Tập đọc: Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa Tiếng Việt 5

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 5
Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tiếng Việt 5 (8) 150 lượt xem Share

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm hiểu được bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, một bức tranh sinh động trù phú, qua đó thể hiện tình yêu thiết tha của tác giả đối với quê hương. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tốt!

Mục lục nội dung

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Văn bản "Quang cảnh làng mạc ngày mùa"

1.2. Nội dung chính của văn bản

1.3. Giải thích các cụm từ khó trong bài

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

2.2. Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

2.3. Câu 3 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

2.4. Câu 4 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

3. Tổng kết

Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tiếng Việt 5

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Văn bản "Quang cảnh làng mạc ngày mùa"

Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.

Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

TÔ HOÀI

1.2. Nội dung chính của văn bản

Nội dung chính của bài "Quang cảnh làng mạc ngày màu" là miêu tả về khung cảnh thiên nhiên làng mạc những ngày mùa. Ngôi làng như đang khoác trên mình tấm áo màu vàng. Những ngày mùa khắp nơi tràn đầy sắc màu ấm áp, niềm vui của nhười dân khi một vụ mùa bội thu. Tác giả không chỉ miêu tả ngày mùa với màu lúa chín mà còn miêu tả quang cảnh của tất cả cảnh vật của ngôi làng: như vườn quả chín, những tàu lá chuối vàng ối, những buồng chuối đốm chín,...Qua cách miêu tả tỉ mỉ cụ thể đó ta thấy được ẩn sâu trong đó là một tình yêu quê hương thiết tha trìu mến của tác giả.

1.3. Giải thích các cụm từ khó trong bài

- Lụi: cây cùng loại với cây cau, cao từ 1 đến 2 mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ thẳng và rắn, thường dùng làm gậy

- Kéo đá: dùng trâu bò để kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?

Hướng dẫn giải:

- Những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng là:

+ Nắng – vàng hoe

+ Xoan – vàng lịm

+ Lá mít – vàng ối

+ Tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi

+ Buồng chuối – chín vàng

+ Tàu lá chuối - vàng ối

+ Bụi mía – vàng xọng

+ Rơm, thóc – vàng giòn

+ Gà, chó – vàng mượt

+ Mái nhà rơm – vàng mới

+ Tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm

2.2. Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?

Hướng dẫn giải:

+ Lúa - Vàng xuộm: Màu vàng đậm, lúa vàng màu xuộm là lúa đã chín.

+ Nắng - Vàng hoe: Màu vàng nhạt, tươi, ánh lên, nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.

+ Xoan - Vàng lịm: Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

+ Vàng ối: Vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá.

+ Vàng tươi: Màu vàng sáng.

+ Chín vàng: Màu vàng tươi đẹp tự nhiên của quả chín.

+ Vàng xọng: Màu vàng gợi cảm giác mọng nước.

+ Vàng giòn: Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.

+ Vàng mượt: Màu vàng gợi tả những con vật béo tốt, có bộ lông óng ả, mượt mà.

+ Vàng mới: Vàng và mới.

+ Vàng trù phú, đầm ấm: Màu vàng gợi sự giàu có, ấm no.

2.3. Câu 3 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

Hướng dẫn giải:

- Những chi tiết về thời tiết:

+ Quang cảnh: "Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nẳng, không mưa."

+ Thời tiết của ngày mùa vừa thuận lợi cho vụ gặt hái lại vừa khiến cho bức tranh làng quê thêm hoàn hảo và sinh động.

- Những chi tiết về con người:

+ "... không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay."

+ Nổi bật trong bức tranh là hình ảnh những con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc, tạo nên cảnh lao động trong ngày mùa tràn đầy sức sống.

2.4. Câu 4 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

Hướng dẫn giải:

- Thể hiện một tình yêu thiên nhiên nồng nàn của tác giả đồng thời qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình.

- Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh tượng đó, với quê hương.

3. Tổng kết

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu các từ ngữ, phân biệt sắc thái của những từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.

- Hiểu được nội dung mà tác giả gởi gắm trong tác phẩm: Đó là tình yêu quê hương tha thiết.

  • Tham khảo thêm

  • doc Tập đọc: Thư gửi các học sinh Tiếng Việt 5
  • doc Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
  • doc Chính tả Nghe viết: Việt Nam thân yêu
  • doc Kể chuyện: Lý Tự Trọng Tiếng Việt 5
  • doc Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh Tiếng Việt 5
  • doc Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (tuần 1) Tiếng Việt 5
  • doc Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 1) Tiếng Việt 5
(8) 150 lượt xem Share Ngày:05/11/2020 Chia sẻ bởi:ngan TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Tiếng Việt 5 Tiếng Việt 5

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Tiếng Việt lớp 5

Tuần 1: Việt Nam Tổ quốc em

  • 1 Tập đọc: Thư gửi các học sinh
  • 2 Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
  • 3 Chính tả Nghe viết: Việt Nam thân yêu
  • 4 Kể chuyện: Lý Tự Trọng
  • 5 Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
  • 6 Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (tuần 1)
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 1)

Tuần 2: Việt Nam Tổ quốc em

  • 1 Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Lương Ngọc Quyến
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
  • 5 Tập đọc: Sắc màu em yêu
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 2)
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (tuần 2)
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê (tuần 2)

Tuần 3: Việt Nam Tổ quốc em

  • 1 Tập đọc: Lòng dân
  • 2 Chính tả: Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
  • 5 Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 3)
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (tuần 3)
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 3 tiếp theo)

Tuần 4: Cánh chim hòa bình

  • 1 Tập đọc: Những con sếu bằng giấy
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
  • 3 Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa
  • 4 Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
  • 5 Tập đọc: Bài ca về trái đất
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 4)
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa
  • 8 Tập làm văn: Tả cảnh

Tuần 5: Cánh chim hòa bình

  • 1 Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Một chuyên gia máy xúc
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hòa bình
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (tuần 5)
  • 5 Tập đọc: Ê-mi-li, con (Trích)
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê (tuần 5)
  • 7 Luyện từ và câu: Từ đồng âm

Tuần 6: Cánh chim hòa bình

  • 1 Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
  • 2 Chính tả Nhớ - viết: Ê-mi-li, con
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (tuần 6)
  • 5 Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
  • 7 Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 6)

Tuần 7: Con người với thiên nhiên

  • 1 Tập đọc: Những người bạn tốt
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Dòng kinh quê hương
  • 3 Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
  • 4 Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam
  • 5 Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 7)
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 7 tiếp theo)

Tuần 8: Con người với thiên nhiên

  • 1 Tập đọc: Kì diệu rừng xanh
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Kì diệu rừng xanh
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (tuần 8)
  • 5 Tập đọc: Trước cổng trời
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tuần 8)
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa (tuần 8)
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)

Tuần 9: Con người với thiên nhiên

  • 1 Tập đọc: Cái gì quý nhất
  • 2 Chính tả Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên (tuần 9)
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (tuần 9)
  • 5 Tập đọc: Đất Cà Mau
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
  • 7 Luyện từ và câu: Đại từ
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tiếp theo)

Tuần 10: Ôn tập giữa HK1

  • 1 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 1)
  • 2 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 2)
  • 3 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 3)
  • 4 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 4)
  • 5 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 5)
  • 6 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 6)
  • 7 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 7)
  • 8 Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 8)

Tuần 11: Giữ lấy màu xanh

  • 1 Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Luật bảo vệ môi trường
  • 3 Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô
  • 4 Kể chuyện: Người đi săn và con nai
  • 5 Tập đọc: Tiếng vọng
  • 6 Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh
  • 7 Luyện từ và câu: Quan hệ từ
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập làm đơn (Tuần 11)

Tuần 12: Giữ lấy màu xanh

  • 1 Tập đọc: Mùa thảo quả
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Mùa thảo quả
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 12)
  • 5 Tập đọc: Hành trình của bầy ong
  • 6 Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)

Tuần 13: Giữ lấy màu xanh

  • 1 Tập đọc: Người gác rừng tí hon
  • 2 Chính tả Nhớ - viết: Hành trình của bầy ong
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (Tuần 13)
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Tuần 13)
  • 5 Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ (Tuần 13)
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình - tiếp theo)

Tuần 14: Vì hạnh phúc con người

  • 1 Tập đọc: Chuỗi ngọc lam
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Chuỗi ngọc lam
  • 3 Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện Pa-xtơ và em bé
  • 5 Tập đọc: Hạt gạo làng ta
  • 6 Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại (tiếp theo)
  • 7 Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp

Tuần 15: Vì hạnh phúc con người

  • 1 Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 15)
  • 5 Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây
  • 6 Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
  • 7 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ
  • 8 Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động - tiếp theo)

Tuần 16: Vì hạnh phúc con người

  • 1 Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Về ngôi nhà đang xây
  • 3 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ (Tuần 16)
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Tuần 16)
  • 5 Tập đọc: Thầy cúng đi bệnh viện
  • 6 Tập làm văn: Tả người
  • 7 Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ (Tuần 16 - tiếp theo)
  • 8 Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc

Tuần 17: Vì hạnh phúc con người

  • 1 Tập đọc: Ngu Công xã Trịnh Tường
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Người mẹ của 51 đứa con
  • 3 Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 17)
  • 5 Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất
  • 6 Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn
  • 7 Luyện từ và câu: Ôn tập về câu
  • 8 Tập làm văn: Trả bài văn tả người

Tuần 18: Ôn tập cuối HK1

  • 1 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 1)
  • 2 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 2)
  • 3 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 3)
  • 4 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 4)
  • 5 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 5)
  • 6 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 6)
  • 7 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 7)
  • 8 Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 8)

Tuần 19: Người công dân

  • 1 Tập đọc: Người công dân số 1
  • 2 Chính tả: Nghe - viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
  • 3 Luyện từ và câu: Câu ghép
  • 4 Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
  • 5 Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)
  • 6 Tập làm văn: Luyện tả người
  • 7 Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
  • 8 Tập làm văn: Luyện tả người (dựng đoạn kết bài)

Tuần 20: Người công dân

  • 1 Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Cánh cam lạc mẹ
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân
  • 4 Kể chuyện: Đã nghe đã đọc
  • 5 Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
  • 6 Tập làm văn: Tả người (kiểm tra viết)
  • 7 Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
  • 8 Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động

Tuần 21: Người công dân

  • 1 Tập đọc: Trí dũng song toàn
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Trí dũng song toàn
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân (tiếp theo)
  • 4 Kể chuyện: Được chứng kiến hoặc tham gia
  • 5 Tập đọc: Tiếng rao đêm
  • 6 Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động (tiếp theo)
  • 7 Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tiếp theo)

Tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình

  • 1 Tập đọc: Lập làng giữ biển
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Hà Nội
  • 3 Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ tuần 22
  • 4 Kể chuyện: Ông Nguyễn Đăng Khoa
  • 5 Tập đọc: Cao Bằng
  • 6 Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
  • 7 Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ tuần 22 (tiếp theo)
  • 8 Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết)

Tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình

  • 1 Tập đọc: Phân xử tài tình
  • 2 Chính tả Nhớ - viết: Cao Bằng
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
  • 4 Kể chuyện: Đã nghe, đã đọc tuần 23
  • 5 Tập đọc: Chú đi tuần
  • 6 Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động trang 53
  • 7 Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 54

Tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình

  • 1 Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Núi non hùng vĩ
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh trang 59
  • 4 Kể chuyện: Được chứng kiến hoặc tham gia trang 60
  • 5 Tập đọc: Hộp thư mật
  • 6 Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật
  • 7 Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
  • 8 Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật (tiếp theo)

Tuần 25: Nhớ nguồn

  • 1 Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Ai là thủy tổ loài người
  • 3 Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
  • 4 Kể chuyện: Vì muôn dân
  • 5 Tập đọc: Cửa sông
  • 6 Tập làm văn Tả đồ vật trang 75
  • 7 Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
  • 8 Tập làm văn: Tập viết đoạn văn đối thoại

Tuần 26: Nhớ nguồn

  • 1 Tập đọc: Nghĩa thầy trò
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Lịch sử Ngày Quốc Tế lao động
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
  • 4 Kể chuyện: Đã nghe đã đọc trang 82
  • 5 Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
  • 6 Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại trang 85
  • 7 Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

Tuần 27: Nhớ nguồn

  • 1 Tập đọc: Tranh làng Hồ
  • 2 Chính tả Nhớ - viết: Cửa sông
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: truyền thống trang 90
  • 4 Kể chuyện: Được chứng kiến hoặc tham gia trang 92
  • 5 Tập đọc: Đất nước
  • 6 Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối
  • 7 Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài văn bằng từ ngữ nối
  • 8 Tập làm văn: Tả cây cối

Tuần 28: Ôn tập giữa học kì II

  • 1 Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 1)
  • 2 Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 2)
  • 3 Ôn tập giữa học kì II (tiết 3)
  • 4 Ôn tập giữa học kì II (tiết 4)
  • 5 Ôn tập giữa học kì II (tiết 5)
  • 6 Ôn tập giữa học kì II (tiết 6)
  • 7 Ôn tập giữa học kì II (tiết 7)
  • 8 Ôn tập học kì II (tiết 8)

Tuần 29: Nam và nữ

  • 1 Tập đọc: Một vụ đắm tàu
  • 2 Chính tả Nhớ viết: Đất nước
  • 3 Luyện từ và câu: Ôn luyện về dấu câu
  • 4 Kể chuyện: Lớp trưởng của tôi
  • 5 Tập đọc: Con gái
  • 6 Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại trang 113
  • 7 Luyện từ và câu: Ôn luyện về dấu câu trang 115

Tuần 30: Nam và nữ

  • 1 Tập đọc: Thuần phục sư tử
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Cô gái của tương lai
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 120
  • 5 Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
  • 6 Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật
  • 7 Luyện từ và câu: Ôn luyện về dấu câu trang 124
  • 8 Tập làm văn: Tả con vật

Tuần 31: Nam và nữ

  • 1 Tập đọc: Công việc đầu tiên
  • 2 Chính tả Nghe - viết: Tà áo dài
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam nữ trang 129
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 129
  • 5 Tập đọc: Bầm ơi
  • 6 Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh trang 131
  • 7 Luyện từ và câu: Ôn luỵện về dấu câu trang 133
  • 8 Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh trang 134

Tuần 32: Những chủ nhân tương lai

  • 1 Tập đọc: Út Vịnh
  • 2 Chính tả: Nhớ - viết: Bầm ơi
  • 3 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu
  • 4 Kể chuyện: Nhà vô địch
  • 5 Tập đọc: Những cánh buồm
  • 6 Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật
  • 7 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
  • 8 Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)

Tuần 33: Những chủ nhân tương lai

  • 1 Tập đọc: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
  • 2 Chính tả: Nghe - viết: Trong lời mẹ hát
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 33)
  • 5 Tập đọc: Sang năm con lên bảy
  • 6 Tập làm văn: Ôn tập về tả người
  • 7 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (tiếp theo)
  • 8 Tập làm văn: Tả người (Tuần 33)

Tuần 34: Những chủ nhân tương lai

  • 1 Tập đọc: Lớp học trên đường
  • 2 Chính tả: Nhớ - viết: Sang năm con lên bảy
  • 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
  • 4 Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Tuần 34)
  • 5 Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ con
  • 6 Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh (Tuần 34)
  • 7 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
  • 8 Tập làm văn: Trả bài văn tả người (Tuần 34)

Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II

  • 1 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 1)
  • 2 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 2)
  • 3 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 3)
  • 4 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 4)
  • 5 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 5)
  • 6 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 6)
  • 7 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 7)
  • 8 Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 8)
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Bài Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa