Tập đoàn Tân Tạo Lại Khởi Kiện Việt Nam Ra Cơ Quan Trọng Tài Quốc Tế

Tập đoàn Tân Tạo lại khởi kiện Việt Nam ra cơ quan trọng tài quốc tế
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, nay làm việc với tên là Maya Dangelas

Nguồn hình ảnh, itaexpress.com.vn

Chụp lại hình ảnh, Bà Đặng Thị Hoàng Yến, nay làm việc với tên là Maya Dangelas
6 tháng 7 2022

Tập đoàn Tân Tạo của Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến bắt đầu thủ tục đưa ra trọng tài quốc tế một vụ kiện chính phủ Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ.

Thông cáo báo chí của Tập đoàn Tân Tạo (tên tiếng Anh là ITACO) được một số cổng thông tin tại Hoa Kỳ đăng tải nói thủ tục đưa ra trọng tài này là dựa theo Hiệp định giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Quan hệ Thương mại theo Quy tắc UNCITRAL năm 1976 (Quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế).

"ITACO, một trong những công ty niêm yết lớn nhất của Việt Nam, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu thủ tục trọng tài sau khi Việt Nam tìm cách thanh lý ITACO - một công ty trị giá hàng tỷ đô la - trên cơ sở khoản nợ khoảng 900.000 USD mà họ tuyên bố, nảy sinh từ một hợp đồng liên quan đến nhà thầu phụ của ITACO và bên thứ ba, một hợp đồng mà ITACO thậm chí chưa bao giờ tham gia như một bên," Tiến sĩ Maya Dangelas giải thích trong thông cáo báo chí.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ITACO, có tên nước ngoài là Maya Dangelas.

'Bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tấn công'

Vào năm 2019, bà Maya Dangelas từng nộp một đơn kiện, nói dự án nhà máy ở Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, đã bị Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cản trở.

ITACO (mã chứng khoán trên HOSE là "ITA"), được thành lập vào năm 1996, nhằm cung cấp 'dịch vụ một cửa' để các nhà đầu tư có thể thành lập tại Việt Nam mà không phải chờ đợi những rào cản quan liêu trong nhiều năm.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến công khai phê phán cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Chụp lại hình ảnh, Bà Đặng Thị Hoàng Yến công khai phê phán cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Thông cáo của Tân Tạo nói: "Các khu công nghiệp của ITACO đã thu hút hàng nghìn nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam và chuyển đổi nhiều lĩnh vực của Việt Nam bằng cách cung cấp việc làm và tiện ích cho người dân địa phương.

"Vì thành công của ITACO trong việc thay đổi tốt đẹp hơn cho cuộc sống của người dân, tôi đã được đề cử và bầu chọn là đại biểu Quốc hội.

"Trong thời gian đó, với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi đã vạch trần hệ thống tham nhũng liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ. Tôi đã sử dụng tư cách đại biểu đó để lên tiếng chống tham nhũng và ủng hộ sự minh bạch hơn trong nền kinh tế kiểu Stalin của Việt Nam.

"Vì những phát biểu táo bạo và thẳng thắn của tôi, tôi đã bị chế độ độc tài Việt Nam cách chức với các lý do không có thật. Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó tiếp tục sử dụng quyền lực của mình để tấn công hàng loạt nhân viên của ITACO, gia đình và tôi," Tiến sĩ Dangelas nói trong thông cáo báo chí.

Trong Báo cáo Thường niên Đại hội đồng Cổ đông 2022, Tiến sĩ Dangelas mô tả Tập đoàn Tân Tạo đã phải hứng chiụ hậu quả nặng nề bởi sự tham nhũng, quan liêu, thiếu minh bạch và thiếu tính lành mạnh của hệ thống pháp luật.

Những vấn đề này, bà nói là "đã được Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ví như bầy sâu và đang được Ngài Tổng Bí Thư từng bước phơi bày ra ánh sáng", trích nguyên văn báo cáo.

Hai vụ kiện khác nhau

Bà Maya Dangelas và tập đoàn của bà hiện tiến hành hai vụ kiện riêng biệt.

Đầu tiên, năm 2019, doanh nhân Maya Dangelas công bố việc kiện đích danh cựu thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ra Tòa Trọng tài quốc tế, đòi bồi thường 2,5 tỷ đôla.

Báo cáo Thường niên Đại hội đồng Cổ đông 2022 viết về vụ này, "Sự tham nhũng và lũng đoạn, độc tài là căn bệnh trầm kha của Việt Nam và Tập đoàn Tân Tạo đã nhiều năm trở thành nạn nhân, trong đó có thể kể đến dự án Kiên Lương mà cá nhân tôi cùng tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên đã đổ hàng trăm triệu đô la, đã hoàn tất hàng trăm thủ tục phức tạp của Việt Nam và các tổ chức vay vốn Quốc tế, dự án đã sẵn sàng cho việc thực hiện khởi công thì đã bị Nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ Ngành gây trăm ngàn khó khăn và đỉnh điểm là đột ngột buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư, buộc các Bộ Ngành Chính Phủ loại ra khỏi tổng sơ đồ Điện 7 để khai tử dự án điện Kiên Lương 1, 2 và gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước liên quan."

Còn vụ kiện thứ hai mà tập đoàn Tân Tạo vừa khởi kiện, là liên quan một phán quyết buộc Tân Tạo làm thủ tục phá sản.

Liên quan tới tranh chấp nhà thầu phụ Quốc Linh mà Tiến sĩ Dangelas mô tả là Tân Tạo hoàn toàn không hề có bất cứ liên quan, bà nói hệ thống toà án Việt Nam vào ngày 25/1/2018 đã ra phán quyết buộc Tân Tạo phải làm thủ tục phá sản để trả thay khoản nợ hơn 21 tỷ đồng (900.000 USD).

Nhà lãnh đạo Tân Tạo nói "đây một điều không tưởng trong hệ thống pháp lý đã và đang xảy ra, hệ thống Pháp luật Viêt Nam từ chối quyền chống án không nhận đơn của chúng ta."

"Suốt 8 năm chúng ta bị liên đới và chịu hậu quả vào một vụ kiện hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và chỉ được dựa vào lời khai và bằng chứng giả mạo của một bên thứ 3, nhưng công lý vẫn không được thực thi. Điều gì sẽ xảy ra nếu hết thời hạn chống án theo quy định của pháp luật mà các cơ quan Luật Pháp Việt Nam không xét xử lại dựa theo bằng chứng? Điều gì sẽ xảy ra cho ITA nếu sự bất công bằng từ phán quyết của Toà Án Việt Nam tiếp tục được thực hiện?" Tiến sĩ Dangelas nói.

Bà Maya Dangelas tuyên bố trong Báo cáo Thường niên Đại hội đồng Cổ đông 2022: "Với trách nhiệm của người sáng lập và là người lãnh đạo cao nhất của ITA, tôi sẽ thay mặt Quý cổ đông, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vụ kiện ra trọng tài và Toà Án Quốc tế đấu tranh đòi công lý."

"Do những điều khoản quy định của Trọng Tài Quốc tế nên tôi không được phép thông báo những chi tiết của vụ kiện đến quý cổ đông, nhà đầu tư và các Ngân hàng, các nhà cho vay. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin khi được cho phép."

Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức về các cáo buộc của bà Maya Dangelas.

ITACO có tổng tài sản gần 13,3 nghìn tỷ đồng và là công ty niêm yết, công ty đầu đàn trong việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp của Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, ITACO

Chụp lại hình ảnh, ITACO có tổng tài sản gần 13,3 nghìn tỷ đồng và là công ty niêm yết, công ty đầu đàn trong việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp của Việt Nam.

Trong khi đó báo VietnamNet của Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam ngày 28/6 có bài mô tả Bà Đặng Thị Hoàng Yến kêu cứu về 'buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo'

Bài báo có đoạn: "Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo - ITACO (ITA) Dr. Maya Dangelas (a.k.a Đặng Thị Hoàng Yến) vừa có đơn kêu cứu về thông tin buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo.

"Trong đơn kêu cứu, bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, vào tháng 5, tháng 6 năm 2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) gửi nhiều công văn yêu cầu Công ty Tân Tạo công bố thông tin Toà án mở thủ tục phá sản đối với Công ty Tân Tạo. Quyết định mở thủ tục phá sản số 56/2018/QĐ-MTTPS ngày 25/01/2018 của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh căn cứ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh). Công ty Quốc Linh không đề nghị thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự mà yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằm buộc Công ty Tân Tạo phải thanh toán cho Công ty Quốc Linh theo Bản án của Toà án xét xử năm 2017 là hơn 21,4 tỷ đồng (trong đó nợ gốc là hơn 14,3 tỷ đồng và lãi hơn 7,1 tỷ đồng)."

Báo này mô tả đơn của bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng cho biết, hiện nay Công ty Tân Tạo đang đề nghị xem xét lại Bản án phúc thẩm số 01/2021/KDTM-PT ngày 05/01/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Long An và Bản án sơ thẩm số 07/2020/KDTM-ST ngày 18/09/2020 của Toà án nhân dân huyện Đức Hoà, Long An theo thủ tục giám đốc thẩm tại Toà án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh.

Bài báo cho hay trong phiên giao dịch 27/6/2022, cổ phiếu ITA bị bán tháo dữ dội với dư bán sàn hơn 18,5 triệu đơn vị sau khi thông tin CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) bị mở thủ tục phá sản sau 4 năm tranh chấp được lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm những ngày qua.

Tập đoàn Tân Tạo đề nghị tòa án tại Việt Nam xem lại các phán quyết liên quan tới công ty Quốc Linh, cũng được một trang thông tin kinh tế đưa tin chi tiết.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến là ai?

Trang web tập đoàn Tân Tạo có đăng lại một bài báo ngày 8/5, cho biết Tân Tạo tiền thân là Công ty TNHH Hoàng Yến được thành lập năm 1993.

Tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của ITA đạt gần 13.500 tỷ đồng, theo bài báo.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến (sinh năm 1959) là người lập ra CTCP đầu tư công nghiệp Tân Tạo từ năm 1993 và giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty kể từ năm 1996 tới nay.

Bà có em trai là doanh nhân Đặng Thành Tâm, sinh năm 1964, là Chủ tịch Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC).

Cả hai chị em bà có thời gian là đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến từng là Đại biểu Quốc hội khóa XIII của tỉnh Long An từ năm 2011 trước khi bị bãi miễn chức danh đại biểu Quốc hội Việt Nam năm 2012.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, hiện có danh xưng Tiến sĩ Maya Dangelas, đang sống tại bang Texas, Hoa Kỳ.

  • Kinh tế Việt Nam
  • Việt Nam
  • Hiến pháp Việt Nam
  • Chính trị Việt Nam
  • Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám

    Vụ Trịnh Vĩnh Bình 'là một bài học cho chính phủ VN'

    1 tháng 9 năm 2017
  • Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám (hình tư liệu)

    Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Bài học nào cho chính phủ và doanh nhân?

    15 tháng 4 năm 2019
  • Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình rời khỏi phiên tòa kiện chính phủ Việt Nam

    Ông Trịnh Vĩnh Bình: 'Tôi đòi đền bù con voi mà chỉ nhận được trái táo'

    24 tháng 9 năm 2021
  • Vì sao bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng

    Vì sao bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng?

    13 tháng 9 năm 2019

Tin chính

  • 'Tôi xem phim khiêu dâm sáng, trưa, chiều, tối'

    2 giờ trước
  • Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Quốc hội chính thức 'bật đèn xanh'

    30 tháng 11 năm 2024
  • Hoa Kỳ chấp thuận bán vũ khí trị giá 385 triệu USD cho Đài Loan

    30 tháng 11 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Ảnh ông Tô Lâm và ông Donald Trump

    Tô Lâm - Donald Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ

    13 tháng 11 năm 2024
  • Từ trái qua: Thượng tướng - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trịnh Văn Quyết, Đại tướng - Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc

    Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?

    15 tháng 11 năm 2024
  • Tuần này, ông Donald Trump có mặt trong bức ảnh cùng với gia đình lớn của mình - và tỷ phú Elon Musk đang bế cậu con trai Techno Mechanicus

    Quyền lực ở West Palm Beach: Bên trong cuộc hành hương đến dinh thự Mar-a-Lago

    12 tháng 11 năm 2024
  • Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Đức Hans-Georg Engelke và Bộ trưởng Công an Việt Nam Lương Tam Quang

    Đức nói với Bộ trưởng Lương Tam Quang: 'Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh'

    9 tháng 11 năm 2024
  • Một số bức hình chụp ở bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cảnh người trẻ phỉ báng lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

    ‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự

    10 tháng 11 năm 2024
  • Nhiều người đã để lại hoa bên ngoài trung tâm thể thao ở thành phố Châu Hải để tưởng nhớ các nạn nhân

    Tông xe 'trả thù đời': Những câu hỏi về xã hội Trung Quốc

    13 tháng 11 năm 2024
  • Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường

    Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm

    22 tháng 10 năm 2024
  • Một trong những băng người Việt buôn người đã cho phóng viên ngầm của chúng tôi một suất trên một con thuyền nhỏ để vượt biển tới Anh

    Tiếp cận băng người Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche

    29 tháng 10 năm 2024
  • Bản đồ đảo Tri Tôn, Hải Nam, đá Xu Bi

    Radar trên đảo Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?

    27 tháng 10 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1'Tôi xem phim khiêu dâm sáng, trưa, chiều, tối'
  2. 2Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Quốc hội chính thức 'bật đèn xanh'
  3. 3Hoa Kỳ chấp thuận bán vũ khí trị giá 385 triệu USD cho Đài Loan
  4. 4Vụ ám sát John F. Kennedy đã giúp The Beatles chinh phục nước Mỹ?
  5. 5'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'
  6. 6Nhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?
  7. 7‘Anh đã lừa em… anh xin lỗi vì điều đó’: Chính trị gia người Anh chết hai lần
  8. 8Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California là ai?
  9. 9Cuộc sống ẩn khuất của cộng đồng LGBTQ Triều Tiên
  10. 10'Thủ phủ rác' ở Hưng Yên đánh vật với rác nhựa

Từ khóa » Nguyễn Phương Anh đặng Thị Hoàng Yến