Tập Chụp ảnh Sách
Có thể bạn quan tâm
Vài câu phi lộ
Tôi không phải là một tay máy chuyên nghiệp. Máy chụp hình cũng chỉ là một cái máy ảnh du lịch bỏ túi bình thường, không phải kiểu máy DSLR nên chả có ống kít hay có thêm bất kỳ sự phụ trợ nào. Cái mà tôi có chỉ là một chút kinh nghiệm và rất nhiều đam mê cho việc chụp lại những cuốn sách yêu thích của mình. Vì vậy bài viết này đơn giản chỉ là sự chia sẻ cá nhân giữa tôi và chị Mắt Nắng, một người chị cũng đam mê chụp lại những trang sách như tôi, và cũng chỉ sở hữu chiếc máy ảnh mini như tôi; chứ không phải là một bài viết hướng dẫn chung cho mọi loại máy hay kỹ thuật nhiếp ảnh gì đặc biệt. Vì vậy, sẽ không có cái gọi là set up thông số, canh chỉnh trường độ, khẩu độ, ISO hay bất kỳ một thông số kỹ thuật nào đặc biệt cả. Đơn giản chỉ là để máy ở chế độ Auto, canh và chụp sao cho ra một bức ảnh có độ nét tương đối, bố cục kha khá và có ý tưởng riêng của mình. Vậy thôi.
Nếu Anh/ Chị/ Bạn đọc bài viết này và có nhã ý, xin hãy chia sẻ hoặc chỉ dẫn thêm cho chị em chúng tôi. Chúng tôi luôn biết ơn và trân trọng sự quan tâm nhiệt tình đó.
Thay lời,
CF
CHIA SẺ RIÊNG VỚI CHỊ VỀ CHỤP ẢNH SÁCH
Em chả biết viết kiểu gì, hì… Chắc đây là lần đầu em “hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh” cho người khác trong khi bản thân mình vẫn mắc đầy lỗi kỹ thuật khi chụp một tấm ảnh, đặc biệt là ảnh sắp đặt, dù đơn giản nhất chỉ là sắp đặt một cuốn sách sao cho bố cục tương đối gọn gàng, dễ chịu. Thế nên cái này không gọi là bài viết chuyên nghiệp mà chỉ là sự chia sẻ giữa em và chị thôi nhé. 🙂
Theo em, để chụp một cuốn sách nhìn rõ, gọn và “coi được” thì có mấy điều chị cần lưu ý:
1. Quan tâm tới ánh sáng
Để có một bức ảnh sáng và rõ ràng, điều đầu tiên cần phải quan tâm chính là ánh sáng. Và đẹp nhất là ánh sáng ban ngày, ánh sáng tự nhiên chứ không phải ánh sáng đèn trong phòng hoặc ánh sáng do ta đánh flash. Nếu ta có hẳn một khu vườn nhỏ, một cái ban công rộng, một hàng hiên thoáng mát hoặc “xịn” hơn là có một ngôi nhà đẹp, có nhiều cửa sổ, thoáng và có nhiều ánh nắng lọt vào nhà thì quá tuyệt. Cứ việc mang sách ra gần cửa sổ mà chụp, kiểu gì cũng đẹp. Còn nếu như nhà của em, là một căn nhà ống, chỉ có độc một cửa lớn, 1 cửa sổ ngay trong phòng khách bé xíu chật ních chả làm ăn gì được thì cách tốt nhất của em là kê cái bàn ra cửa bếp để lấy ánh sáng như thế này:
Không có lựa chọn nào khác, nên chỉ chấp nhận và cố gắng “sống chung” với điều kiện ánh sáng mình có, miễn bình luận đến vụ ngược sáng hay không. 😀
Như vậy, điều đầu tiên chị phải nhớ là nếu không thể chụp ban ngày được mới chụp ban đêm. Nếu không có ánh sáng tự nhiên thì mới phải chọn ánh sáng trong phòng. Và điều cuối cùng là phải lựa vị trí đặt cuốn sách ở nơi ánh sáng có thể chiếu đến nó. Tuyệt đối tránh kiểu nhét quyển sách vô góc cây, góc kệ, góc tường tối thui hoặc bày sách ở chỗ quá tối rồi chụp vì thiếu ánh sáng, ảnh không đẹp được đâu.
2. Vị trí đứng chụp và cái nền phía sau cuốn sách
Chị hình dung ra vị trí kê bàn và khoảng cách đứng chụp nhé. Đấy là cái bàn em vẫn dùng để dạy học. Loại bàn bình thường bằng inox, chân xếp đấy. Mỗi khi cần chụp hình em lại trải một miếng giấy dán tường màu gỗ lên bàn để có một cái nền trầm, tốt hơn màu kim loại hoặc mặt kính của mặt bàn rất nhiều.
Vị trí đặt cuốn sách của em là gần cuối bàn, phía cửa để ánh sáng tự nhiên có thể chiếu tới được. Lúc em chụp hình demo cho chị là 5h chiều, ánh sáng đã rất yếu, không còn trong và đẹp như ánh sáng buổi sáng nữa. Vì vậy em sẽ chọn cách chụp ảnh đứng cuốn sách vì cách chụp này dễ và nhanh nhất.
Chị nên để ý phía sau cuốn sách, cách chừng 1,5m là bức tường nhà hàng xóm. Em luôn treo mấy chậu cây xanh ở đó để làm nền cho cuốn sách sẽ chụp. Nếu không có chỗ treo, chị có thể bắt 1 cái ghế, để chậu cây (hoặc bình hoa) ở phía sau cuốn sách, canh vị trí của mấy chậu cây cao bằng hoặc hơn sách một chút. Và nhớ là cách cuốn sách ít nhất 1m nhé.
Vị trí cầm máy là ngay cuối bàn, nghĩa là cách sách tối đa 2m. Độ ngang của máy hạ ngang tầm sách, nghĩa là chị lom khom chụp hoặc kéo luôn 1 cái ghế, ngồi phía đầu bàn bên kia để chụp cho khỏe. Đưa máy lên, zoom ống ngắm và lấy nét. Bấm. Xong.
Chị sẽ có bức ảnh được “xóa phông” một cách tương đối như thế này:
(ảnh 1)
Tránh cách đặt chậu cây hoặc bình hoa sát ngay bên cạch cuốn sách rồi dựa sách vô để chụp. Chị xem em chụp cuốn sách với chậu cây ngay bên cạnh này:
(ảnh 2)
So với ảnh 1 thì ảnh 2 nhìn kém hơn nhiều, dù vị trí chụp giữ nguyên, độ zoom ảnh giống nhau, ánh sáng như nhau. Lý do là vì máy ảnh du lịch xóa phông rất kém. Để một cái nền hoa lá quá gần như vậy máy sẽ không xóa được, kết quả là nhìn bức ảnh chụp xong rất rối mắt và không có chiều sâu.
3. Chụp ảnh sách trên mặt bàn
Ngoài cách chụp đứng thì để cuốn sách nằm ngang trên mặt bàn, đứng lia máy một góc chừng 45 độ để chụp là cách thông dụng nhất. Nếu là ban ngày, ánh sáng đẹp, tay nghề chụp kha khá thì chị sẽ có ảnh đẹp, còn không thì chị nên để hẳn cuốn sách xống mặt bàn, xếp đặt một chút và chụp theo cách “mổ cò” tức là chụp trực tiếp từ trên xuống, máy ảnh vuông góc với sách.
Đây là mặt bàn và vài thứ linh tinh em sẽ dùng để chụp chung với sách:
Để ý nội dung cuốn sách để chọn đồ trang trí cho hợp. Với cuốn sách nói về văn hóa Ấn Độ của Hồ Anh Thái, em chọn hoa khô và 2 chuỗi vòng gỗ đeo tay là xong. Hoa khô thường bung lên, dễ làm cho cái nền rối mắt nên em thường bó lại thành bó, hoặc em chỉ dùng 1,2 cành nhỏ thôi. Vì đồ trang trí chỉ có tính chất làm nền cho sách nên chị phải để ý chọn đồ nhỏ thôi, và có màu sắc phù hợp, tránh dùng một cành lá to đùng hoặc một đống phụ kiện linh tinh thả xuống chả có ý nghĩa gì cả.
Em thường xếp đặt sách – hoa – phụ kiện như thế này:
Khi chụp, chị cố gắng đứng sát ngay vào cạnh bàn, đưa máy ảnh vuông góc, thẳng từ trên xuống, zoom ống máy, lấy nét vào sách và chụp.
Đây là ảnh em chụp demo:
4. Một vài cách chụp không nên:
Hết sức tránh cách lấy vật trang trí quá to bỏ lên mặt sách và chụp như thế này:
Cuốn sách (vật chính) đã bị bó hoa (vật phụ) che phủ gần hết, thêm nữa là bó hoa to để lên trên sách sẽ làm rối hết bố cục và che tầm mắt.
Cũng hết sức tránh cách chụp như thế này:
Một cuốn sách dọc, nếu chụp thẳng góc và để ảnh thao chiều ngang thì hai bên biên của ảnh có nhiều khoảng trống dư, bố cục nhìn rời rạc trong khi chân ảnh bị thiếu không gian.
Và cũng không zoom quá gần để chụp như thế này:
Chụp như thế này nhìn rất khó chịu, vừa không có bố cục, vừa tức mắt vì không có không gian trống xung quanh để thở. Đầu đuôi gì cũng bị chèn cứng, vừa thiếu vừa thừa.
5. Cách chụp tùy hứng
Thường là dùng khi chị thích chụp sách với bình hoa, và vị trí sách để theo kiểu free style – tức là chị thích để sao thì để. Lúc này chị có thể chỉ cần chụp lấy 1/2 thậm chí 1/3 cuốn sách cũng được. Thích lấy nét vào sách hay vào hoa là tùy sự sáng tạo của mình. Đứng ở đâu cũng tùy ý luôn, miễn sao tạo được kiểu chụp mình thấy… khoái là được. Cách này không có chỉ dẫn, tùy vào mắt thẩm mỹ của chị, chỉ có điều chụp sao thì chụp, cố gắng đừng để quá rối mắt, lộn xộn hoặc bị nhòe. 😀
Ví dụ em vẫn dùng cuốn sách của Hồ Anh Thái nhưng chọn chụp trên mặt bàn gỗ trắng ngà cùng với cái lọ thủy tinh cắm 2 hoa thủy tiên hồng như thế này:
6. Chụp ảnh trích đoạn trong trang sách
Chà, chụp ảnh trích đoạn hoặc vài câu trong trang sách là do bạn Gác đầu têu đây 😀
Để chụp ảnh trích đoạn chữ trong trang sách em hay dùng vài cái kẹp giấy để cố định trang sách lại thay vì bẻ cuốn sách cho thẳng (em sợ hư sách, hì hì). Sách mà dày, cái kẹp không đủ sức giữ vững trang sách thì tìm thêm cái gì đó chèn lên.
Đây là cách em bài trí để chụp mấy dòng trong trang sách nè:
Thật ra chỉ cần cố định như vậy và chụp sao cho rõ là đạt yêu cầu rồi. Nhưng với em thì em vẫn thích dù có chụp vài dòng cũng nên bài trí chút chút để chụp cho mềm mại nên thay vì chụp thẳng từ trên xuống em hay đưa máy ảnh chụp ngang mặt chữ để tạo trang giấy có chiều sâu, đồng thời trang trí nhẹ cho nó một chút. Vì mấy dòng chữ mình trích dẫn là ý chính nên đồ trang tri phải thật nhỏ. 1 bông hoa be bé, 1 chùm lá nhỏ, hoặc 1 cái viết chì là đủ rồi. Tuyệt đối tránh kiểu “trang trí đường diềm” tức là lấy hoa lá trang trí quanh hết cả chữ, ảnh chụp sẽ rất rối mắt.
Trong ảnh, em chỉ hái có 1 bông hoa cúc kim, 1 cái lá nhỏ và dùng… cọng thun buộc sơ lại để… gió thổi không bay, hihi…
Chị xem nè 😀
Đặt bông hoa vào góc muốn trang trí, kê máy ảnh, canh chỉnh độ nét, zoom lại vừa phải sao cho còn thấy lề sách rồi bấm. Xong.
Chị nhìn thấy rất rõ phần em muốn chụp phải không? Đó là đoạn “Kỹ nữ lập tức được đưa lên thiên đường. Giáo sĩ lập tức bị ném xuống địa ngục. Kỹ nữ luôn ý thức…khách làng chơi” vì đoạn đó lấy nét, phần chữ còn lại tự động sẽ bị mờ.
Giờ chị thử tập chụp đi hén. Cứ chịu khó tha sách đi kê khắp nơi chỗ này chỗ kia trong nhà và đưa máy chụp, chụp, chụp và chụp thì chị sẽ thấy cách nào ổn với chị, vị trí nào trong nhà dễ chụp nhất, ánh sáng chỗ nào tốt nhất.
Chia sẻ:
Từ khóa » Chụp ảnh Với Kệ Sách
-
#15+ Cách Tạo Dáng Với Sách Cho Nam & Nữ Nhẹ Nhàng Tinh Khôi
-
20+ Cách Chụp Hình Với Sách Thần Thánh Chỉ Có Tại đây!
-
Những Cách Tạo Dáng Chụp ảnh Với Sách Cho Bạn Nữ Thỏa Sức Sống ảo
-
11 Cách Dễ Dàng Để Có Những Bức Ảnh Chụp Sách “Lừa Tình ...
-
Tư Thế Chụp ảnh Với Sách - Pinterest
-
38 Chụp Sách ý Tưởng | Nhiếp ảnh, Nghệ Thuật Sắp Xếp, Mọt Sách
-
Cách Tạo Dáng Chụp ảnh Với Sách đẹp Nhẹ Nhàng, Tinh Khôi
-
Cách Tạo Dáng Chụp ảnh Với Sách Cho Nữ Tại Nhà - Hàng Hiệu
-
Vài Mẹo Chụp ảnh đơn Giản Giúp Bạn 'chất Như Nước Cất' Không ...
-
Tập 4: CHỤP ẢNH Với Quyển Sách | Chú Hùng Vlog - YouTube
-
CHỤP ẢNH SÁCH KHÔNG KHÓ | TIPS SỐNG ẢO - YouTube
-
Bất Ngờ Với 5 Cách Chụp Ảnh Sách Đẹp, Miễn Chê Của Các Bạn Trẻ