khi giao nhiệm vụ cho ngườidưới quyền cần chú ý đến việc kết hợp giữa mệnh lệnh và tình cảm, bởi tác độngbằng mệnh lệnh có thể bắt người ta làm việc, còn tác động vào tình cảm thì thúc đẩyhọ làm việc hết sức mình. Chẳng hạn khi giao nhiệm vụ cho một giáo viên thay vì nói:“Việc này giao cho anh (chị) làm, phải làm tốt đấy, nghe chưa!” thì người CBQL nênnói “Đây thực sự là một công việc khó khăn, tôi tin rằng anh/chị/em sẽ làm tốt”,… Mặtkhác, các nhiệm vụ phải được triển khai cụ thể, rõ ràng từ nội dung đến địa điểm thựchiện, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, ai thực hiện? ai phụ trách?... Phải đảm bảonguyên tắc và những yêu cầu của việc ra các quyết định quản lý khi thực hiện quyềnchỉ huy và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ.* Thường xuyên đôn đốc, động viên, kích thích:Cùng với việc giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, người quản lý cònphải thường xuyên đôn đốc thuộc cấp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tiến độ và chấtlượng. Động viên, kích thích kịp thời nhằm phát huy mọi khả năng của con ngườivào quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức; xác định những yếu tố tạo thành độngcơ thúc đẩy mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức có thể được cho tổchức. Việc động viên kịp thời, gần gũi với cấp dưới, hiểu được hoàn cảnh của cácthành viên sẽ làm cho họ hăng say, tích cực làm việc nhiều hơn. Coi trọng yếu tốcon người, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của con người thì hoạt động quản lý mớicó hiệu quả.* Giám sát và điều chỉnh:Thực hiện hoạt động giám sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng thực hiệnkế hoạch đã được xác định (tiến độ, chất lượng, khó khăn…), kịp thời phát hiệnnhững điển hình tốt để phổ biến, những khó khăn để giúp đỡ, khắc phục những thiếuxót để kịp thời uốn nắn hoặc để điều chỉnh kế hoạch nếu không sát thực tiễn hay dotình hình khách quan có những biến đổi… Giám sát thể hiện rõ vai trò hỗ trợ và theodõi để tạo môi trường thuận lợi cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ. Khi thực hiệnhoạt động giám sát người quản lý đóng vai trò của người hướng dẫn kỹ thuật và trợ14giúp; giải quyết những vấn đề khó khăn; xây dựng và duy trì tinh thần thái độ làmviệc của cấp dưới. Điều chỉnh nhằm sửa chữa những sai lệch nảy sinh trong quá trìnhhoạt động của tổ chức để duy trì các mối quan hệ bình thường giữa bộ máy quản lývới hoạt động của mọi thành viên trong tổ chức cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau.Giám sát là một thành tố quan trọng của chỉ đạo, thể hiện sự thân thiện, gầngũi người quản lý và cấp dưới, nó tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành viên hoànthành nhiệm vụ thông qua việc thực hiện vai trò hướng dẫn kỹ thuật và trợ giúp,giải quyết khó khăn, vướng mắc; duy trì tinh thần, thái độ làm việc của cấp dướithông qua một loạt các hoạt động như: giao tiếp với mọi thành viên, theo dõi côngviệc theo mục tiêu, xem xét các công việc ưu tiên…Trong quản lý giáo dục hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên, nhân viên là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng. Phải quan tâm và có sự hỗ trợ đặc biệt đến giáoviên, nhân viên có nhiều khó khăn, giúp họ phát triển về chuyên môn và nhân cáchđể họ đảm nhiệm được nhiệm vụ phân công.Người quản lý phải biết cách thực hiện hỗ trợ giáo viên, nhân viên trongchuyên môn theo nguyên tắc: Không bao giờ nghĩ hộ, làm hộ người được hướngdẫn những gì họ có thể làm.* Thúc đẩy các hoạt động phát triển:Xây dựng và duy trì những hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy mọi người hamthích, muốn hoàn tất nhiệm vụ một cách xuất sắc và muốn duy trì năng suất laođộng cao.Việc thực hiện chức năng chỉ đạo thể hiện rõ tính nghệ thuật trong quản lý.Để chỉ đạo có hiệu quả, người quản lý phải đưa ra các quyết định kịp thời và chínhxác, muốn vậy họ phải hiểu kỹ con người, phải hiểu tâm lý của bản thân, của cánhân các con người trong tổ chức và của cả tập thể; đồng thời tìm cách gắn bó mọingười trong tổ chức thông qua truyền thông đúng đắn và xử lý các xung đột có thểnổ ra trong tổ chức.1.3.2.4. Chức năng kiểm tra trong quản lý giáo dụca. Khái niệmKiểm tra trong quản lý giáo dục là quá trình xem xét thực tiễn các hoạt độngcủa hệ thống giáo dục để đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiệnnhững sai phạm và điều chỉnh nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới những mục tiêuđã đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn.Bản chất của kiểm tra trong quản lý và quản lý giáo dục.Bản chất của kiểm tra là “mối liên hệ ngược” trong quản lý. Sau khi cónhững thông tin thuận từ hệ quản lý đến hệ bị quản lý, hoạt động kiểm tra cung cấpnhững thông tin thực tế từ hệ quản lý đến hệ bị quản lý. Hệ quả của mối liên hệngược là sự điều chỉnh của hệ quản lý hoặc tự điều chỉnh của hệ bị quản lý.aHệ quản lýb’Hệ bị quản lýa’a – Mối liên hệ thông tin thuận.a’ – Mối liên hệ thông tin ngược bên ngoài.b’ – Mối liên hệ thông tin ngược bên trong (tự điều chỉnh).15Kiểm tra là một hệ thống phản hồi trong quản lý. Phản hồi về kết quả cáchoạt động và phản hồi dự báo.b. Vị trí, vai trò của chức năng kiểm tra.Vị trí: Về mặt hình thức kiểm tra là chức năng thứ tư của một quá trình quảnlý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Song kiểm tra không phảilà giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoạt động quản lý cũng không phải là hoạtđộng đan xen mà là một quá trình liên tục về thời gian, bao quát về không gian, nólà yếu tố thường trực của người quản lý ở mọi nơi, mọi lúc.Vai trò:- Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Một mặt kiểm tra làcông cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điềuchỉnh. Mặt khác thông qua kiểm tra, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn vàgiảm bớt được sai sót có thể nảy sinh.- Kiểm tra tạo ra các căn cứ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng phục vụ cho việchoàn thành các quyết định trong quản lý. Kiểm tra thẩm định tính đúng, sai củađường lối, chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án; tính tối ưu của cơ cấu tổchức quản lý; tính phù hợp của các phương pháp mà chủ thể quản lý đã và đang sửdụng để đưa tổ chức đến mục tiêu đã định.- Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao. Trongthực tế, những kế hoạch tốt nhất cũng có thể không được thực hiện như ý muốn; Cácnhà quản lý cũng như cấp dưới của họ đều có thể mắc sai lầm và kiểm tra sẽ cho phépchủ động phát hiện sửa chữa các sai lầm trước khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọihoạt động của tổ chức được điều hành theo đúng kế hoạch đã đề ra.- Kiểm tra giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân vàtập thể có thành tích, đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữakịp thời. Do đó kiểm tra không chỉ là “vạch mặt và lùng bắt” những sai sót, mà còngiúp sửa chữa kịp thời hầu hết các lệch lạc có thể xảy ra đồng thời khuyến khíchđộng viên cái tốt, truyền bá những kinh nghiệm hay ngay trong thực tiễn.- Kiểm tra đảm bảo việc thực thi quyền lực quản lý của những cán bộ quảnlý. Dự kiến và thực tế tiến hành kiểm tra hợp lý bao giờ cũng tạo ra sức ép tích cựcđối với người thừa hành, đối với tất cả mọi người. Khi bị sức ép của kiểm tra conngười phải lo chuẩn bị và làm việc nghiêm túc, toàn tâm, toàn ý để đảm bảo các yêucầu của tổ chức về chất lượng, tiến độ… công việc của mình. Vì nếu không nỗ lực,cố gắng thì sự kém cỏi, sự vi phạm sẽ bị phát hiện, người khác sẽ biết và lợi ích,danh dự của bản thân sẽ bị ảnh hưởng. Kiểm tra vì thế rất có tác dụng đối với sựchấp hành hoạt động của cấp dưới, người thừa hành. Kiểm tra làm cho hiệu lựcquản lý được bảo đảm và tăng cường.- Nhờ kiểm tra, các nhà quản lý có thể kiểm tra được cả những yếu tố ảnhhưởng tới sự thành công của tổ chức. Điều này rất quan trọng và mất quyền kiểmtra cũng có nghĩa là nhà quản lý đã bị vô hiệu hóa, tổ chức có thể bị lái theo hướngkhông mong muốn. Ngày nay, với nhu cầu mở rộng dân chủ, kiểm tra khuyến khíchchế độ ủy quyền, hợp tác mà không làm giảm khả năng kiểm tra của người quản lý.Trong hệ thống quản lý tập trung cũ, nhà quản lý thường xác định cả tiêu chuẩn vàphương pháp để đạt được tiêu chuẩn đó. Trong hệ thống quản lý mới, các nhà quản16lý thông báo hệ tiêu chuẩn, cho phép nhân viên của mình được vận dụng khả năngsáng tạo để quyết định phương pháp giải quyết vấn đề. Quá trình kiểm tra ở đây chophép nhà quản lý giám sát sự tiến bộ của nhân viên chứ không can thiệp vào côngviệc và không ảnh hưởng xấu đến quá trình sáng tạo của họ.- Kiểm tra giúp cho tổ chức theo sát và đối phó kịp thời với sự thay đổi củamôi trường. Thay đổi là thuộc tính tất yếu của môi trường. Chức năng kiểm tra giúpcác nhà quản lý luôn nắm được bức tranh toàn cảnh về môi trường và có nhữngphản ứng thích hợp trước các vấn đề và cơ hội thông qua việc phát hiện kịp thờinhững thay đổi đang và sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức.- Kiểm tra tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới. Với việc đánh giácác hoạt động, kiểm tra khẳng định những giá trị nào sẽ quyết định sự thành côngcủa tổ chức. Những giá trị đó sẽ được tiêu chuẩn hóa để trở thành mục tiêu, quy tắc,chuẩn mực cho hành vi của các thành viên trong tổ chức. Đồng thời kiểm tra giúpcác nhà quản lý bắt đầu lại chu trình cải tiến hoạt động của tổ chức thông qua việcxác định vấn đề và cơ hội cho tổ chức. Ví dụ, kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáoviên giúp chúng ta phát hiện những điều chưa phù hợp của phương pháp dạy họcvới đối tượng, đặc trưng bộ môn… từ đó nhà trường sẽ có những thay đổi giải phápcần thiết về bồi dưỡng giáo viên, về trang bị phương tiện dạy học hay về quy trìnhđối với PPDH… Như vậy kiểm tra góp phần làm cho hoạt động không ngừng hoànthiện và đổi mới…c. Nội dung của chức năng kiểm tra:Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của quá trìnhquản lý có nhiều vai trò trong việc giúp hoàn thành các nhiệm vụ của các đối tượngquản lý. Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá ;- Đo đạc kết quả thực tế: Thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra;- So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiện tốt,vừa, xấu của các đối tượng quản lý;- Điều chỉnh. Bao gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa), thúc đẩy (phát huy thànhtích tốt), hoặc xử lý.UỐN NẮN, SỬA CHỮACÓ THỂXÁCLẬPCHUẨN(1)ĐOTHÀNHTÍCH(2)SO SÁNH(2) VỚI (1)XEM CÓPHÙ HỢP(3)KHÔNGĐIỀUCHỈNH/XỬ LÝ(4)CÓPHÁTHUYTHÀNHTÍCH17Sơ đồ 1-2. Bốn bước cơ bản của kiểm tra trong quá trình quản lýd. Quá trình kiểm tra: Quá trình kiểm tra trong quản lý giáo dục có 4 bước cơ bản:* Chuẩn bị kiểm tra: Chuẩn bị lực lượng kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểmtra, xác định chuẩn và phương pháp đo thành tích.Bước này đòi hỏi người quản lý phải xây dựng hoặc xác định những chuẩncần đạt được của các đối tượng trong từng hoạt động cụ thể của quá trình biến đổi.- Tiêu chuẩn kiểm tra: Là những chuẩn mực mà các cá nhân, tập thể và đơnvị phải thực hiện để đảm bảo cho toàn đơn vị hoạt động có hiệu quả.Các tiêu chuẩn kiểm tra rất phong phú. Vì kiểm tra là phương thức để thựchiện kế hoạch, nên mỗi kế hoạch, chương trình và ngân sách, mỗi chính sách, quy tắcvà thủ tục đều là tiêu chuẩn đối với việc thực hiện. Tuy nhiên do các kế hoạch có thểrất khác nhau do tính phức tạp của các hoạt động thực hiện kế hoạch, do các nhà quảnlý thường không thể quan sát được mọi thức, nên có những tiêu chuẩn đặc biết sẽđược xây dựng tại những khu vực hoạt động thiết yếu và những kiểm tra thiết yếu.- Các dạng tiêu chuẩn kiểm tra cơ bản: Trong giáo dục có thể kể đến một sốdạng tiêu chuẩn kiểm tra cơ bản như: Mục tiêu giáo dục, mục tiêu phát triển nhàtrường, các tiêu chuẩn thực hiện chương trình dạy học; các chỉ tiêu chất lượng dạy vàhọc; các định mức lao động (số giờ dạy của giáo viên); chuẩn nghề nghiệp giáo viên,chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn trường học, các tiêu chuẩn về vốn, cơ sở vật chất…; cácchương trình, các kế hoạch giáo dục cũng là những tiêu chuẩn kiểm tra quan trọng.- Một số lưu ý khi xác định tiêu chuẩn kiểm tra:+ Cố gắng lượng hóa các tiêu chuẩn kiểm tra mặc dù vẫn còn tồn tại nhiềutiêu chuẩn định tính do đặc điểm của các mối quan hệ con người.+ Hạn chế ở mức tối thiểu số lượng các tiêu chuẩn kiểm tra.+ Có sự tham gia rộng rãi của những người thực hiện trong quá trình xâydựng các tiêu chuẩn kiểm tra cho hoạt động của chính họ.+ Các tiêu chuẩn kiểm tra phải bảo đảm tính ổn định tương đối cho từngchặng thời gian nhất định để bảo vệ sự ổn định phát triển chung của tổ chức.+ Các tiêu chuẩn kiểm tra phải linh hoạt phù hợp với từng trường, từng bộphận, từng con người trong tổ chức.+ Các tiêu chuẩn kiểm tra phải cụ thể cho mỗi địa chỉ kiểm tra thậm chí chotới từng vị trí làm việc của mỗi người trong tập thể và trong tổ chức.* Tiến hành kiểm tra (Tổ chức việc đo lường thành tích).Bước này đòi hỏi người quản lý phải tổ chức được một lực lượng tham giatrong quá trình kiểm tra sao cho bảo đảm được những yêu cầu đo đạc, thu thập đượcnhững thông tin kịp thời, khách quan, chính xác.Để dự báo được những sai lệch trước khi chúng trở nên trầm trọng, ngoài đolường kết quả cuối cùng cùng kết quả hoạt động, việc đo lường nhiều khi phải được thựchiện đối với đầu vào của hoạt động, những dấu hiệu và thay thế có ảnh hưởng tới kết quảcủa từng giai đoạn hoạt động nhằm tác động điều chỉnh hợp thời (ví dụ ở trường họcthường tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh đầu năm, giữa học kỳ, cuối kỳ…)Để rút ra được những kết luận đúng đắn hoạt động và kết quả thực hiện cũngnhư những nguyên nhân của những sai lệch, việc đo lường phải được lặp đi lặp lại18bằng những công cụ hợp lý. Tần số của sự đo lường phụ thuộc vào dạng hoạt độngbị kiểm tra – ví dụ để đánh giá chất lượng của giáo viên trong một học kỳ hay mộtnăm học, ngoài việc kiểm tra hồ sơ dạy học của họ thì việc dự giờ đối với một giáoviên ít nhất phải dự 3 giờ thì mới có căn cứ để xếp loại giáo viên đó.Vì người tiến hành giám sát, đo lường sự thực hiện với người đánh giá ra quyếtđịnh điều chỉnh có thể khác nhau nên phải xây dựng được mối quan hệ hợp lý giữa họ.* Đánh giá kết quả thông tin thu thập được qua kiểm tra:Công việc ở đây là xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường so với hệ tiêuchuẩn. Đây là bước cơ bản của quá trình kiểm tra. Bước này đòi hỏi người quản lýphải có kỹ năng, kỹ thuật cao; đồng thời nhạy bén để có khả năng xác định đúngđắn giá trị của từng cá nhân, tập thể trong hoạt động cụ thể. Đối với hoạt động củacon người trong giáo dục, kết quả của việc so sánh này cho được 3 giá trị cụ thể: Cóphù hợp, chưa phù hợp và không phù hợp.* Ra quyết định điều chỉnhTrên cơ sở các giá trị cụ thể đã được khẳng định, người quản lý đưa ra cácquyết định điều chỉnh cho phù hợp.- Phát huy thành tích: Nếu sự thực hiện là phù hợp với các tiêu chuẩn ở mứcđộ tốt, cần có sự khuyến khích động viên kịp thời, nếu đạt ở mức độ xuất sắc có thểđề nghị khen thưởng hoặc tổng kết thành các bài học tiên tiến để truyền bá sâu rộngtrong các đối tượng tương đồng khác.- Uốn nắn sửa chữa: Nếu kiểm tra phát hiện thấy kết quả hoạt động của cá nhânhay tập thể so với tiêu chuẩn đạt ở mức độ vừa phải, có ít lệch lạc so với chuẩn quiđịnh (lệch lạc trong giới hạn cho phép) thì người quản lý cần tác động tới hành vi, tháiđộ của những người thừa hành để họ nỗ lực cao hơn, điều chỉnh hoạt động của mình đểđạt được yêu cầu đặt ra. Trường hợp đặc biệt có thể điều chỉnh lại các chỉ tiêu địnhmức trong kế hoạch, hỗ trợ các điều kiện khác để cá nhân hay tập thể hoàn thành cácnhiệm vụ cần thiết. Sau khi uốn nắn sửa chữa cần có sự đo đạc đánh giá lại.- Xử lý: Khi thấy có sự vi phạm nghiêm trọng so với các tiêu chuẩn, nguyêntắc đã đặt ra, người quản lý cần có hành động xử lý phù hợp.1.4. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ GIÁO DỤC1.4.1. Khái niệm nguyên tắc quản lý giáo dụcNói tới nguyên tắc chính là đề cập tới những yêu cầu, những quy định chungnhất, cơ bản nhất bắt buộc phải thực hiện. Nguyên tắc quản lý giáo dục là nhữngluận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi mọi chủ thể quản lý giáo dụcphải tuân theo khi tiến hành hoạt động quản lý.Một cách cụ thể hơn: Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quytắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theotrong tổ chức và hoạt động quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triểngiáo dục đã đề ra.Các nguyên tắc quản lý giáo dục được xây dựng trên cơ sở lý luận của họcthuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và quản lý nhà nước XHCN,về quản lý giáo dục, từ các khoa học về giáo dục, lý luận quản lý giáo dục và thựctiễn quản lý giáo dục.Nguyên tắc quản lý giáo dục được nhận thức đúng đắn trong quá trình tổngkết những kinh nghiệm quản lý giáo dục và ngày càng được bổ sung hoàn thiện, cóvai trò chủ đạo trong toàn bộ hoạt động của chủ thể quản lý và là cơ sở để xây dựnghệ thống các phương pháp quản lý giáo dục.19Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội với đặc trưng cơ bản là đàotạo con người. Vì vậy việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý có ý nghĩa quan trọng trongquá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu quản lý, mục tiêu giáo dục.Người cán bộ quản lý cần nắm được thực chất nội dung của từng nguyên tắc,thấy được những biểu hiện của các nguyên tắc trong đó tổ chức và hoạt động củacác cơ quan quản lý giáo dục để thực hiện tốt, không vi phạm nhằm đưa hệ thốnggiáo dục phát triển đúng hướng đạt mục tiêu mong muốn.1.4.2. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý giáo dục1.4.2.1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trongquản lý giáo dục.Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu của quản lý giáo dục. Nguyên tắc nàyxuất phát từ yêu cầu nền giáo dục XHCN Việt Nam là một bộ phận khăng khít củasự nghiệp cách mạng XHCN Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo (Theođiều 4 Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam: Đảng cộng sản Việt Nam... làlực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội).* Nội dung nguyên tắc:- Đảng lãnh đạo giáo dục thông qua các chỉ thị, nghị quyết. Sự lãnh đạo củaĐảng về mặt tư tưởng cũng như về mặt tổ chức phải được đảm bảo một cách tuyệtđối ở mọi cấp quản lý giáo dục.- Mọi chủ trương, chính sách giáo dục đề ra phải phục vụ đường lối và nhiệmvụ cách mạng trong từng giai đoạn; đồng thời khi xem xét, đánh giá kết quả, ảnhhưởng của một chủ trương chính sách giáo dục phải đứng vững trên lập trường vàquan điểm của Đảng, căn cứ vào lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.- Mọi chủ thể QLGD phải nắm vững, quán triệt các quan điểm, đường lốicủa Đảng về giáo dục; nghiêm túc, kiên trì tổ chức thực hiện đường lối giáo dục củaĐảng, biến đường lối đó thành hiện thực. Nội dung, phương pháp và tổ chức giáodục phải đảm bảo nguyên lý giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lốichính sách của Đảng.- Trong các cơ sở giáo dục phải tổ chức và lãnh đạo tốt việc giáo dục đườnglối, chính sách của Đảng và đạo đức cách mạng cho học sinh, nâng cao trình độ giácngộ XHCN cho giáo viên và nhân viên trong trường; tổ chức cho học sinh và giáoviên tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.- Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục các cấp (từ Bộ đến Trường) tôntrọng sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng theo đúng quy định của điều lệ Đảng; mặtkhác, người quản lý phải quan tâm xây dựng chi bộ đảng và các tổ chức đoàn thểquần chúng trong đơn vị công tác, phát huy ảnh hưởng chính trị của các tổ chức đótrong toàn đơn vị.Giáo dục nhà trường không đứng ngoài chính trị mà phục vụ chính trị.Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong quản lý giáodục đã và đang là nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn trongcông cuộc đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.Thực hiện tốt nguyên tắc này là một trong những điều kiện quan trọng bảođảm thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục.* Yêu cầu đối với việc thực hiện nguyên tắc.- Để thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý giáodục đòi hỏi chủ thể quản lý phải nghiên cứu nắm vững các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng về giáo dục và có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc trong phạm viđơn vị thông qua việc xây dựng những chương trình hành động cụ thể để thực hiện;20Phải làm cho đường lối, chính sách giáo dục của Đảng trở thành hệ tư tưởng chỉ đạotoàn bộ công tác giáo dục.- Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục nên cần phải coitrọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thuyết phục, động viên làm cho họ nhậnthức sâu sắc quan điểm giáo dục của Đảng và tự giác thực hiện trong khuôn khổpháp luật; tập trung sức xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo vững mạnh về tổchức và chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ những phẩm chất năng lực cần thiết đểthực hiện mục tiêu giáo dục.- Mặt khác, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cần chăm lo xây dựng tổ chứcĐảng và các tổ chức quần chúng trong ngành vững mạnh. Chăm lo xây dựng, kiệntoàn bộ máy chính quyền nhằm nâng cao khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện; gắnhoạt động của các cơ sở giáo dục với phong trào chính trị xã hội ở địa phương, cộngđồng; tích cực huy động cộng đồng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục theođúng đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng.Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong quản lý giáo dục làđảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và quản lý giáo dục. Thực hiện nguyên tắc nàyđòi hỏi mỗi cơ quan giáo dục phải xây dựng chương trình hành động thiết thực, cụ thểđể thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục.1.4.2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủTập trung dân chủ là nguyên tắc bắt nguồn từ bản chất của chế độ XHCN, lànguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hoạt động quản lý. (Điều 6 – Hiến pháp nước Cộng hòaXHCN Việt Nam đã nêu rõ: Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác củaNhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ). Tinh thầncủa nguyên tắc này trong quản lý giáo dục là phải thường xuyên kết hợp sự lãnh đạotập trung với sự tham gia của quảng đại quần chúng lao động vào công việc tổ chứcquản lý giáo dục.* Nội dung nguyên tắc:Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trongquản lý. Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, tập trung phải trên cơsở dân chủ và dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung:- Khía cạnh tập trung thể hiện ở chỗ phải thống nhất quản lý ở một trung tâm– phải tăng cường quản lý tập trung, thống nhất trên quy mô toàn quốc về nhữngvấn đề cơ bản. Nó có nghĩa là sự chỉ huy, điều phối thống nhất dựa trên quan hệmệnh lệnh phục tùng từ cấp quản lý Trung ương đến các cơ sở thực hiện quá trìnhgiáo dục đào tạo, mặt khác thể hiện sự thực hiện trong thực tiễn đường lối giáo dụccủa Đảng một cách nhất quán, không có bất kỳ ngoại lệ nào.- Tập trung biểu hiện ở 3 điểm chính:+ Thứ nhất, có bộ chỉ huy làm nhiệm vụ lãnh đạo; thống nhất đường lối, kếhoạch phát triển của cả hệ thống;+ Thứ hai, thống nhất qui chế quản lý, có lề lối làm việc hợp lý;+ Thứ ba, thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp.- Khía cạnh dân chủ biểu hiện ở chỗ: Phải phát huy mở rộng tối đa quyền chủđộng của các địa phương, các cơ sở giáo dục, của quần chúng lao động trong việc giảiquyết các vấn đề trọng yếu, bằng các phương pháp, phương tiện đa dạng sáng tạo.Nguyên tắc tập trung dân chủ gắn liền với vấn đề phân cấp quản lý trongquản lý giáo dục: một đặc trưng của nguyên tắc này đó là sự phân cấp quản lý thíchhợp, vấn đề phân cấp quản lý còn liên quan tới nguyên tắc kết hợp giữa quản lý theongành và quản lý theo lãnh thổ. Bản chất của việc phân cấp quản lý là sự ủy quyền21từ cấp quản lý cao hơn cho cấp quản lý thấp hơn. Sự ủy quyền này kèm theo nhữngvấn đề tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cấp. Mộttrong những nét đặc trưng của hệ thống giáo dục đào tạo là mạng lưới giáo dục đàotạo trải rộng đến tận thôn xã, vì vậy vấn đề phân cấp quản lý là một đòi hỏi kháchquan, hợp quy luật.Trong quản lý giáo dục việc đảm bảo dân chủ còn thể hiện ở chỗ thực hiệncông khai, cung cấp đầy đủ thông tin để cán bộ nhân viên, giáo viên được biết, đượcbàn, được làm và được kiểm tra giám sát.- Dân chủ biểu hiện ở 5 điểm chính:+ Thứ nhất, xác định rõ phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp;+ Thứ hai, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở;+ Thứ ba, chấp nhận đấu tranh, chấp nhận liên kết;+ Thứ tư, giáo dục bồi dưỡng ý tưởng cho quần chúng, tạo cơ hội cho họđược học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để đảm bảo thực hiện tốt việc quầnchúng “biết, bàn, làm và kiểm tra”;+ Thứ năm, giảm bớt việc họp hành không cần thiết, tiết kiệm thời gian chocác cấp làm tốt công việc của họ.Nguyên tắc tập trung dân chủ có nội dung phong phú và có vai trò quantrọng trong quản lý. Thực hiện nguyên tắc này vừa đề cao trách nhiệm của cá nhânngười phụ trách, vừa đề cao quyền làm chủ của người lao động, vừa chống đượctình trạng tập trung quan liêu, vừa chống được tình trạng bè phái, đảm bảo sự thốngnhất ý chí và hành động, làm tăng sức mạnh của tổ chức.* Yêu cầu đối với việc thực hiện nguyên tắc:- Thực hiện nghiêm túc chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ lấy ý kiến tập thể;- Trong tất cả các trường hợp không có ngoại lệ, tính tập thể phải đi đôi vớiviệc xác định một cách chính xác trách nhiệm cá nhân của mỗi người đối với mộtcông việc được xác định;- Trong các cuộc thảo luận, lấy ý kiến tập thể phải đi đến kết luận rõ ràng, dứtkhoát, người quản lý cần cố gắng làm cho những quyết định của thủ trưởng phù hợpvới ý kiến tập thể, để nó trở thành một quyết tâm, một tiếng nói, một hành động chung.Điều này đòi hỏi ở người quản lý phải có trình độ và nghệ thuật quản lý;- Tăng cường kỉ luật, mở rộng dân chủ, đề cao và làm rõ trách nhiệm cánhân, trách nhiệm tập thể trong từng công việc cụ thể. Tránh tình trạng đùn đẩytrách nhiệm cho tập thể, thảo luận, “thương lượng” kéo dài không đi đến kết luậnrõ ràng làm công việc không tiến triển đồng thời tránh độc đoán chuyên quyền, giatrưởng, xa rời quần chúng, quan liêu, mất dân chủ; trong các cơ sở giáo dục phảithực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở;- Tập trung dân chủ là một nguyên tắc có tính khách quan, phổ quát, songthực hiện nó không đơn giản, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đứcvà phong cách của người quản lý. Vận dụng nguyên tắc này không đúng mức đềugây tác hại. Hoặc tập trung quan liêu mất dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, hoặc dânchủ quá trớn theo đuôi quần chúng, hoặc phân tán cục bộ… đều cản trở sự pháttriển của tổ chức. Vì vậy người quản lý phải không ngừng học tập trau dồi kiến thứcnghiệp vụ quản lý, đồng thời rèn luyện phong cách quản lý để đảm bảo kết hợp hàihòa chế độ thủ trưởng với chế độ tập thể.1.4.2.3. Nguyên tắc pháp chếTăng cường pháp chế XHCN là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức vàhoạt động của các cơ quan Nhà nước (Điều 12 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt22Nam đã khẳng định: Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừngtăng cường pháp chế XHCN).* Nội dung nguyên tắcCác cơ quan quản lý giáo dục phải tuân thủ quy chế quản lý hành chính củabộ máy nhà nước. Điều đó có nghĩa là:- Cơ quan quản lý giáo dục phải là cơ quan có tư cách pháp nhân công quyềntrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có đủ thẩm quyền thực thi quyền hành pháp đểquản lý các hoạt động giáo dục của xã hội bằng pháp luật.- Các cơ quan quản lý giáo dục phải là một hệ thống cơ cấu có tổ chức vàchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được thể chế hóa bằng những văn bảnpháp quy để thực hiện việc quản lý với tư cách là bộ máy nhà nước.- Pháp chế có vai trò quan trọng là đảm bảo và bảo vệ quyền tự do và lợi íchhợp pháp của công dân. Tăng cường pháp chế là một đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệpđổi mới kinh tế - xã hội và đổi mới giáo dục, đảm bảo dân chủ và ngăn chặn, loạitrừ các vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật lao động. Vì thế, để nâng cao hiệu lựcquản lý yêu cầu mọi chủ thể quản lý giáo dục hoạt động trên nguyên tắc pháp chế.- Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quanquản lý giáo dục, của mọi chủ thể quản lý giáo dục phải tiến hành theo đúng quyđịnh của pháp luật, chống sự lạm quyền, lẩn tránh nghĩa vụ. Mọi cán bộ giáo viênphải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của pháp luật và các quyphạm của ngành trong hoạt động của mình. Những người vi phạm pháp luật, viphạm kỷ luật lao động phải được xử lý nghiêm minh. Đảm bảo nguyên tắc pháp chếtrong quản lý giáo dục là điều kiện để giữ nghiêm kỷ luật.* Yêu cầu đối với việc thực hiện nguyên tắc:- Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đối tượng quản lýđể hình thành cho họ có ý thức pháp luật, tạo điều kiện để mọi cán bộ, công nhânviên, giáo viên và học sinh được nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh những chếđộ qui định của Nhà nước cũng như nội qui, qui chế… của ngành và đơn vị trên tinhthần “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các qui phạmcủa ngành trong phạm vi đơn vị. Phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện để kịpthời uốn nắn, sửa chữa hoặc xử lý. Giữ vững trật tự kỉ cương, nền nếp trong mọihoạt động giáo dục;- Cán bộ quản lý giáo dục nhất thiết phải là những người nắm vững phápluật, các quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công tác, tổ chức hoạt độngcủa đơn vị theo đúng pháp luật.- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc giáo dục và thực hiện pháp luật.1.4.2.4. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương,vùng, lãnh thổ.Hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân đòi hỏi sự quản lý nhà nước tronglĩnh vực giáo dục phải tuân theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lýtheo địa phương, vùng, lãnh thổ. Cơ sở hình thành của nguyên tắc là sự kết hợp hữucơ giữa quá trình phân bổ các cơ sở của ngành trên từng địa bàn thuộc phạm vi cảnước với vấn đề phân cấp quản lý. Khái niệm địa bàn có nhiều nghĩa: theo quanđiểm quản lý hành chính là các địa phương; theo quan điểm phân bố kinh tế là cácvùng kinh tế.* Nội dung nguyên tắc:23- Sự quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến cơ sở về nội dung hoạtđộng giáo dục và đào tạo, kết hợp với sự phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước vềviệc đảm bảo các nguồn lực cho các hoạt động này theo địa phương, vùng, lãnh thổ.- Phải phân cấp quản lý, qui định rõ ràng phạm vi trách nhiệm của ngành vàđịa phương trên các vấn đề cụ thể về kế hoạch, tài chính, vật tư, cán bộ, giáo viên...cũng như trách nhiệm quyền hạn của thủ trưởng các tổ chức giáo dục trước ủy bannhân dân địa phương; trong sự kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địaphương, vùng, lãnh thổ hết sức phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của địa phươngnhưng phải trên cơ sở đảm bảo vai trò chỉ đạo của quản lý theo ngành. Chỉ có kếthợp đúng đắn hai mặt đó mới tạo ra được khả năng phát triển tối ưu của giáo dục.- Quản lý theo ngành có trách nhiệm đảm bảo thực hiện quan điểm, đườnglối, chính sách giáo dục thống nhất trong cả nước; thống nhất mục tiêu, nội dung,phương pháp và tổ chức giáo dục thông qua chương trình, sách giáo khoa, các điềulệ tổ chức, các chính sách chế độ... ban hành thống nhất cho cả nước; những vấn đềcó tính chất khoa học và chuyên môn; thực hiện hợp tác với các ngành khác trên quimô cả nước.- Đặc trưng quản lý theo ngành là dựa trên cơ sở của tập trung các nguồn lực,đặc biệt là tài chính và trí tuệ, các đơn vị cơ sở của ngành có điều kiện chuyên mônhóa, nâng cao trình độ công nghệ, tài năng nghề nghiệp của cán bộ giáo viên; cóđiều kiện và khả năng quản lý tốt nhất đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượnggiáo dục, tay nghề quản lý vươn lên đạt trình độ cao. Quản lý theo ngành có điềukiện tuyển chọn, đào tạo và sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ giáo viên vàcác nhà quản lý có trình độ cao. Đồng thời có thể tận dụng khai thác tốt nhất mọitiềm năng thế mạnh của ngành để phát triển, nâng cao trình độ, sớm hội nhập vớikhu vực và quốc tế ngay ở từng đơn vị cơ sở.- Quản lý theo địa phương, vùng lãnh thổ có trách nhiệm đảm bảo thực hiệnnội dung và các yêu cầu cơ bản của quản lý theo ngành phù hợp với hoàn cảnh địaphương, lãnh thổ; khai thác khả năng và phát huy thế mạnh của địa phương, pháthuy sức mạnh tổng hợp của “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”Đặc trưng quản lý trên địa bàn được thể hiện ở chỗ: Mỗi địa bàn chính là nơihội tụ của dân cư, từ đó quản lý nhà nước chăm lo đảm bảo cuộc sống tốt đẹp yênbình cho mọi người. Mặt khác địa bàn còn là nơi hội tụ các đơn vị cơ sở của cácngành, qua đó phục vụ tốt nhất mọi lợi ích, mọi nhu cầu của dân cư trên địa bàn. Từsự kết hợp hữu cơ này đã hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả cao trongđầu tư và quản lý tất cả các lĩnh vực trên địa bàn. Do đó, chỉ có quản lý trên địa bànkết hợp chặt chẽ với quản lý hữu cơ theo ngành mới hình thành được một cơ chếquản lý thích hợp.- Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổthể hiện: mọi cơ sở giáo dục thực hiện chức năng nhiệm vụ giáo dục - đào tạo theosự chỉ đạo của ngành dọc, nhưng đều đứng trên một địa bàn cụ thể, vì vậy vừa chịusự quản lý của UBND địa phương theo sự phân cấp của Nhà nước, vừa chịu sựquản lý của cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp.* Yêu cầu đối với việc thực hiện nguyên tắc:- Người quản lý phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức củamình trong hệ thống giáo dục và trên địa bàn.- Hiểu rõ cơ chế quản lý phối hợp và biết xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý,có hiệu quả.1.4.2.5. Nguyên tắc tính khoa học24Nguyên tắc tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của quản lý giáo dục,quản lý giáo dục nhất thiết phải dựa trên những cơ sở khoa học. Lênin đã nói:“Không thể nào quản lý nếu không am hiểu thành thạo công việc, không thể nàoquản lý nếu không có tri thức đầy đủ về khoa học quản lý”.Các nhóm khoa học làm cơ sở chủ yếu cho quản lý giáo dục một cách khoahọc là: triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học tổ chức quản lý, tâmlý học, giáo dục học, các thành tựu của khoa học kỹ thuật được sử dụng vào cáckhâu của quá trình quản lý (ví dụ như Tin học…)Quản lý giáo dục là một khoa học tổng hợp, do đó đảm bảo tính khoa họctrong quản lý giáo dục là một đòi hỏi tất yếu. Đó là yêu cầu về chất của công tácquản lý giáo dục.* Nội dung nguyên tắc:- Quản lý giáo dục phải xây dựng dựa trên hệ thống tri thức sâu rộng, trên sựtổng kết quá trình phát triển của lý luận quản lý, nhận thức được những qui luậtkhách quan của giáo dục, của tự nhiên xã hội, nghiên cứu những qui luật đó để sửdụng trong hoạt động thực tiễn quản lý giáo dục.- Hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng làhoạt động mang tính chất tổng hợp rất cao. Nó không chỉ dựa vào kinh nghiệm màphải am hiểu tri thức của nhiều ngành khoa học và sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vựclý luận quản lý giáo dục.- Để đảm bảo tính khoa học trong quản lý giáo dục, người cán bộ quản lýgiáo dục phải nắm vững và biết vận dụng các qui luật khách quan, qui luật giáo dục,các tri thức khoa học vào quá trình tổ chức điều hành các hoạt động giáo dục. Làmtốt công tác dự báo, biết phân tích tổng hợp các sự kiện, các hiện tượng giáo dục,các tác động qua lại, phát hiện ra xu hướng phát triển giáo dục để có những tácđộng, điều chỉnh phù hợp.- Phải am hiểu sâu sắc đối tượng quản lý. Tức là người quản lý phải hiểutường tận tính chất, nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục, các quá trình giáodục và đặc điểm lao động, đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng có liên quan để điềuhành công việc hợp lý, thành thạo và hiệu quả.- Tổ chức lao động của chủ thể quản lý và khách thể quản lý một cách khoahọc, phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng tạo nên sự phối hợp chặt chẽ, thốngnhất trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.* Yêu cầu đối với việc thực hiện nguyên tắc:- Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tuân thủnghiêm ngặt qui trình khoa học khi ra các quyết định quản lý hoặc xử lý thông tinđể xác định mục tiêu và xây dựng kế hoach hành động;- Người cán bộ quản lý không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ,cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thựctiễn công tác để đáp ứng ngày càng cao của nhiệm vụ quản lý giáo dục;- Việc quản lý đảm bảo tính khoa học đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu,tiếp thu, khái quát kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm quản lý và áp dụng có kếtquả vào quá trình quản lý;- Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với tình hình và kinh nghiệm thực tiễn trong quátrình cụ thể hóa đường lối thành bước đi, mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, kế hoạchphát triển trước mắt và lâu dài của tổ chức cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện;- Biết áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào quản lý.1.4.2.6. Nguyên tắc tính hiệu quả, thiết thực và cụ thể.25

Trích đoạn

  • Ban Giám hiệu
  • Hội đồng trường
  • Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn, yêu cầu đối với hiệu trưởng
  • Nghiệp vụ quản lý trường mầm non

Tài liệu liên quan

  • bài giảng quản lý giao dịch bài giảng quản lý giao dịch
    • 38
    • 545
    • 7
  • Bài giảng Quản lý giáo dục 2 Bài giảng Quản lý giáo dục 2
    • 370
    • 1
    • 20
  • Tài liệu TẬP BÀI GIẢNG Tài liệu TẬP BÀI GIẢNG "QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI" doc
    • 112
    • 1
    • 17
  • thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh
    • 134
    • 4
    • 6
  • Bài giảng chương trình giáo dục Mầm non mơi Bài giảng chương trình giáo dục Mầm non mơi
    • 34
    • 6
    • 104
  • Tập bài giảng quản lý chất lượng- tư vấn giám sát Tập bài giảng quản lý chất lượng- tư vấn giám sát
    • 259
    • 720
    • 1
  • Bài giảng quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn chương 1  quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Bài giảng quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn chương 1 quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
    • 23
    • 645
    • 3
  • Bài giảng quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn chương 3  quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Bài giảng quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn chương 3 quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
    • 316
    • 369
    • 0
  • Bài giảng quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn chương 4  quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Bài giảng quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn chương 4 quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
    • 20
    • 2
    • 21
  • TẬP BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    • 108
    • 865
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.21 MB - 103 trang) - Giáo trình Quản lý giáo dục mầm non Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Mục Tiêu Quản Lý Giáo Dục Mầm Non Là Gì