Tập đoàn FLC: Con Nợ Của Nhiều Chủ Nợ - Tạp Chí Thương Trường

FLC là cái tên được nhắc đến với hàng loạt những khoản nợ đối với của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thời gian vừa qua.

Trong số nợ phải trả của FLC lên đến hơn 23.781 tỷ đồng/9.767 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu) thì hàng chục các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước là chủ của các khoản nợ cấu thành nên khoản nợ khổng lồ của FLC.

Có ba tổ chức tín dụng nước ngoài là chủ nợ của FLC là: Ngân hàng Công thương Trung Quốc (giá trị Hợp đồng tín dụng hơn 107 tỷ đồng); Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc - CCB (giá trị Hợp đồng tín dụng 60 tỷ đồng); Credit Suisse AG Singapore Branch (giá trị Hợp đồng tín dụng hơn 199 tỷ đồng).

FLC là con nợ nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

Chủ nợ của FLC là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong nước: Ngân hàng TNCP Phát triển TP.HCM - CN Quảng Ninh;  Ngân hàng TNCP Phát triển TP.HCM - CN Thanh Hóa; Ngân hàng TNCP Phát triển TP.HCM - CN Bình Định; Ngân hàng TMCP Phương Đông - CN Hà Nội; Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam; Ngân hàng TMCP Quốc Dân - CN Hà Nội;

Ngân hàng TMCP Quốc Dân - CN Sài Gòn; Ngân hàng TMCP Quốc Dân - CN Quảng Ninh; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Đống Đa; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Tây Hà Nội; Ngân hàng TMCP Tiên Phong - CN Hà Nội; Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Quy Nhơn;

Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Ba Đình; Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Quảng Ninh; Ngân hàng TMHH MTV Woori Việt Nam - CN Hà Nội; Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB); Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Thanh Hóa; Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Phương Đông - CN Thăng Long; Ngân hàng SHB (Trái phiếu phát hành);

Ngân hàng OCB (Trái phiếu phát hành); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN ĐB Sông Cửu Long; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Đầu tư phát triển Thịnh Phát; Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (Trái phiếu phát hành - MBS).

Đáng chú ý, một số Hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng trong nước được cầm cố thế chấp bởi hàng triệu cổ phiếu ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros - FLC Faros). Trước đây, cơ cấu cổ đông của FLC Faros, ông Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch HĐQT và là cổ đông lớn nhất với sở hữu 291,2 triệu cp, tương đương 51,31% vốn điều lệ của FLC Faros.

Trong một diễn biến liên quan đến FLC gần đây, cuối năm 2019 - đầu năm 2020, ông Quyết đã hai lần thoái vốn khỏi FLC Faros với tổng khối lượng bán ra là 91 triệu đơn vị, giảm sở hữu từ 382,2 triệu cp (67,34%) xuống mức như hiện nay (51,31%).

Tại thời điểm thoái vốn đó, ông Quyết vẫn đang giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty. Sau đó, ông Trịnh Văn Quyết đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT FLC Faros từ ngày 7/4 và được HĐQT chấp thuận. Cuối tháng 4/2020 Hội đồng quản trị FLC Faros đã thông qua kế hoạch sáp nhập vào CTCP Đầu tư Khai khoáng & Quản lý Tài sản FLC (Mã: GAB).

Trước đó, cuối tháng 3/2020, Công ty Chứng khoán HDB cũng đã tiến hành bán giải chấp cổ phiếu ROS của khách hàng là ông Trịnh Văn Quyết. Bên cạnh đó, trong đợt cơ cấu danh mục gần đây, FTSE ETF và VNM ETF cũng đã loại cổ phiếu ROS ra khỏi danh mục của mình trong kỳ cơ cấu quý 1/2020.

Về cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros, trong hơn 3 năm giao dịch trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), cổ phiếu ROS từng lên đến đỉnh giá 178.100 đồng/cp (giá sau điều chỉnh) vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, sau kế hoạch sáp nhập FLC Faros với  Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng & Quản lý Tài sản FLC (Mã chứng khoán: GAB), giá trị cổ phiếu ROS của FLC Faros  giảm 26,82% (Quý 1/2020), 37,34% so với cùng kỳ năm trước và giảm 55,52% so với giá niêm yết. Hiện cổ phiếu ROS của FLC Faros đang giao dịch quanh mốc 2.900 đồng/CP.

Khánh Trình

Từ khóa » Flc Quỵt Tiền