Tập Làm Văn: Mở Bài Và Kết Bài Trong Bài Văn Kể Chuyện

I. Mở bài trong bài văn kể chuyện

Có hai cách mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp

1. Mở bài trực tiếp

Mở bài trực tiếp là mở bài kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện

- Ví dụ:

“Lớp học thật yên tĩnh. Các bạn học sinh đang lắng nghe cô giáo giảng bài.”

2. Mở bài gián tiếp

Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể

- Ví dụ:

Con người khi muốn bắt đầu làm một việc gì nhất thiết phải có lòng tin. Câu chuyện về Bác Hồ vĩ đại của chúng ta sau đây là một ví dụ về lòng quyết tâm và lòng tin vô bờ bến.

II. Kết bài trong bài văn kể chuyện

Có hai cách kết bài là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng

1. Kết bài mở rộng

Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình về câu chuyện

- Ví dụ:

Cuối cùng thì Ngọc không thể tham dự cuộc thi chỉ vì thói kiêu căng và lơ là trong học tập. Câu chuyện cô giáo kể là một bài học vô cùng ý nghĩa với chúng em, nhắc nhở chúng em phải không ngừng nỗ lực và cố gắng trong học tập và trong bất kì công việc gì.

2. Kết bài không mở rộng

Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

- Ví dụ:

“Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.”

Bài viết gợi ý:

1. Kể chuyện về một người có nghị lực - kể chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó

2. Kể chuyện: Bàn chân kì diệu

3. Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi

4. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - nghị lực

5. Luyện từ và câu: Tính từ

6. Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ

7. Chính tả: Người tìm đường lên các vì sao; phân biệt l / n; i / iê

Từ khóa » Kể Chuyện Bàn Chân Kì Diệu Mở Bài Gián Tiếp