Tập Làm Văn Lớp 5 Tuần 27: Bài Kiểm Tra Viết - Tả Cây Cối
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên
- Giáo án - Bài giảng
- Thi Violympic
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi iOE
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Dành cho Giáo Viên
- Viết thư UPU
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- Đố vui
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
- Từ vựng tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
- Từ điển tiếng Anh
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
Tập làm văn lớp 5: Tả cây cối
- Dàn ý tả cây cối lớp 5
- 1. Tả một loài hoa mà em thích (123 mẫu)
- Tả cây hoa cúc
- Tả cây hoa hồng
- Tả cây hoa lan
- 2. Tả một loại trái cây mà em thích (200 mẫu)
- Tả quả bưởi
- Tả quả cam
- Tả quả mít
- 3. Tả một giàn cây leo (50 mẫu)
- Tả giàn mướp
- Tả giàn hoa thiên lý
- 4. Tả một cây non mới trồng (21 mẫu)
- Tả cây hoa hồng mới trồng
- Tả cây xoài non
- Tả cây đu đủ non
- 5. Tả một cây cổ thụ (89 mẫu)
- Tả cây đa
- Tả cây phượng
- Tả cây bàng
- Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 Tuần 27 Có đáp án
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 Tuần 27
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 27
Tập làm văn lớp 5 tuần 27: Bài kiểm tra viết Tả cây cối bao gồm các bài văn mẫu hay và chọn lọc cho từng đề bài SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 99 cho các em học sinh tham khảo củng cố vốn từ, chuẩn bị cho bài viết Tập làm văn lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
>> Bài trước: Luyện từ và câu lớp 5: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
Đề bài (trang 99 sgk Tiếng Việt 5): Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3. Tả một giàn cây leo.
4. Tả một cây non mới trồng.
5. Tả một cây cổ thụ.
Dàn ý tả cây cối lớp 5
a) Mở bài:
- Giới thiệu cây, hoa hoặc quả em định tả.
- Nêu thời điểm em quan sát cây, hoa hoặc quả ấy.
b) Thân bài:
- Tả bao quát toàn bộ cây (hoặc hoa, quả).
- Tả từng bộ phận của cây (hoa, quả), hoặc sự thay đổi của cây (hoa, quả), theo thời gian. Chú ý thể hiện kết quả em đã quan sát được nhờ các giác quan: thị giác (nhìn), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ), vị giác (nếm).
- Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, bướm ong... liên quan đến cây (hoa, quả).
c) Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây (hoa, quả) được miêu tả.
1. Tả một loài hoa mà em thích (123 mẫu)
Tả cây hoa cúc
Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như mùa xuân năm nay. Hình như chúng đua nhau thi tài khoe sắc, xem ai đón xuân đúng ngày đúng tháng theo dự kiến của cô chủ nhà. Vừa mới hai mươi sáu, hai mươi bảy Tết, chúng đã rục rịch hé nở những cánh hoa đầu tiên dưới nắng xuân hồng. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, lay ơn, thược dược… loài nào cũng đẹp, cũng xinh, nhưng em thích nhất vẫn là loài cúc trắng.
Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế. Song chỉ có vậy, hóa ra loài cúc đơn điệu về màu sắc thế ư? Không! Vườn nhà em có loài cúc trắng. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi mà suốt quanh năm, cúc trắng vườn em cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ.
Cũng giống hệt như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm vẻ trinh trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cũng những cánh hoa nhỏ li ti, cũng hương thơm thoang thoảng dịu dàng, vậy mà em thích nó hơn nhiều hoa cúc vàng đấy! Cúc mọc thành từng khóm, thân cây chi chít, chen chúc lẫn nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thẳng từng chùm xòe ra như những bàn tay. Hình lá nhỏ, cong mềm mại, mọc so le nhưng rất dày. Vì thế nhìn khóm cúc tưởng như nó xòe lan ra mặt đất như loài thân có dây. Lá cúc xanh quanh năm, một màu xanh dìu dịu. Còn bông thì nở theo từng tháng, mỗi đợt đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau đã bắt đầu điểm nụ. Có lẽ quanh năm dường như lúc nào cũng thấy bông có ở đầu cành. Dù nắng hạ mưa đông, tiết trời thay đổi, cúc vẫn không quên nở hoa và cũng không vì thế mà kém cả hương sắc. Lúc nào hoa cũng tròn xoe, trắng muốt, kiêu hãnh xếp đặt cánh bao quanh nhụy. Và lúc nào cũng được ong bướm bầu bạn đông vui.
Cây cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cúc vàng, mùa xuân như vạn thọ, mai, đào. Nó là một loài hoa tứ quý, luôn trang điểm cho đời thêm đẹp thêm vui. Có thể từ đặc điểm có tính riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.
Tả cây hoa hồng
Nhắc đến chúa tể của những loài hoa, không ai không nhớ đến hoa hồng, một loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngào ngạt của nó. Nhà tôi có trồng một khóm hoa hồng nhung, ngày ngày tỏa sắc rực rỡ.
Hoa hồng có nhiều loại, nhiều màu sắc như vàng, trắng, cam nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhung đỏ. Thân cây khẳng khiu màu xanh thẫm nhưng có nhiều gai, những chiếc gai nhọn nhô lên như để bảo vệ cho bông hoa của mình. Lá cây hoa nhỏ, có đường viền hình răng cưa, trên mặt lá là những đường gân hình xương cá, phía dưới là lớp phấn mỏng trắng muốt. Đặc biệt nhất vẫn là bông hoa. Hoa hồng nhung có rất nhiều cánh, khi hoa chưa nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ. Khi hoa đã nở rộ, những cánh hoa to dần và dần dần tách rời, xếp chồng vào nhau thành các lớp. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại như làn da em bé.
Mỗi buổi sáng sớm, những giọt sương mai trong suốt như hạt ngọc đọng lại trên cánh hoa khiến cho bông hoa như mang một vẻ đẹp vừa mong manh, vừa quyến rũ. Màu đỏ của hoa hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của người phụ nữ trưởng thành. Ở giữa là nhụy hoa nhỏ, ẩn hiện sau lớp áo đỏ như e ấp, giấu mình. Nâng đỡ cho cả bông hoa là những đài hoa bao quanh bên ngoài. Hoa hồng mang một hương thơm không quá nồng nàn như hoa ly, cũng không thoang thoảng như hoa cúc mà nó dịu dàng, man mác, mang đến cảm giác dễ chịu, lan tỏa trong không gian.
Tuy đẹp là vậy nhưng hoa hồng cũng dễ tàn và nhanh úa, nó không phải là một loài hoa dễ trồng và dễ nở, tuy vậy khi mỗi bông hoa được kết thành là khi nó đem hết nhựa sống của mình để tỏa sáng một vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ nhất. Mỗi khi rảnh, tôi thường ra tưới nước cho những bông hồng nhà tôi, ngắm nhìn những bông hoa đỏ rực khoe sắc trong gió, lòng tôi lại thấy vui lạ thường. Bố tôi nói rằng hoa hồng mang rất nhiều ý nghĩa hay, mỗi loại hồng lại có một ý nghĩa riêng, còn hoa hồng nhung nhà mình mang ý nghĩa của tình yêu say đắm và nồng nhiệt. Phải chăng vì thế mà dù chống chọi với bao nắng, mưa, hoa hồng ấy vẫn luôn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của mình, tỏa sắc giữa cuộc đời.
Tôi rất yêu thích hoa hồng. Còn gì tuyệt vời hơn được ngăm nhìn những bông hồng nhung đỏ, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai. Tôi hy vọng khóm hồng nhung nhà tôi sẽ luôn phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.
Tả cây hoa lan
Ông ngoại em là một người rất yêu hoa. Trong căn nhà nhỏ nơi ông bà sống có trồng rất nhiều hoa. Và em thích nhất là những giỏ phong lan của ông trước hiên nhà.
Trước hiên nhà, dưới mái hiên râm mát của ông có 3 giỏ phong lan rất đẹp. Mỗi giỏ không quá to, nhỏ thôi. Chậu màu nâu đất, chỉ to cỡ khoảng một chiếc bát tô. Trên chậu có những lỗ tròn như bị ai đó khoét ra vậy. Ông em nói những lỗ đó là để cho cây lan hô hấp, hấp thụ khí oxy. Trong giỏ của ông, mỗi giỏ chỉ trồng có 1 cây phong lan thôi, nhỏ lắm. Mỗi cây vươn ra làm 3 nhánh, thân cây màu xanh, mềm mại tạo thành một đường cong duyên dáng.
Lá hoa màu xanh, lá dài, đầu lá hơi nhọn. Hồi còn bé nghịch ngợm, em còn bắc ghế đứng lên sờ thử lá phong lan ra sao. Một cảm giác mềm mịn thích tay vô cùng. Ba nhánh nhưng mỗi cây lại chỉ ra 2 nhánh hoa mà thôi. Bởi vậy nên hoa phong lan quý lắm. Hoa phong lan ông em trồng có màu trắng. Mỗi nhánh có khoảng từ 5 đến 7 bông hoa nho nhỏ, giông giống như chuỗi hoa chuông vậy. Cánh hoa thuôn dài, xếp cạnh nhau che chở ôm ấp nhụy hoa bên trong. Hương hoa dịu nhẹ thoang thoảng trong không gian khiến lòng người dễ chịu và mê mẩn.
Thi thoảng em lại thấy có vài anh chị học sinh đi học ngang qua, hương phong lan như níu giữ đôi chân, đôi mắt tò mò ngẩn ngơ mà tìm kiếm nơi mang tới hương thơm kia rồi lại vội vã chạy đi về. Người ta nói, người trồng hoa phong lan là người có tâm hồn thanh cao và liêm khiết, giản dị, lại rất yêu hoa. Quả thật vậy. Hàng ngày, ông ngoại đều cầm một bình xịt nước nhỏ, tưới nước cho cây, nên hoa luôn rất đẹp và tươi lâu. Ai động đến giỏ hoa, ông đều lo lắm.
Em rất yêu loài hoa này. Dường như em cũng được ông truyền cho tình yêu hoa, sắc trắng của phong lan luôn thấp thoáng trong tâm trí em mỗi lần thấy mái hiên nhà ngoại.
Tham khảo các dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay khác tại đây:
- Dàn ý tả một loài hoa mà em thích
- Bài văn Tả một loài hoa mà em thích
2. Tả một loại trái cây mà em thích (200 mẫu)
Tả quả bưởi
Em sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nên nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả: nào thì mít, bưởi, xoài,…quả nào cũng thơm, ngon hấp dẫn nhưng em thích nhất là quả bưởi.
Quả bưởi có hình tròn khoác lên mình chiếc áo màu xanh hoặc màu vàng tùy thuộc vào loại bưởi chứ không phải bưởi xanh tức là chưa ăn được. Vỏ bưởi có một mùi thơm mát kì lạ, bà ngoại em kể ngày xưa phụ nữ thường dùng vỏ bưởi để gội đầu vì vỏ bưởi có nhiều tinh dầu giúp dưỡng tóc, xanh tóc và rất thơm. Bưởi có hai loại bưởi chua và bưởi ngọt, học sinh chúng em thường thích ăn bưởi chua chấm với muối ớt rất ngon. Còn bà và mẹ thì lại thích ăn bưởi ngọt. Bên trong quả bưởi là lớp cùi trắng rất mềm và thơm, mẹ em bảo người ta thường dùng cùi bưởi để nấu chè ăn rất ngon và bổ. Bên trong của lớp cùi trắng là rất nhiều múi nhỏ cong cong hình lưỡi liềm, khi ăn ta thường tách những múi bưởi ra. Những múi bưởi căng mọng và rất nhiều nước, trong các múi bưởi thì lại có hạt màu vàng. Khi bóc múi bưởi để ăn ta phải bỏ hạt và vỏ đi. Quả bưởi thường có nhiều vào mùa thu, em nhớ vào các dịp Tết trung thu, cô giáo em thường dùng các múi bưởi để làm hình con chó, con mèo trang trí trông rất đẹp mắt. Có những quả bưởi vỏ và múi màu hồng, quê em gọi là “ bưởi đào”, đây là loại bưởi thường dùng để thờ Tết. Trong các mâm ngũ quả ngày Tết không thể thiếu quả bưởi, bởi các cụ ngày xưa cho rằng quả bưởi có hình tròn và có màu vàng thể hiện sự viên mãn, tròn trịa mang lại sự may mắn cho mọi người trong gia đình. Mẹ em còn bảo quả bưởi có rất nhiều tác dụng, cung cấp vitamin C cho cơ thể, tốt cho hệ tim mạch và làm đẹp da lại không độc hại.
Bưởi là loại quả rất gần gũi và nhiều công dụng trong cuộc sống của chúng ta. Em rất thích ăn bưởi bởi nó có mùi thơm dễ chịu và có vị hơi chua. Em sẽ bảo bố mẹ trồng thật nhiều bưởi để em có thể thoải mái thưởng thức.
Tả quả cam
Ngắm nhìn vườn cây trước nhà, em thấy yêu hơn cây cam do ông trồng. Những trái cam tròn trịa luôn là thức quà em mong đợi nhất.
Cây cam mảnh dẻ đứng ở góc vườn, nó cứ lặng yên như thế mà mấy ai biết được dưới tán lá xanh, sau lớp vở cây thô ráp là dòng nhựa sống cuồn cuộn đang chảy để tích lũy dưỡng chất cho cây. Rễ siêng chắt chiu khoáng chất để trái cam sau này thơm ngon hơn. Từng chùm hoa trắng, bé nhỏ nơi đầu cành hứa hẹn những chùm quả lúc lỉu. Khi hoa tàn, từ sau những cách lá xen lẫn những chùm cam nhỏ li ti. Những đốm xanh non như hàng ngàn quả chuông tí hon đang e lệ chào đón chị gió. Màu xanh thẫm của những chùm quả hòa với màu xanh lá cây, nhưng khi chúng trưởng thành, màu vỏ xanh nhạt hơn. Chẳng mấy chốc chúng đã to bằng nắm tay trẻ em. Chùm quả trĩu nặng đầu cành, ông em phải chống gậy để quả khỏi xà xuống mặt đất. Từng trái cam rung rinh trong gió, theo thời gian nó ngả sang màu vàng, đó là lúc trái cam chín. Màu vàng tươi nom thật dễ thương, trông giống như vô vàn ông mặt trời nhỏ tỏ rạng góc vườn. Hương cam thơm mát dìu dịu đưa hương trong không gian, khi những trái cam căng mọng, chín vàng rộm, mẹ em sẽ chọn lựa những trái tươi đẹp nhất biếu ông. Những quả cam ngọt lành là thành quả của cả quá trình chăm chút của ông vậy. Ngày nào ông em cũng bắt sâu, côn trùng để chúng không tấn công những trái cam khi sắp độ thu hoạch.
Quả cam nhìn thật ngon mắt, sắc vàng khoác lên thân hình tròn trịa của chúng. Mẹ em bổ từng miếng cam, những tép nước căng mòng óng ánh đầy cuốn hút. Thưởng thức vị ngọt ngào của chúng vào những trưa hè thì còn gì bằng. Trong từng quả cam, Chất vitamin C bổ dưỡng làm ta dịu đi cơm khát, giúp da đẹp hơn. Giữa những múi cam có ít hạt, thỉnh thoảng ông em ươm chúng xuống vườn để cây mới lại mọc lên. Đây là giống cam ngon, em thích thú hình dung cả khu vườn rực rỡ những chùm quả lắt lẻo trên cành. Quả cam tuy nhỏ nhưng năm nào nó cũng giúp gia đình em về mặt kinh tế. Những quả cam ánh lên sắc vàng trong nắng nhìn như những trái tennis, đó là thức quà quen thuộc mà lũ trẻ chúng em luôn mong chờ.
Gắn bó với trái cam từ thời tấm bé, em lại thấy yêu hơn thức quả ngon, bổ dưỡng này. Mỗi dịp thưởng thức từng cốc nước cam, em lại không quên công ơn của ông đã ươm trồng và chăm sóc cây chu đáo như ngày nào.
Tả quả mít
Trong tất cả các loại quả em được thưởng thức thì quả mít là quả đặc biệt nhất bởi mùi thơm quả mít làm cho em nhớ mãi không quên.
Cứ mỗi mùa mít đến là trong nhà em lại thơm lừng mùi mít. Chỉ cần từ ngoài cổng vào thôi cũng nhìn thấy mùi mít chín thoảng đưa. Cây mít nhà em trồng là cây mít dai, cho quả to và dài hình bầu dục. Quả mít có vỏ màu xanh nhạt hơn so với màu của lá mít. Những chiếc gai mít mọc khắp thân mình của quả giống như một lớp áo giáp bảo vệ lấy thân mình bên trong. Những chiếc gai mít đó không sắc nhọn như chiếc kim mà chỉ ngắn với chiếc đầu gai hơi tròn ở đầu nhưng cũng làm cho bàn tay ta khi chạm vào đau rát.
Khi mít chín, lớp vỏ bên ngoài sẽ mềm ra không còn vẻ cứng cáp nữa. Cuống quả cũng rất nhiều nhựa và dính hơn cả keo. Bổ trái mít chín ra bên trong thật bất ngờ với những mít vàng đượm đẹp mắt, múi mít nào cũng to và ăn rất ngon. Quả mít nhà em đặc biệt khá ít sơ mít. Hạt mít bên trong múi nhỏ, nhiều hạt già còn nảy mầm bên trong múi mít. Mỗi khi ăn xong mít mẹ em lại lấy những chiếc hạt mít mang đi luộc chín ăn rất bùi và ngon nữa.
Quả mít được nhà em được ví như một loại quả đặc sản mà mỗi lần khách của ba ở công ty tới chơi là ai lấy cũng đều rất thích ăn những quả mít dai chín ngon ngọt ấy. Mít tuy có tính nóng nhưng lại rất tốt cho sức khỏe mọi người. Nó cung cấp nhiều vitamin C tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giúp chống lại bệnh ung thư, chống lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa và nhất là tốt cho đôi mắt và làn da. Hơn thế nữa mít còn cho ta canxi là chắc khỏe xương, ngăn ngừa thiếu máu. Đối với những ai muốn ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì. Do vậy mà em rất thích ăn mít bở nó giúp cho đôi mắt của em sáng, khỏe mạnh hơn mà không bị cận thị như những bạn ở trong lớp.
Quả mít là loại trái cây mà em thích mê. Em mong sao cây mít nhà em luôn ra nhiều quả mít sai hơn nữa để em được thưởng thức nhiều hơn.
Tham khảo các dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay khác tại đây:
- Dàn ý tả một loại trái cây mà em thích
- Tả một loại trái cây mà em thích
3. Tả một giàn cây leo (50 mẫu)
Tả giàn mướp
Quê em nằm ở vùng nông thôn, cách khá xa vùng đô thị nhộn nhịp, huyên náo. Quê em tuy nghèo nhưng cuộc sống lại vô cùng yên bình, êm ả, người dân quê em ai cũng rất hòa đồng, thân thiện. Tuy không có những thứ đồ vật đắt tiền, những loại đồ ăn sang trọng nhưng những đồ ăn dân giã quê hương em thì không hề thua kém bất cứ món đặc sản nào. Một trong những đặc trưng của quê em, đó là các loại nông sản, các loại rau quả sạch, tươi, ngon. Nhắc đến các loại quả phục vụ cho bữa ăn của con người thì không thể không kể đến quả mướp hương.
Mướp hương là một loại cây leo, rất dễ trồng và cho rất nhiều quả. Ở quê em, bố mẹ em cũng như các bác hàng xóm đều trồng ở vườn nhà mình từ một đến hai giàn mướp. Để cho cây mướp phát triển tươi tốt và cho nhiều trái quả thơm thì mọi người đều phải chuẩn bị những giàn bằng tre, gỗ để cho cây mướp leo lên và phát triển, vì thân mướp rất mềm, không vững chắc được như các cây xoài, cây cam…, nếu không có những giàn chống đỡ thì cây mướp không thể phát triển và không cho những trái mướp tươi ngon được. Ngoài trồng mướp ở các giàn thì mọi người quê em còn trồng mướp gần các cây cao, như cây nhãn, cây vải, hay gần những bờ rào, những bức tường. Ở những nơi này thì cây mướp vẫn có thể leo lên và phát triển được, lại không mất nhiều công sức cho việc mắc giàn. Tuy nhiên, việc thu hoạch mướp sẽ khó khăn hơn so với trồng ở giàn.
Mướp có thân mềm và rất nhỏ, thân mướp chỉ to khoảng một chiếc đũa ăn cơm, nhưng nó lại có khả năng phát triển rất dài và leo bám vào giàn, lá của cây mướp có hình tim, đường vân lá nổi lên rất rõ. Lá mọc dọc khắp thân của cây mướp, lá mướp còn được mọi người quê em dùng để lau đi nhựa mít, vì nhựa mít nhiều và dính, lá mướp lại có khả năng lấy đi những thứ nhựa dính đó, giúp cho múi mít thơm, ngon và sạch nhựa hơn. Một bộ phận nữa không thể thiếu của cây mướp đó chính là hoa mướp, hoa mướp rất thơm, đặc biệt là của loại mướp hương, ngoài quả thì hoa mướp cũng được nhiều người hái để nấu canh. Và phần quan trọng nhất, có giá trị nhất của cây mướp đó chính là quả mướp. Quả mướp được mọc ra từ những bông hoa, sau khi trưởng thành thì quả mướp to chừng bằng cổ tay.
Những quả mướp này dùng để nấu canh rất ngon, đặc biệt là món canh cua. Món ăn này em và mọi người trong gai đình đều rất yêu thích, đặc biệt là vào ngày hè, món ăn này càng trở nên ngon lành hơn. Quả mướp tuy là một loài quả dân dã nhưng nó lại có thể chế biến ra những món ăn vô cùng ngon miệng. Cây mướp là một loại cây được trồng phổ biến ở tất cả các vùng quê trên lãnh thổ Việt Nam, tuy không có giá trị cao về kinh tế nhưng lại rất có giá trị trong đời sống sinh hoạt, trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.
Tả giàn hoa thiên lý
Nhà em có một mảnh vườn nhỏ nên mẹ em đã tận dụng nó để trồng rau sạch tự cung cấp cho gia đình. Khu vườn tuy nhỏ nhưng rau nào cũng có đủ cả. Nhưng em lại thích nhất là giàn rau thiên lý trồng trước hiên nhà.
Giàn rau thiên lý này được bố mẹ em cùng nhau trồng từ lâu rồi. Từ khi em sinh ra, lá xanh đã che kín cả giàn rồi. Những chiếc lá xanh, hay cũng chính là rau thiên lý đan cài vào nhau, tạo thành một tấm vải xanh ngát tươi mới, như một tấm lọc ánh sáng, một chiếc ô che nắng vào mùa hè chói chang vậy.
Thân cây của giàn tiên lý rất đặc biệt, chúng được tạo nên từ sự đan cài chặt chẽ của nhiều thân cây mảnh mai nho nhỏ vào với nhau. Nhiều thân cây nhỏ, khi bện chặt lại, lại tạo thành một thân cây vô cùng dẻo dai, kiên cường khó có thể bị quật ngã bởi những nắng, những mưa gió bão bùng, những trở ngại mà thiên nhiên mang tới. Đưa mắt nhìn theo những thân cây màu xanh ấy, em có cảm giác như chúng giống như cây đậu thần của cậu bé Jack trong câu chuyện “Cây đậu thần” vậy.
Những chiếc lá thiên lý màu xanh tươi mát, có hình dạng gần giống với hình trái tim đang đua nhau chen chúc đón ánh nắng mặt trời. Lá to, lá nhỏ, lá non, lá già, tất cả như một gia đình thiên lý vậy. Nhưng đẹp nhất phải kể đến chính là những bông hoa thiên lý – những bông hoa mang màu sắc đặc biệt, vô cùng thích mắt. Hoa thiên lý có màu xanh lá nhạt, pha với màu trắng. Càng gần về phía đài hoa, thì màu trắng càng rõ rệt. Những cánh hoa dài, mỏng dính, khi nở ra để lộ ra nhụy hoa nhỏ xinh bên trong. Những bông hoa thiên lý cứ nở thành từng chùm từng chùm, ở dưới nắng như có sắc vàng chanh ấm áp, đứng từ xa nhìn lại trông đẹp vô cùng.
Điều tuyệt vời chính là, rau và hoa thiên lý đều có thể ăn được. Những chùm hoa được rửa sạch, đem xào với thịt bò sẽ khiến thịt bò ngọt và ngon hơn. Chính vì vậy mà em rất thích ăn loại rau này. Mỗi ngày, trước khi đi học, em đều tưới nước cho những thân cây nhỏ xinh kia để giàn hoa lại thêm tươi tốt, thêm đẹp, thêm xinh.
Em rất yêu giàn hoa thiên lý nhà mình, nó không chỉ cung cấp thực phẩm cho gia đình em mà còn góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của ngôi nhà.
Tham khảo các dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay khác tại đây:
- Dàn ý Tả một giàn cây leo
- Tả một giàn cây leo
4. Tả một cây non mới trồng (21 mẫu)
Tả cây hoa hồng mới trồng
Những ngày còn bé, em ở cùng với ông bà nội. Bà nội em là người rất thích hoa. Bởi vậy, bà thường mua những giống cây non ở chợ về trồng tại góc vườn nhỏ phía trước nhà. Biết bao nhiêu loại hoa đẹp nhưng em thích nhất vẫn là những gốc hoa hồng nhỏ xíu mà bà em thường mua để trồng ở mảnh đất đầu nhà.
Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi. Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại. Và khi trưởng thành, trở thành những cây hoa hồng lớn, những chiếc gai ấy trở nên cứng hơn bao giờ hết. Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.
Lá hoa hồng được bao phủ bở một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn và những chiếc răng cưa cũng sắc bén hơn. Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình. Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.
Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn. Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời. Chỉ sau một tuần được chăm sóc mà cây lớn hẳn. Những chiếc lá trở nên đậm màu hơn, thân cũng cứng cáp hơn. Bà bảo, hoa hồng nhanh lớn lắm, chỉ sau một khoảng thời gian nữa được chăm sóc, cây sẽ lớn và có hoa thơm.
Em rất thích cây hoa hồng của bà. Mỗi lần tưới cây, em lại thầm mong cây nhanh lớn nhanh để em có thể ngắm vẻ đẹp của những bông hoa hồng ngát hương.
Tả cây xoài non
Buổi sáng xuân mới đẹp làm sao. Mưa phùn nhè nhẹ rơi trên mái tóc em. Trên đường đi học về em đã phát hiện thấy một mầm cây xoài mới mọc.
Thoáng nhìn nó thấp lùn nhỏ tí như cây nấm que mẹ mua ở chợ về chỉ khác là toàn thân nó xanh tuyền, trên đầu nó hai lá mầm vẫn chưa lột khỏi vỏ hạt. Hai ba hôm sau nhờ mưa xuân tiếp sức cái mầm cây ấy bật lớn thật nhanh thì ra nó chính là mầm một cây xoài.
Em xin với mẹ mang mầm cây xoài ấy về trồng trong vườn nhà. Vì cây còn non quá sợ nhỡ có ai đi qua không để ý dẫm bẹp nên mẹ lấy rào cắm xung quanh gốc cây để đánh dấu. Ngày qua ngày cây đã bắt đầu lớn ban đầu từ hai lá mầm những chiếc lá bắt đầu vươn dài ra.
Thế rồi thấm thoát thời gian trôi đi rất nhanh cây xoài mỗi ngày một lớn, cây xoài giờ đã cao khoảng một mét hai. Thân cây nhỏ tí ngày nào giờ đã to bằng ngón chân cái. Lớp vỏ ngoài từ màu xanh non giờ đã dần chuyển sang sẫm màu. Sợ đến mùa mưa cây không thể chống đỡ được với gió mẹ đã dùng tre cắm và buộc chặt vào thân cây để tránh cho cây khỏi nghiêng ngả.
Qua mùa mưa thân cây cứng cáp hẳn nhiều cành lá mọc thêm ra cây giờ đây đã xòe tán cho bóng mát. Em coi cây xoài như người bạn. Em thầm hứa sẽ chăm chút mầm cây này thật tốt để cây sẽ ngày càng phát triển và sớm cho quả ngọt.
Tả cây đu đủ non
Ông em thích trồng cây ăn quả, ông thường ươm hạt đu đủ trong túi đất nhỏ. Khi hạt nảy mầm lên cây con, ông đem cây đu đủ con trồng ở ngoài vườn.
Cây đu đủ con bé như cây bút chì, nó chỉ cao mười lăm xăng-ti-mét, “tán” lá của nó bé tí, chỉ có hai, ba phiến lá nhưng phiến lá xòe ra hình sao rõ rệt. Tuy còn bé thân cây màu xanh non nhưng cây đu đủ con đã có hình dạng của một cây đu đủ trưởng thành. Ông trồng cây đu đủ trong hố đã đào sẵn có lót phân tro. Trồng xong, ông cắt lá chuối che nắng cho cây đu đủ. Ba ngày sau, khi đu đủ đã bén rễ, ông bỏ lá chuối đi. Hai ba ngày ông mới tưới nước một lần vì đu đủ không chịu nước, tưới nhiều nó úng rễ, chết cây. Ông dùng que tre rào xung quanh cây để tránh người dẫm đạp hay gà chó phá cây. Cây đu đủ con chỉ cao bằng mạ mới cấy nhưng cứng cáp, dẻo dai và có một sức sống mãnh liệt. Ông bảo chăm sóc cây tốt thì độ năm sáu tháng đu đủ sẽ ra hoa kết trái. Lúc đu đủ có quả chắc nhìn sẽ rất thích!
Mảnh vườn bé tẹo là niềm vui cho ông lúc tuổi già. Ngoài việc chăm sóc mấy giò phong lan với mảnh vườn tí hon ra, ông còn hay ngâm thơ, khề khà tách trà với mấy ông bạn. Em rất vui được giúp ông tưới nước, chăm sóc cây trồng.
Tham khảo các dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay khác tại đây:
- Dàn ý Tả một cây non mới trồng
- Tả một cây non mới trồng hay nhất
5. Tả một cây cổ thụ (89 mẫu)
Tả cây đa
Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.
Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.
Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.
Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.
Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.
Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm.
Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kí ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.
Tả cây phượng
Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lai đến.
Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.
Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.
Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.
Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.
Tả cây bàng
Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như: bằng lăng, phượng, sấu,... Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là những chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.
Tham khảo các dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay khác tại đây:
- Dàn ý tả cây cổ thụ
- Tả một cây cổ thụ
Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 Tuần 27 Có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27
- Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 - Số 1
- Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 - Số 2
Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 Tuần 27
- Bài tập cuối tuần môn Tiếng Anh lớp 5 - Tuần 27
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 27
- Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 5: Tuần 27 - Đề 1
- Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 5: Tuần 27 - Đề 2
- Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 5 Tuần 27 - Đề 3
—-------------------------------------------------
>> Tiếp theo Ôn tập giữa học kì 2: Tiết 1 + 2
Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Soạn bài Tiếng Việt lớp 5 và Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập ôn luyện kiển thức, gồm: Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .
Chia sẻ, đánh giá bài viết 950 204.275 Bài viết đã được lưu Bài trướcMục lụcBài sau- Chia sẻ bởi: Phạm Thị Ngọc Anh
- Nhóm: Sưu tầm
- Ngày: 18/03/2024
Tập làm văn lớp 5 Tuần 27: Bài kiểm tra viết - Tả cây cối
191,5 KB 28/02/2018 4:34:00 CHTải file.Doc
74,5 KB 18/03/2019 8:40:53 SA
- Nguyễn Thành Đạt
...................
Thích Phản hồi 0 21:57 28/03 - Phú Tiến
tôi rất hài lòng về cả văn và toán của bạn
Thích Phản hồi 10 03/03/21 - Phú Tiến
tôi rất hài lòng về cả văn và toán của bạn yêu bạn nhiều🥰
Thích Phản hồi 6 03/03/21 - Kim Ngân Nguyễn
toàn những thứ có ích
Thích Phản hồi 3 08/04/21
Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
- Tuần 1
- Đọc: Thanh âm của gió
- Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo
- Đọc: Cánh đồng hoa
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)
- Đọc mở rộng trang 17
- Tuần 2
- Đọc: Tuổi Ngựa
- Luyện từ và câu: Đại từ
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Đọc: Bến sông tuổi thơ
- Viết: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo
- Nói và nghe: Những câu chuyện thú vị
- Tuần 3
- Đọc: Tiếng hạt nảy mầm
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo
- Đọc: Ngôi sao sân cỏ
- Viết: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc
- Đọc mở rộng trang 35
- Tuần 4
- Đọc: Bộ sưu tập độc đáo
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (tiếp theo)
- Viết: Viết báo cáo công việc
- Đọc: Hành tinh kì lạ
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa báo cáo công việc
- Nói và nghe: Những điểm vui chơi lí thú
- Tuần 5
- Đọc: Trước cổng trời
- Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Kì diệu rừng xanh
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo)
- Đọc mở rộng trang 54
- Tuần 6
- Đọc: Hang Sơn Đoòng - Những điều kì thú
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long
- Viết: Quan sát phong cảnh
- Nói và nghe: Bảo tồn động vật hoang dã
- Tuần 7
- Đọc: Mầm non
- Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Những ngọn núi nóng rẫy
- Viết: Viết đoạn văn tả phong cảnh
- Đọc mở rộng trang 54
- Tuần 8
- Đọc: Bài ca Mặt Trời
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
- Viết: Viết bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Xin chào, Xa-ha-ra
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh
- Nói và nghe: Cảnh đẹp thiên nhiên
- Tuần 9
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1 - Tiết 1,2
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1 - Tiết 3,4
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1 - Tiết 5
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1 - Tiết 6,7
- Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 5 sách Kết nối
- Tuần 10
- Đọc: Thư gửi các học sinh
- Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Đọc: Tấm gương tự học
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Đọc mở rộng trang 97
- Tuần 11
- Đọc: Trải nghiệm để sáng tạo
- Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ điển
- Viết: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Đọc: Khổ luyện thành tài
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Nói và nghe: Cuốn sách tôi yêu
- Tuần 12
- Đọc: Thế giới trong trang sách
- Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Đọc: Từ những câu chuyện ấu thơ
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Đọc mở rộng trang 113
- Tuần 13
- Đọc: Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí
- Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Đọc: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Nói và nghe: Lợi ích của tự học
- Tuần 14
- Đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Đọc: Trí tưởng tượng phong phú
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Đọc mở rộng trang 131
- Tuần 15
- Đọc: Tranh làng Hồ
- Luyện từ và câu: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Đọc: Tập hát quan họ
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích
- Tuần 16
- Đọc: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
- Luyện từ và câu: Kết từ
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- Đọc: Nghệ thuật múa ba lê
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- Đọc mở rộng trang 148
- Tuần 17
- Đọc: Một ngôi chùa độc đáo
- Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ
- Viết: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- Đọc: Sự tích chú Tễu
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình
- Nói và nghe: Bộ phim yêu thích
- Tuần 18
- Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 1, 2
- Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 3,4
- Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 5
- Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 6, 7
- Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 - Kết nối
- Tuần 19
- Đọc: Tiếng hát của người đá
- Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
- Đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
- Đọc mở rộng trang 16
- Tuần 20
- Đọc: Hạt gạo làng ta
- Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
- Viết: Quan sát để viết bài văn tả người
- Đọc: Hộp quà màu thiên thanh
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả người
- Nói và nghe: Nét đẹp học đường
- Tuần 21
- Đọc: Giỏ hoa tháng Năm
- Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép (tiếp theo)
- Viết: Viết đoạn văn tả người
- Đọc: Thư của bố
- Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)
- Đọc mở rộng trang 33
- Tuần 22
- Đọc: Đoàn thuyền đánh cá
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu ghép
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả người
- Đọc: Khu rừng của Mát
- Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 2)
- Nói và nghe: Những ý kiến khác biệt
- Tuần 23
- Đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Luyện từ và câu: Liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- Đọc: Những búp chè trên cây cổ thụ
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc=
- Đọc mở rộng trang 52
- Tuần 24
- Đọc: Hương cốm mùa thu
- Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- Đọc: Vũ điệu trên nền thổ cẩm
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- Nói và nghe: Địa điểm tham quan, du lịch
- Tuần 25
- Đọc: Đàn t'rưng - tiếng ca đại ngàn
- Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
- Viết: Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động
- Đọc: Đường quê Đồng Tháp Mười
- Viết: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 1)
- Đọc mở rộng trang 69
- Tuần 26
- Đọc: Xuồng ba lá quê tôi
- Luyện từ và câu: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa chương trình hoạt động
- Đọc: Về thăm Đất Mũi
- Viết: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 2)
- Nói và nghe: Sản vật địa phương
- Tuần 27
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 - Tiết 1,2
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 - Tiết 3,4
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 - Tiết 5
- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 - Tiết 6,7
- Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 5 sách Kết nối
- Tuần 28
- Đọc: Nghìn năm văn hiến
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ và kết từ
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- Đọc: Người thầy của muôn đời
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- Đọc mở rộng trang 96
- Tuần 29
- Đọc: Danh y Tuệ Tĩnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1)
- Đọc: Cụ Đồ Chiểu
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- Nói và nghe: Đền ơn đáp nghĩa
- Tuần 30
- Đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu ghép
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 2)
- Đọc: Bộ đội về làng
- Viết: Luyện viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
- Đọc mở rộng trang 111
- Tuần 31
- Đọc: Về ngôi nhà đang xây
- Luyện từ và câu: Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng khác biệt
- Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Việt Nam quê hương ta
- Viết: Luyện viết bài văn tả phong cảnh
- Nói và nghe: Di tích lịch sử
- Tuần 32
- Đọc: Bài ca trái đất
- Luyện từ và câu: Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài
- Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người
- Đọc: Những con hạc giấy
- Viết: Luyện viết bài văn tả người
- Đọc mở rộng trang 129
- Tuần 33
- Đọc: Một người hùng thầm lặng
- Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Đọc: Giờ Trái Đất
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Nói và nghe: Trải nghiệm ngày hè
- Tuần 34
- Đọc: Điện thoại di động
- Luyện từ và câu: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Đọc: Thành phố thông minh Mát-xđa
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng
- Đọc mở rộng trang 147
- Tuần 35
- Ôn tập và đánh giá cuối năm học - Tiết 1, 2
- Ôn tập và đánh giá cuối năm học - Tiết 3, 4
- Ôn tập và đánh giá cuối năm học - Tiết 5
- Ôn tập và đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 - Kết nối
- Tuần 1
Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
- Tuần 1
- Đọc: Chiều dưới chân núi
- Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
- Viết: Bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Quà tặng mùa hè
- Nói và nghe: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
- Viết: Quan sát tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Tuần 2
- Đọc: Tiếng gà trưa
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Rét ngọt
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Viết: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh
- Tuần 3
- Đọc: Quà sinh nhật
- Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa
- Viết: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Tiếng vườn
- Nói và nghe: Giới thiệu một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi
- Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh
- Tuần 4
- Đọc: Chớm thu
- Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển
- Viết: Viết bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Ban mai
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Tuổi thơ
- Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Tuần 5
- Đọc: Trạng nguyên nhỏ tuổi
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Thư gửi các học sinh
- Nói và nghe: Thảo luận về ích lợi của việc đọc sách
- Viết: Trả bài văn tả phong cảnh
- Tuần 6
- Đọc: Nay em mười tuổi
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Cậu bé say mê toán học
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa
- Viết: Viết bài văn tả phong cảnh
- Tuần 7
- Đọc: Lớp học trên đường
- Luyện từ và câu: Viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
- Viết: Viết chương trình hoạt động
- Đọc: Luật trẻ em
- Nói và nghe: Tranh luận theo chủ đề Bổn phận của trẻ em
- Viết: Luyện tập viết chương trình hoạt động
- Tuần 8
- Đọc: Bức tranh đồng quê
- Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ điển
- Viết: Trả bài văn tả phong cảnh
- Đọc: Lễ ra mắt Hội Nhi đồng Cứu quốc
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân
- Viết: Viết báo cáo công việc
- Tuần 9
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 1
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 2
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 3
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 4
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 5
- Ôn tập giữa kì 1 - Tiết 6, 7
- Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt 5 sách Chân trời
- Tuần 10
- Đọc: Tết nhớ thương
- Luyện từ và câu: Đại từ
- Viết: Viết chương trình hoạt động
- Đọc: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
- Nói và nghe: Giới thiệu về một làng nghề
- Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo
- Tuần 11
- Đọc: Nụ cười mang tên mùa xuân
- Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô
- Viết: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Đọc: Mùa vừng
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ
- Viết: Viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Tuần 12
- Trước ngày Giáng sinh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ
- Viết: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 1)
- Đọc: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Nói và nghe: Thảo luận theo chủ đề Ý nghĩa của sự chia sẻ
- Viết: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Tuần 13
- Đọc: Về ngôi nhà đang xây
- Luyện từ và câu: Kết từ
- Viết: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 1)
- Đọc: Hãy lắng nghe
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hạnh phúc
- Viết: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2)
- Tuần 14
- Đọc: Tiếng rao đêm
- Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ
- Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)
- Đọc: Một ngày ở Đê Ba
- Nói và nghe: Trao đổi ý kiến với người thân Chung tay vì cộng đồng
- Viết: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)
- Tuần 15
- Đọc: Ca dao về lễ hội
- Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ
- Viết: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2)
- Đọc: Ngày xuân Phố Cáo
- Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ
- Viết: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3)
- Tuần 16
- Đọc: Những lá thư
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ và kết từ
- Viết: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
- Đọc: Ngôi nhà chung của buôn làng
- Nói và nghe: Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng
- Viết: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
- Tuần 17
- Đọc: Dáng hình ngọn gió
- Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ ngữ
- Viết: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3)
- Đọc: Từ những cánh đồng xanh
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Cộng đồng
- Viết: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
- Tuần 18
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 1
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 2
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 3
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 4
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 5
- Đánh giá cuối học kì 1 - Tiết 6 và Tiết 7
- Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 - Chân trời
- Tuần 19
- Đọc: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào
- Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép
- Viết: Bài văn tả người
- Đọc: Giờ Trái Đất
- Nói và nghe: Thảo luận theo chủ đề Vì môi trường xanh
- Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả người
- Tuần 20
- Đọc: Mùa xuân em đi trồng cây
- Luyện từ và câu: Cách nối các vế trong câu ghép
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả người
- Đọc: Rừng xuân
- Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép
- Viết: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả người
- Tuần 21
- Đọc: Bầy chim mùa xuân
- Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép
- Viết: Viết đoạn văn cho bài văn tả người
- Đọc: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
- Nói và nghe: Trao đổi ý kiến với người thân Trồng và chăm sóc cây cối, vật nuôi
- Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả người
- Tuần 22
- Đọc: Lộc vừng mùa xuân
- Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép
- Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)
- Đọc: Dưới những tán xanh
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Môi trường
- Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả người
- Tuần 23
- Đọc: Sự tích con Rồng cháu Tiên
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu ghép
- Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người
- Đọc: Những con mắt của biển
- Nói và nghe: Giới thiệu về một nét đẹp truyền thống
- Viết: Trả bài văn tả người (Bài viết số 1)
- Tuần 24
- Đọc: Ngàn lời sử xanh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu đơn và câu ghép
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả người
- Đọc: Vịnh Hạ Long
- Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
- Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 2)
- Tuần 25
- Đọc: Ông Trạng Nồi
- Luyện từ và câu: Luyện tập về Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
- Viết: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc
- Đọc: Một bản hùng ca
- Nói và nghe: Giới thiệu về một di tích hoặc danh lam thắng cảnh
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc
- Tuần 26
- Đọc: Việt Nam
- Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
- Viết: Trả bài văn tả người (Bài viết số 2)
- Đọc: Tranh làng Hồ
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Đất nước
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc
- Tuần 27
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 1
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 2
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 3
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 4
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 5
- Đánh giá giữa học kì 2 - Tiết 6, tiết 7
- Tuần 28
- Đọc: Vì đại dương trong xanh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
- Viết: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Đọc: Thành phố Vì hoà bình
- Nói và nghe: Nói về cuộc sống thanh bình
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Tuần 29
- Đọc: Bài ca Trái Đất
- Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Đọc: Miền đất xanh
- Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách thay thế từ ngữ
- Viết: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Tuần 30
- Đọc: Những con hạc giấy
- Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Đọc: Lễ hội đèn lồng nổi
- Nói và nghe: Thảo luận theo chủ đề Bạn bè mến thương
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Tuần 31
- Đọc: Theo chân Bác
- Luyện từ và câu: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn
- Viết: Đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc
- Đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hoà bình
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc
- Tuần 32
- Đọc: Lời hứa
- Luyện từ và câu: Viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Viết: Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc
- Đọc: Chiền chiện bay lên
- Nói và nghe: Giới thiệu một địa điểm vui chơi
- Viết: Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc
- Tuần 33
- Đọc: Thơ viết cho ngày mai
- Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc
- Đọc: Bài ca về mặt trời
- Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ ngữ
- Viết: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc (Bài viết số 1)
- Tuần 34
- Đọc: Bên ngoài Trái Đất
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Khám phá
- Viết: Luyện tập tìm ý cho đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc
- Đọc: Vào hạ
- Nói và nghe: Chia sẻ theo chủ đề Điều em muốn nói
- Viết: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc (Bài viết số 2)
- Tuần 35
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 1
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 2
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 3
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 4
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 5
- Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, tiết 7
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 - Chân trời
- Tuần 1
Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Tuần 1
- Chia sẻ và đọc: Thư gửi các em học sinh
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về trẻ em, quyền của trẻ em
- Viết: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Nói và nghe: Trao đổi Quyền của trẻ em
- Đọc: Chuyện một người thầy
- Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học (Tìm ý, sắp xếp ý)
- Tuần 2
- Đọc: Khi bé Hoa ra đời
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học (Thực hành viết)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Tôi học chữ
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Góc sáng tạo: Nội quy lớp học
- Tự đánh giá: Rất nhiều mặt trăng
- Tuần 3
- Chia sẻ và đọc: Lớp trưởng lớp tôi
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về bình đẳng giới
- Viết: Tả người (Cấu tạo của bài văn)
- Nói và nghe: Trao đổi Bạn nam, bạn nữ
- Đọc: Muôn sắc hoa tươi
- Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
- Viết: Luyện tập tả người (Quan sát)
- Tuần 4
- Đọc: Dây thun xanh, dây thun đỏ
- Viết: Trả bài viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Cuộc họp bí mật
- Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
- Góc sáng tạo: Chúng mình thật đáng yêu
- Tự đánh giá: Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái
- Tuần 5
- Chia sẻ và đọc: Trái cam
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về học và hành
- Viết: Luyện tập tả người (Tìm ý, lập dàn ý)
- Nói và nghe: Trao đổi Học và hành
- Đọc: Làm thủ công
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Học hành
- Viết: Luyện tập tả người (Viết mở bài)
- Tuần 6
- Đọc: Hạt nảy mầm
- Viết: Luyện tập tả người (Viết kết bài)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Bầu trời mùa thu
- Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên riêng nước ngoài
- Góc sáng tạo: Những bài học hay
- Tự đánh giá: Buổi sớm ở Mường Động
- Tuần 7
- Chia sẻ và đọc: Sự tích trái dưa hấu
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về ý chí, nghị lực
- Viết: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
- Nói và nghe: Trao đổi Gian nan thử sức
- Đọc: "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi
- Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa
- Viết: Luyện tập tả người (Tả hoạt động, tính cách)
- Tuần 8
- Đọc: Tục ngữ về ý chí, nghị lực
- Viết: Luyện tập tả người (Viết bài văn)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Tiết mục đọc thơ
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
- Góc sáng tạo: Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Tự đánh giá: Cậu bé Kơ Sung
- Tuần 9
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 1
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 2
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 3
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 4
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 5
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 6
- Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 7
- Tuần 10
- Chia sẻ và đọc: Câu chuyện chiếc đồng hồ
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về nghề nghiệp
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn)
- Nói và nghe: Trao đổi Câu chuyện về nghề nghiệp
- Đọc: Tiếng chổi tre
- Luyện từ và câu: Luyện tập tra từ điển
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Tìm ý, sắp xếp ý)
- Tuần 11
- Đọc: Hoàng tử học nghề
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Tìm việc
- Luyện từ và câu: Luyện tập tra từ điển (Tiếp theo)
- Góc sáng tạo: Bức tranh nghề nghiệp
- Tự đánh giá: Cô giáo em
- Tuần 12
- Chia sẻ và đọc: Hội nghị Diên Hồng
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về tình đoàn kết
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn)
- Nói và nghe: Trao đổi Cùng nhau đoàn kết
- Đọc: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam
- Luyện từ và câu: Đại từ
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý)
- Tuần 13
- Đọc: Cây phượng xóm Đông
- Viết: Trả bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Tiếng ru
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ
- Góc sáng tạo: Điều em muốn nói
- Tự đánh giá: Bài ca loài kiến
- Tuần 14
- Chia sẻ và đọc: Mồ Côi xử kiện
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về phán xử, hòa giải
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Nói và nghe: Trao đổi Ý kiến của em
- Đọc: Người chăn dê và hàng xóm
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (Tiếp theo)
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Tuần 15
- Đọc: Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Tấm bìa các tông
- Luyện từ và câu: Kết từ
- Góc sáng tạo: Diễn kịch Có lý có tình
- Tự đánh giá: Ai có lỗi
- Tuần 16
- Chia sẻ và đọc: 32 phút dành sự sống
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về trật tự, an ninh
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc (Ôn tập)
- Nói và nghe: Trao đổi Vì cuộc sống yên bình
- Đọc: Chú công an
- Luyện từ và câu: Kết từ (TIếp theo)
- Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Ôn tập)
- Tuần 17
- Đọc: Khi các em ở nhà một mình
- Viết: Trả bài viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Cao Bằng
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ An ninh, an toàn
- Góc sáng tạo: Chung tay vì cuộc sống yên bình
- Tự đánh giá: Sang đường
- Tuần 18
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 1
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 2
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 3
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 4
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 5
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 6
- Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 7
- Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 - Cánh Diều
- Tuần 19
- Chia sẻ và đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống quanh em
- Viết: Tả phong cảnh (Cấu tạo của bài văn)
- Nói và nghe: Trao đổi Vẻ đẹp cuộc sống
- Đọc: Sắc màu em yêu
- Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép
- Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Cách quan sát)
- Tuần 20
- Đọc: Mưa Sài Gòn
- Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Thực hành quan sát)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Hội xuân vùng cao
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu đơn và câu ghép
- Góc sáng tạo: Muôn màu cuộc sống
- Tự đánh giá: Mầm non
- Tuần 21
- Chia sẻ và đọc: Người công dân số Một
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
- Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý)
- Nói và nghe: Trao đổi Bác Hồ của em
- Đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
- Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài)
- Tuần 22
- Đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
- Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Bay trên mái nhà của mẹ
- Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế câu ghép
- Góc sáng tạo: Viết quảng cáo
- Tự đánh giá: Những chấm nhỏ mà không nhỏ
- Tuần 23
- Chia sẻ và đọc: Cậu bé và con heo đất
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về các bạn thiếu niên tích cực đóng góp cho trường lớp và cộng đồng
- Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết thân bài)
- Nói và nghe: Trao đổi Em là chủ nhân tương lai
- Đọc: Hè vui
- Luyện từ và câu: Viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
- Viết: Luyện tập tả phong cảnh (Viết bài văn)
- Tuần 24
- Đọc: Hoa trạng nguyên
- Viết: Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi vai kề và lời kể)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Ngôi nhà thiên nhiên
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiếu nhi
- Góc sáng tạo: Những chủ nhân của đất nước
- Tự đánh giá: Các phong trào thi đua của Đội
- Tuần 25
- Chia sẻ và đọc: Vua Lý Thái Tông
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
- Viết: Kể chuyện sáng tạo Phát triển câu chuyện)
- Nói và nghe: Trao đổi Theo dòng lịch sử
- Đọc: Tuần lễ Vàng
- Luyện từ và câu: Điệp từ, điệp ngữ
- Viết: Trả bài văn tả phong cảnh
- Tuần 26
- Đọc: Thăm nhà Bác
- Viết: Kể chuyện sáng tạo Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Vượt qua thách thức
- Luyện từ và câu: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
- Góc sáng tạo: Em yêu Tổ quốc
- Tự đánh giá: Hạ thuỷ con tàu
- Tuần 27
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 1
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 2
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 3
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 4
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 5
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 6
- Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 7
- Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 - Cánh Diều
- Tuần 28
- Chia sẻ và đọc: Biểu tượng của hoà bình
- Viết: Luyện tập kể chuyện sáng tạo (Thực hành viết)
- Nói và nghe: Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ
- Đọc: Bài ca Trái Đất
- Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
- Viết: Viết báo cáo công việc
- Tuần 29
- Đọc: Những con hạc giấy
- Viết: Luyện tập viết báo cáo công việc (Thực hành viết)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Vượt qua thách thức
- Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
- Góc sáng tạo: Trò chơi mở rộng vốn từ Hoà bình
- Tự đánh giá: Ngọn lửa Ô-lim-pích
- Tuần 30
- Chia sẻ và đọc: Trăng ơi từ đâu đến
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời
- Viết: Trả bài viết kể chuyện sáng tạo
- Nói và nghe: Trao đổi Chinh phục bầu trời
- Đọc: Vinh danh nước Việt
- Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
- Viết: Viết chương trình hoạt động (Cách viết)
- Tuần 31
- Đọc: Chiếc khí cầu
- Viết: Luyện tập viết chương trình hoạt động (Thực Thành viết)
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Bạn muốn lên Mặt Trăng
- Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ
- Góc sáng tạo: Bầu trời của em
- Tự đánh giá: Vì sao có cầu vồng
- Tuần 32
- Chia sẻ và đọc: Nghìn năm văn hiến
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về gương học tập, rèn luyện hoặc các hoạt động quốc tế của tuổi trẻ Việt Nam
- Viết: Trả bài viết báo cáo công việc
- Nói và nghe: Trao đổi Ngày hội Thiếu nhi
- Đọc: Ngày hội
- Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
- Viết: Kể chuyện sáng tạo (Ôn tập)
- Tuần 33
- Đọc: Người được phong ba danh hiệu Anh hùng
- Viết: Trả bài viết chương trình hoạt động
- Nói và nghe: Trao đổi Chúng mình ra biển lớn
- Đọc: Cô gái mũ nồi xanh
- Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng từ ngữ nối
- Góc sáng tạo: Trò chơi Trại hè quốc tế
- Tự đánh giá: Đua tài sáng tạo
- Tuần 34
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 1
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 2
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 3
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 4
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 5
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 6
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 7
- Tuần 35
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 8
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 9
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 10
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 11
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 12
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 13
- Ôn tập cuối năm học - Tiết 14
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 - Cánh Diều
- Tuần 1
Tiếng Việt 5 Sách cũ
- Tuần 1: Việt Nam - Tổ Quốc em
- Tập đọc: Thư gửi các học sinh
- Chính tả: Nghe – viết: Việt Nam thân yêu
- Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
- Kể chuyện: Lý Tự Trọng
- Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Tuần 2: Việt Nam - Tổ Quốc em
- Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
- Chính tả: Nghe – viết Lương Ngọc Quyến
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Sắc màu em yêu
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê
- Tuần 3: Việt Nam - Tổ Quốc em
- Tập đọc : Lòng dân
- Chính tả: Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
- Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tiếp theo)
- Tuần 4: Việt Nam - Tổ Quốc em
- Tập đọc: Những con sếu bằng giấy
- Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
- Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa
- Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- Soạn bài Tập đọc: Bài ca về trái đất
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa
- Tập làm văn: Viết bài văn tả cảnh
- Tuần 5: Cánh chim hòa bình
- Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc
- Chính tả: Nghe - viết: Một chuyên gia máy xúc
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Hòa bình
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Ê-mi-li, con...
- Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê
- Luyện từ và câu: Từ đồng âm
- Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa
- Tuần 6: Cánh chim hòa bình
- Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
- Chính tả: Nhớ - viết: Ê-mi-li, con
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị, hợp tác
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
- Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
- Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Tuần 7: Cánh chim hòa bình
- Tập đọc: Những người bạn tốt
- Chính tả: Nghe – viết: Dòng kinh quê hương
- Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
- Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam
- Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tiếp theo)
- Tuần 8: Con người với thiên nhiên
- Tập đọc: Kì diệu rừng xanh
- Chính tả: Nghe – viết: Kì diệu rừng xanh
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Trước cổng trời
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
- Tuần 9: Con người với thiên nhiên
- Tập đọc: Cái gì quý nhất?
- Chính tả: Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Đất Cà Mau
- Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
- Luyện từ và câu: Đại từ
- Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận tiếp theo
- Tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1
- Ôn tập giữa học kì 1: Tiết 1 + 2
- Ôn tập giữa học kì 1: Tiết 3 + 4
- Ôn tập giữa học kì 1: Tiết 5 + 6
- Ôn tập giữa học kì 1: Tiết 7
- Ôn tập giữa học kì 1: Tiết 8
- Tuần 11: Giữ lấy màu xanh
- Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ
- Chính tả: Nghe - viết: Luật Bảo vệ môi trường
- Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô
- Kể chuyện: Người đi săn và con nai
- Tập đọc: Tiếng vọng
- Luyện từ và câu: Quan hệ từ
- Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
- Tuần 12: Giữ lấy màu xanh
- Tập đọc: Mùa thảo quả
- Chính tả: (Nghe – viết): Mùa thảo quả
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Hành trình của bầy ong
- Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
- Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
- Tập làm văn: Luyện tập tả người
- Tuần 13: Giữ lấy màu xanh
- Tập đọc: Người gác rừng tí hon
- Chính tả: Nhớ - viết - Hành trình của bầy ong
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn
- Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
- Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
- Tuần 14: Giữ lấy màu xanh
- Tập đọc: Chuỗi ngọc lam
- Chính tả lớp 5: Nghe - viết: Chuỗi ngọc lam
- Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại
- Kể chuyện lớp 5: Pa-xtơ và em bé
- Tập đọc lớp 5: Hạt gạo làng ta
- Tập làm văn lớp 5: Làm biên bản cuộc họp
- Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại
- Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp
- Tuần 15: Giữ lấy màu xanh
- Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- Chính tả (Nghe - viết): Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây
- Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
- Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ
- Tập làm văn: Luyện tập tả người (tiếp theo)
- Tuần 16: Giữ lấy màu xanh
- Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền
- Chính tả (Nghe - viết): Về ngôi nhà đang xây
- Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc lớp 5: Thầy cúng đi viện
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Tả người
- Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ (tiếp theo)
- Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc
- Tuần 17: Giữ lấy màu xanh
- Tập đọc: Ngu công xã Trịnh Tường
- Chính tả: (Nghe - viết): Người mẹ của 51 đứa con
- Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất
- Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn
- Luyện từ và câu: Ôn tập về câu
- Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1
- Ôn tập cuối học kì 1: Tiết 1
- Ôn tập cuối học kì 1: Tiết 2
- Ôn tập cuối học kì 1: Tiết 3 + 4
- Ôn tập cuối học kì 1: Tiết 5 + 6
- Ôn tập cuối học kì 1 : Tiết 7
- Ôn tập cuối học kì 1: Tiết 8
- Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
- Tuần 19: Người công dân
- Tập đọc: Người công dân số Một
- Chính tả: Nghe - viết - Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
- Luyện từ và câu: Câu ghép
- Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
- Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)
- Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
- Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
- Tuần 20: Người công dân
- Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
- Chính tả: Nghe - viết Cánh cam lạc mẹ
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Công dân
- Kể chuyện: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc
- Tập đọc: Người tài trợ đặc biệt của Cách mạng
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Tả người
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động
- Tuần 21: Người công dân
- Tập đọc: Trí dũng song toàn
- Chính tả: (Nghe - viết): Trí dũng song toàn
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Công dân
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Tiếng rao đêm
- Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Tập làm văn: Trả bài văn tả người
- Tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình
- Tập đọc: Lập làng giữ biển
- Chính tả: Nghe - viết: Hà Nội
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
- Tập đọc: Cao Bằng
- Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tiếp theo)
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Kể chuyện
- Tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình
- Tập đọc: Phân xử tài tình
- Chính tả: Nhớ - viết: Cao Bằng
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh
- Kể chuyện: Kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc
- Tập đọc: Chú đi tuần
- Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình
- Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-đê
- Chính tả: (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Hộp thư mật
- Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
- Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật
- Tuần 25: Nhớ nguồn
- Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
- Chính tả: (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?
- Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
- Kể chuyện: Vì muôn dân
- Tập đọc: Cửa sông
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Tả đồ vật
- Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
- Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại
- Tuần 26: Nhớ nguồn
- Tập đọc: Nghĩa thầy trò
- Chính tả: Nghe - viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại
- Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
- Tuần 27: Nhớ nguồn
- Tập đọc: Tranh làng Hồ
- Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Đất nước
- Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối
- Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Tả cây cối
- Tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2
- Ôn tập giữa học kì 2: Tiết 1 + 2
- Ôn tập giữa học kì 2: Tiết 3
- Ôn tập giữa học kì 2: Tiết 4
- Ôn tập giữa học kì 2: Tiết 5 + 6
- Ôn tập giữa học kì 2: Tiết 7
- Ôn tập giữa học kì 2: Tiết 8
- Tuần 29: Nam và nữ
- Tập đọc: Một vụ đắm tàu
- Chính tả: Nghe - viết: Đất nước
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)
- Kể chuyện: Lớp trưởng lớp tôi
- Tập đọc: Con gái
- Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (tiếp theo)
- Tập làm văn: Trả bài văn tả cây cối
- Tuần 30: Nam và nữ
- Tập đọc: Thuần phục sư tử
- Chính tả: (Nghe - viết): Cô giáo của tương lai
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
- Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Tả con vật
- Tuần 31: Nam và nữ
- Tập đọc: Công việc đầu tiên
- Chính tả (Nghe - viết): Tà áo dài Việt Nam
- Kể chuyện: Kể về một việc làm tốt của bạn em
- Tập đọc: Bầm ơi
- Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
- Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh - Lập dàn ý
- Tuần 32: Những chủ nhân tương lai
- Tập đọc: Út Vịnh
- Chính tả: (Nghe - viết): Bầm ơi
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
- Kể chuyện lớp 5: Nhà vô địch
- Tập đọc lớp 5: Những cánh buồm
- Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Tả cảnh
- Tuần 33: Những chủ nhân tương lai
- Tập đọc: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Chính tả: Nghe - viết: Trong lời mẹ hát
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em
- Kể chuyện tuần 33: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Sang năm con lên bảy
- Tập làm văn: Ôn tập về tả người - Lập dàn ý
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
- Tập làm văn: Bài kiểm tra viết - Tả người
- Tuần 34: Những chủ nhân tương lai
- Tập đọc: Lớp học trên đường
- Chính tả (Nhớ - viết): Sang năm con lên bảy
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ con
- Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh
- Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
- Tập làm văn: Trả bài văn tả người
- Tuần 35: Ôn tập học kì 2
- Ôn tập cuối học kì 2: Tiết 1
- Ôn tập cuối học kì 2: Tiết 2
- Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 4
- Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5
- Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 6
- Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 7
- Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 5
- Tuần 1: Việt Nam - Tổ Quốc em
Tham khảo thêm
Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua (35 mẫu)
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Conan
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học Dế Mèn phiêu lưu kí
Hãy tưởng tượng và tả lại nhân vật Doraemon lớp 5
Top 50 Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em lớp 5
Nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
Nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
Tập làm văn lớp 5: Ôn tập về tả cây cối
Văn mẫu lớp 5: Tả cây chuối đang có buồng trong vườn nhà em
Tả một nhân vật hoạt hình mà em yêu thích lớp 5
Gợi ý cho bạn
Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?
Tổng hợp cấu trúc và từ vựng tiếng Anh lớp 3 Global Success
Luyện tập tả người: Tả hoạt động trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1
Lập dàn ý Tả cảnh trường em vào buổi sáng Hay Chọn Lọc
Chúc đầu tuần bằng tiếng Anh hay nhất
Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1
Tả mẹ đang nấu cơm lớp 5 Hay Nhất (13 mẫu)
Lập dàn ý kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật lớp 5
Tả ngôi nhà của em Hay Tuyển Chọn (41 mẫu)
TOP 11 Viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé lớp 5
Lớp 5
Tiếng Việt lớp 5 Sách mới
Văn mẫu lớp 5 Sách Mới
Toán lớp 5
Giải bài tập Toán lớp 5
Giải Vở bài tập Toán lớp 5
Văn mẫu lớp 5 Ngắn gọn Sách mới
Cùng em học Toán lớp 5
Toán lớp 5 nâng cao
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Sách mới có đáp án
Giải Toán lớp 5 VNEN
Lý thuyết Toán 5
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5
Giải vở bài tập Tiếng Việt 5 Sách mới
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chương trình mới
Văn mẫu lớp 5 Sách Mới
Nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua (35 mẫu)
Tả một nhân vật hoạt hình mà em yêu thích lớp 5
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Conan
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học Dế Mèn phiêu lưu kí
Top 50 Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em lớp 5
Từ khóa » Tả Bài Văn Cây Cối Lớp Năm
-
TOP 27 Bài Văn Tả Cây Cối Lớp 5 Hay Nhất
-
Top 22 Bài Văn Tả Cây Cối đạt điểm 10, 9
-
Tập Làm Văn Lớp 5: Tả Cây Cối - Quà Tặng Tiny
-
100 Bài Văn Tả Cây Cối Lớp 5 Hay, Chọn Lọc
-
Tả Cây Cối Lớp 5 – 39 Bài Văn Mẫu Hay Nhất Điểm 10
-
Tả Cây Cối Lớp 5 ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất Điểm 10
-
Soạn Bài Tập Làm Văn: Tả Cây Cối Lớp 5 (ngắn Gọn Nhất)
-
Tả Ngắn Về Cây Cối - Văn Mẫu - Thủ Thuật
-
Tập Làm Văn Tả Cây Cối Lớp 5
-
Tập Làm Văn: Ôn Tập Về Tả Cây Cối Trang 96 SGK Tiếng Việt 5 Tập 2
-
Dàn ý Tả Cây Cối Lớp 5 Hay Nhất | Văn Mẫu 5 - Đọc Tài Liệu
-
Tả Một Loại Cây ăn Quả Mà Em Thích Lớp 5 Hay Nhất (54 Mẫu)
-
Văn Tả Cây Cối Lớp 5 - .vn
-
Văn Tả Cây Cối Lớp 5 ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất Điểm 10, 9
-
Giáo án Tập Làm Văn Lớp 5 - Tiết 37: Ôn Tập Về Tả Cây Cối
-
Các Bài Văn Hay Tả Cây Cối Lớp 5 Chọn Lọc
-
Cách Làm Bài Văn Tả Cây Cối Chuẩn Xác Cho Học Sinh Lớp 5
-
Tập Làm Văn: Tả Cây Cối Trang 99 | Giải Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2