Tập Làm Văn Lớp 5 Trang 34 Luyện Tập Tả Cảnh | Giải Tiếng Việt Lớp 5 ...
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 5
- Giải bài tập Tiếng Việt 5
- Siêu sale sách 11-11 Shopee
Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Luyện tập tả cảnh
- Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Câu 1
- Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Câu 2
- Trắc nghiệm Luyện tập tả cảnh
Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 34 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.
Câu 1 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm những chỗ có dấu (…) để hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
Trả lời:
Quảng cáo- Chọn đoạn 2 để viết hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
"Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ với bộ lông màu nâu sáng đẹp đang xòe rộng hai cánh ra mà rũ rũ. Đàn gà con chui ra từ chỗ chân cây rơm, miệng "chiếp… chiếp…", chân nhảy cẫng thích thú lắm. Chú mèo khoang vươn vai một cái rõ dài rồi tìm ngay chỗ sân thật nhiều nắng mà ngồi sưởi ấm."
Câu 2 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa mà em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.
Trả lời:
* Đoạn tả cơn mưa
Trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu và gió đầy hơi nước đã bắt đầu thổi mạnh. Mây phủ kín, bầu trời như thấp xuống mặt đất. Mưa rơi, mưa rơi, lộp bộp, lộp bộp trên những tàu lá chuối nghe rõ mồn một. Rồi bỗng chốc con đường trước mặt giăng giăng trắng xóa một màn nước. Mưa xối xả trút nước. Sấm rền vang không trung, chớp rạch ngang dọc chằng chịt như xé toang mây đen cuồn cuộn trên cao. Cây dừa trong vườn xõa tóc tắm mưa. Gió quật các cành cây lớn, bé ngả nghiêng, tả tơi. Mưa to quá! Chỉ tội nghiệp mấy con gà con tránh mưa không kịp, đứng ướt lướt thướt, nép mình dưới gốc bưởi cuối sân. Chỉ có mấy con cóc là khoái chí nhảy chồm chồm giữa mưa đớp gọn con mồi là loài mối cánh rơi trong nước. Mưa càng lớn, cóc ta càng say mồi, chẳng biết lạnh là gì.
Quảng cáoTham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:
- Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Tuần 3 trang 19-20-21
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 khác:
Tập đọc: Lòng dân (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? ...
Chính tả (Nhớ - viết): Thư gửi các học sinh (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh ...
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân (trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây: ...
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, ...
Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? ...
Tập làm văn: Luyện tả cảnh (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi ...
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Tìm những từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống ...
Trắc nghiệm Tập làm văn: Văn tả cảnh (có đáp án)
Câu 1: Bài văn tả cảnh thường gồm có mấy phần?
A. Hai phần là mở bài và thân bài
B. Ba phần là mở bài, thân bài và lời cảm ơn.
C. Ba phần là mở bài, thân bài, kết bài.
D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút.
Hiển thị đáp ánLời giải:
Một bài văn tả cảnh thường gồm có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
Chọn đáp án: C
Câu 2: Con hãy ghép mảnh ghép màu xanh vào với mảnh ghép màu nâu để được tên các phần và nhiệm vụ tương ứng của từng phần trong một bài văn tả cảnh:
Hiển thị đáp ánLời giải:
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Vậy ghép: 1 – c, 2 – a, 3 – b
Câu 3: Bấm chọn vào phần thân bài trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương sau đây:
Hoàng hôn trên sông Hương
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này.
Mùa thu, gió thổi mây về cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít ngươi, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mảnh cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộn hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Hiển thị đáp ánLời giải:
Mở bài: Đoạn văn số 1 (Từ đầu đến “…đã rất yên tĩnh này”): Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.
Thân bài: Đoạn văn số 2 và đoạn văn số 3 (Từ “Mùa thu…” đến “…buổi chiều cũng chấm dứt”): Sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
Kết bài: đoạn văn số 4 (từ “Huế thức dậy…” đến hết): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
Vậy nên ta bấm chọn vào đoạn văn số 2 và 3 trong bài.
Câu 4: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Hoàng hôn trên sông Hương:
Hiển thị đáp ánLời giải:
Thứ tự miêu tả trong bài Hoàng hôn trên sông Hương:
- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
- Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn cho đến lúc tối hẳn.
- Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn
Câu 5: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
Hiển thị đáp ánLời giải:
Thứ tự miêu tả trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.
- Tả thời tiết, tả con người.
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Toán lớp 5
- Văn mẫu lớp 5
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bài Tập Làm Văn Lớp 5 Luyện Tập Tả Cảnh Trang 34
-
Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Luyện Tập Tả Cảnh - Trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Tập Làm Văn Lớp 5 Tuần 3: Luyện Tập Tả Cảnh (tiếp Theo)
-
Giải Bài Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 34
-
Giải Bài Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 34 | Tiếng Việt 5
-
Tập Làm Văn Lớp 5 Tuần 3 - SGK Tiếng Việt 5 Trang 34 - YouTube
-
Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 3 Tập Làm Văn – Luyện Tập Tả Cảnh – Trang 34
-
Giải Bài Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 34
-
Luyện Tập Tả Cảnh Trang 34, Tập Làm Văn
-
Tập Làm Văn 5 - Luyện Tạp Tả Cảnh (Trang 34) - Lưu Trữ Tạm Thời
-
Soạn Bài Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh, Tiếng Việt Lớp 5
-
Soạn Bài Luyện Tập Tả Cảnh (tiếp Theo) Lớp 5 Tuần 3 Ngắn Gọn Nhất
-
Tập Làm Văn Lớp 5 Luyện Tập Tả Cảnh