Tập Quán đi Tu đền ơn Cha Mẹ Của Người Khmer :: HOA LINH THOAI ::

  • Trang chủ
  • Nhạc Phật giáo
  • Pháp âm
  • Thơ - Văn
  • Blog
  • Thiệp Phật giáo
  • Thư viện sách
  • Lời ngỏ
  • Tin tức - Sự kiện
  • Bài học cuộc sống
  • Văn hóa Phật giáoLịch sử - Nhân vậtPhim ảnh - Âm nhạc Phật giáoDi sản - Kiến trúc - Mỹ thuật
  • Giáo dục Phật giáoXã hội - Tôn giáoBài Tiểu Luận - Tham luậnVăn học Phật giáoÝ kiếnGiáo dục - Các trường Phật học
  • Phật giáo và đời sốngẨm thực chay - Sức khỏe - Y họcTâm sự - chia sẻ
  • Nghiên cứu Phật họcThiền Tịnh song tuTriết - Tâm lý học Phật giáoPhật giáo và Khoa họcCác vấn đề Phật học
  • Phật giáo Thế giới
  • Hoạt động CLB Hoa Linh Thoại
Từ điển Phật học
Bài mới cập nhật
Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Liên kết website
Thông tin bình chọn Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
Sự giới thiệu của bạn bè
Tình cờ bắt gặp trên Google
03:24, Monday.November 25 2024
Giáo dục - Các trường Phật học »Trở về
Tập quán đi tu đền ơn cha mẹ của người Khmer
Trường trung cấp Pali Nam bộ - nơi hàng trăm sư đến học tập
Không qua giai đoạn tu báo hiếu trong chùa thì bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu, chưa phải là một thanh niên trưởng thành. Tu báo hiếu ngoài đáp trả công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, còn có ý nghĩa tu nhân tích đức, là môi trường giáo dục tri thức và đạo làm người. Nét đẹp quý báu ấy luôn được đồng bào Khmer phát huy và lưu giữ. KHI NÀO ĐƯỢC ĐI TU? Nguồn gốc của việc tu báo hiếu của đồng bào Khmer bắt đầu từ câu chuyện một gia đình người dân tộc Khmer có cha mất sớm, mẹ kiếm sống bằng nghề đi săn bắt thú rừng. Thấy việc làm của mẹ sát sinh hại vật tội lỗi, Socpenh Kokma (đứa con duy nhất) trốn mẹ đi tu để hóa giải tội lỗi của mẹ. Khi mẹ Socpenh chết, oan hồn của bà bị quỷ dữ trừng phạt, nhưng không quỷ dữ nào hành hạ được bà vì chính đức độ tu hành của con bà đã hóa giải những tội lỗi của mẹ. Từ đó, để cha mẹ được phước đức, con trai dân tộc Khmer tuổi từ 12 đều đến chùa tu một thời gian. Theo Hòa thượng Sơn Khuône, chủ trì chùa BaSi (Trà Vinh), quy định trong Luật Tạng thì người con trai nào có thể đuổi con chim le le nước sợ và bay đi thì được phép tu (tức khoảng bảy tuổi). Về sau, luật này được sửa đổi, vì từ 7 đến 12 tuổi đi tu sẽ gặp khó khăn trong việc học đạo. Theo phong tục hiện hành, thiếu niên Khmer từ 12 tuổi trở lên mới được phép tu học. Đi tu không nhất thiết phải tu suốt đời. Trước đây thời gian tu báo hiếu từ một đến hai năm, ngày nay người tu tùy duyên với nhà chùa, có thể tu vài năm, vài tháng, vài ngày, thậm chí chỉ 24 tiếng đồng hồ, nhưng nhất định người con trai dân tộc Khmer phải trải qua thời gian tu mới được cộng đồng chấp nhận. Khi cho con nhập tu, trước hết cha mẹ phải gặp sư cả ở chùa trong phum, sóc mà gia đình đang sinh sống để bàn và định ngày tổ chức nhập tu. Việc nhập tu thường được tổ chức vào ngày đầu tết Chôl Chnam Thmây. Sau đó gia đình phải chuẩn bị áo cà sa, bình bát và một số vật dụng khác cho con mình. Gia đình sẽ rước sư ở chùa về xuống tóc cho con và tụng kinh cầu phúc. Ngày hôm sau, người con trai sắp nhập tu sẽ bưng mâm áo cà sa đi trình khắp bà con dòng họ để thông báo mình chuẩn bị nhập tu. Sáng thứ ba, gia đình chuẩn bị một số món ăn đem vào chùa cúng, trưa cùng ngày các sư ở chùa sẽ làm lễ mặc áo cà sa cho tăng mới vừa nhập tu. Thanh niên vào chùa tu được dạy văn hóa mỗi tuần ba buổi. Sư Thái Duy Huy (SN 1988) tu tại chùa BaSi được năm năm, vui vẻ nói: “Hiện nay ngoài việc học chữ Khmer, sư được nhà chùa tạo điều kiện cho đi học văn hóa phổ thông bên ngoài, năm nay lên lớp 10. Sau này nếu muốn đi học tiếp sẽ được nhà chùa hỗ trợ”. Theo ông Thạch Mương - Chủ tịch Ban quản trị chùa BaSi - không ít cán bộ, công chức nhà nước là người dân tộc Khmer xuất thân từ chùa. Có thể kể đến anh Kim Hoàng, hiện là bác sĩ tại một bệnh viện ở TPHCM; Thạch Nhơn, bác sĩ Bệnh viện huyện Càng Long (Trà Vinh); Thạch Somral, Thạch Xuân, giáo viên cấp 2, 3 trong tỉnh Trà Vinh... Người qua giai đoạn tu rất dễ lấy vợ. Bởi vì con gái Khmer đến tuổi lấy chồng thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, đã hoàn tục. Theo họ, đó là người đã “hoàn thành nghĩa vụ” và học được cách làm người, nhất là biết chữ nghĩa, được mọi người trọng vọng.

Giờ lao động của các sư

ĐẨY MẠNH GIÁO DỤC TRONG NHÀ CHÙA Đồng bào Khmer Nam bộ có khoảng 1,3 triệu người, hầu hết theo Phật giáo Nam Tông, có 453 ngôi chùa Khmer, số lượng chư tăng dao động hàng năm lên đến 9.000 vị. Việc truyền dạy, giáo dục thực hiện tốt lời dạy của Phật, thực hiện tốt giá trị đạo đức và giá trị nhân văn, từng ngôi chùa còn là nơi tổ chức giảng dạy những kiến thức bổ ích như chương trình dạy chữ Khmer, các học phần về triết học, thơ ca, ngữ văn..., nhất là chương trình Pali và Vini (Phật học) vừa để sáng tạo ngôn từ bổ sung cho tiếng Khmer vừa để tiếp cận kinh sách, giáo lý, tinh hoa của đạo Phật. Một số chùa còn tổ chức các khóa sư phạm đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn nêu trên. Ngoài ra các nhà chùa còn lồng ghép chương trình bổ túc văn hóa vào chương trình dạy chữ Khmer, Pali và Vini. Các tăng sinh ở một số nơi có điều kiện, ngoài giờ học tiếng Khmer, Pali, Vini còn tranh thủ đi học bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học...

Sư Thái Duy Huy và các vị sư chùa SaDi đang học tập

Với mô hình giáo dục như thế, nhà chùa trong vùng dân tộc Khmer đã đào tạo và trang bị cho tăng sinh Khmer cả về kiến thức phổ thông lẫn kiến thức dân tộc, góp phần rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết và các giá trị văn hóa của dân tộc. Nhằm tạo điều kiện cho nhà chùa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách rất cụ thể, được các cơ quan, địa phương tích cực triển khai thực hiện như in ấn, phổ biến được 42 đầu sách kinh Phật phục vụ tu học. Biên soạn in ấn đầu sách văn học, truyện kể dân gian Khmer phục vụ công chúng, in ấn một số đầu sách song ngữ Việt - Khmer về pháp luật, chính trị - xã hội phổ biến trong vùng dân tộc Khmer. Tu trả ơn cha mẹ tại chùa đồng thời được học tập kiến thức xã hội, có nghề nghiệp sau khi thôi tu giúp ích cho phum, sóc là một nét văn hóa mang đậm tính nhân văn, làm cho mỗi thanh niên Khmer đẹp hơn về mọi mặt khi bước vào đời.

Các sư tụng kinh cầu an cho dân

DANH NGỌC HIẾU (CATPHCM)
» Trở về Facebook Twitter Google Google+
Các tin tức khác
  • TP.HCM: Học viện PGVN khai mạc kỳ thi tuyển sinh khóa XI ( 12/07/2015 )
  • Vai trò của người thầy và người trò trong Phật Giáo ( 14/01/2014 )
  • Chuyến đi giao lưu chia sẻ của Hội cựu Sinh viên Học viện PGVN TP.HCM tại Lâm Đồng ( 28/12/2013 )
  • Thư mời: Hội Cựu sinh viên Học viện PGVN tại TP.HCM họp mặt giao lưu Trường Cao Trung Phật học Lâm Đồng ( 28/11/2013 )
  • TP.HCM: Lớp Ngữ văn - Viện Phật học ĐHSP tổ chức buổi Phổ trà Tri ân ( 21/11/2013 )
  • Lễ Tổng kết và Phát Chứng chỉ khóa II – 2012, Lớp Giáo lý Căn bản tại chùa Phước Hòa ( 04/02/2013 )
  • Lễ cấp phát học bổng Thích Minh Châu cho Tăng Ni sinh học viện PGVN tại TP.HCM ( 25/01/2013 )
  • Lớp Ngữ Văn - Viện Phật học Trường Đại học Sư Phạm Hồ Chí Minh tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ( 17/11/2012 )
  • Ngày hội " Sáng mãi ơn Thầy" tại Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM ( 15/11/2012 )
  • Trường Trung Cấp Phật Học Tỉnh Ninh Thuận chiêu sinh khóa VI ( 05/10/2012 )
  • Long An: Thành lập trường tư thục đầu tiên miễn học phí ( 25/07/2012 )
  • Dạy và học môn Văn học Phật giáo Việt Nam tại các Học viện Phật giáo Việt Nam ( 29/06/2012 )
  • Kết hợp giáo dục môi trường với tôn giáo ( 25/06/2012 )
  • Giáo dục Phật giáo VN: Định hướng và phát triển ( 09/05/2012 )
  • Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh khai giảng Lớp Cao học khóa I (2012 -2014) ( 11/04/2012 )
  • Bắc Ninh: Lễ khai giảng lớp học từ thiện chùa An Phú ( 13/03/2012 )
  • Khai mạc lễ tuyển sinh Thạc sĩ Phật học ( 10/03/2012 )
  • Đôi nét về Trường Đại học Phật giáo tại Yangon - Myanmar ( 05/02/2012 )
  • Trọng thể tổ chức Lễ Tổng kết lớp Giáo lý Phật học dành cho Phật tử năm thứ nhất 2011 tại chùa Phước Hòa (Q3, TpHCM) ( 31/01/2012 )
  • TP.HCM: Lễ tổng kết tất niên các Ban trực thuộc Phòng sinh viên vụ ( 31/01/2012 )
1234Trang kế Trang cuối
English 中文 Tiếng Việt
English 中文 Tiếng Việt
Tìm kiếm thông tin
.:: Tìm kiếm theo ::. Âm nhạc Bản Tin Blog Pháp Âm Thơ - Văn
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Lời ngỏ Gửi bài viết Ban thực hiện Về đầu trang Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này

Từ khóa » đi Tu Trả Hiếu