TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Ôn thi Đại học - Cao đẳng >>
- Sinh học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.61 KB, 13 trang )
Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬTI. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT1. Khái niệm tập tính của động vật- Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên tronghoặc bên ngoài cơ thể)- Ví dụ: Khi hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đổitiền gần con mồi.- Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.2. Các loại tập tínhDựa vào thời gian hình thành tập tính có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là:- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từbố mẹ, đặc trưng cho loài.Ví dụ: Nhên giăng tơ, thú con bú sữa mẹ- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông quahọc tập và rút kinh nghiệm.Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.- Tập tính hỗn hợp bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.Ví dụ: Mèo bắt chuột3. Cơ sở thần kinh của tập tính động vật1Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150Hình 1: Cơ sở thần kinh của tập tính- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.+ Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, khôngthay đổi.+ Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi. Sựhình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổithọ của chúng.- Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tănglên.II. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT1. Quen nhờn- Khái niệm : là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thíchlặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.- Ví dụ : Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con khôngchạy đi ẩn nấp nữa.2. In vết- Khái niệm : In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấyđầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.- Ví dụ : Ngỗng xám con đã in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.3. Điều kiện hóa đáp ứng2Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150- Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tácđộng của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ : thí nghiệm của PaplopHình 2: Thí nghiệm của Paplop- Điều kiện hóa hành động : Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đóđộng vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó.Hình 3: Thí nghiệm của Skinnơ4. Học ngầm3Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150- Khái niệm : là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thìkiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.- Ví dụ : thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường đó.5. Học khôn- Khái niệm : là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.- Ví dụ : Tinh tinh biết dùng gậy để bắt cáHình 4: Tinh tinh dùng cây bắt cáIII. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT1. Tập tính kiếm ăn- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.- Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phứctạp.- Gồm các hoạt động: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.- Ví dụ: Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi.2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ- Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thểchiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.- Ví dụ : cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ,.. đánh dấu lãnh thổbằng nước tiểu.4Giáo viên: Lê Hồng Thái- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.Hotline: 0983636150Hình 5: Hổ chiến đấu bảo vệ lãnh thổ3. Tập tính sinh sản- Là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích củamôi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmôn) gây nên hiện tượng chín sinh dục vàcác tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,...- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khácgiới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục) .- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.- Ví dụ : chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim máiHình 6: Chim làm tổ đẹp hút con đực4. Tập tính di cư- Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh réthoặc sinh sản.- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.5Giáo viên: Lê Hồng Thái- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.Hotline: 0983636150- Ví dụ : Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.Hình 7: Tập tính di cư ở chim5. Tập tính xã hội- Là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươi, nai, voi, khỉ, sư tử,... có con đầu đàn,) cótập tính vị tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến),...Hình 8: Tập tính xã hội ở khỉVI. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤTCon người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng,chăn nuôi, an ninh quốc phòng.- Dạy thú (hổ, voi, khí, cá sấu, cá heo, trăn, chó,...) làm xiếc.- Dùng thú để săn mồi (chó, chim ưng,..), để chăn gia súc (chó,..), dùng chó để phát hiện ma túyvà bắt tội phạm.- Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi : nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.- Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc phá hoại cây trồng.6Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150BÀI TẬP ÁP DỤNGCâu 1: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:A. Bẩm sinh, học được, hỗn hợpB. Bẩm sinh, học đượcC. Bẩm sinh, hỗn hợpD. Học được, hỗn hợpCâu 2: Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tínhA. bẩm sinhB. hỗn hợpC. học đượcD. cả 3 đều đúngCâu 3: Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tínhA. kích thích hệ thần kinh cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện hành độngB. kích thích cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện hệ thần kinh hành độngC. kích thích cơ quan thực hiện hệ thần kinh cơ quan thụ cảm hành độngD. kích thích cơ quan thụ cảm hệ thần kinh cơ quan thực hiện hành độngCâu 4: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tínhA. học đượcB. bẩm sinhC. hỗn hợpC. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợpCâu 5: Người đi máy trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tínhA. học đượcB. bẩm sinhC. hỗn hợpC. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợpCâu 6: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tậpA. in vết.B. quen nhờn.C. điều kiện hoá.D. học ngầmCâu 7: Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tâpA. in vết.B. quen nhờn.C. điều kiện hoá.D. học ngầmCâu 8: Páp Lốp làm thí nghiệm - vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn giúp chó học tập kiểuA. in vết. B. quen nhờn.C. điều kiện hoá đáp ứng.D. học ngầmCâu 9: Khi thấy đói bụng chuột chạy vào lồng nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học tậpA. in vết.B. quen nhờn.C. học khôn.D. điều kiện hoá hành động.Câu 10: Những nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìmđược thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tậpA. in vết.B. quen nhờn.C. học ngầmD.điều kiện hoá.Câu 11: Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiểu học tậpA. in vết.B. học khôn.C. học ngầm D.điều kiện hoá.Câu 12: Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.đây là 1 ví dụ về hình thức học tâpA. quen nhờn.B. điều kiện hoá đáp ứng.C. học khôn.D. điều kiện hoá hành động.Câu 13: Thày dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có,bạn đã giải được bài tập đó. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tậpA. in vết.B. học khôn.C. điều kiện hoá đáp ứng. D. học ngầmCâu 14: Nếu thả 1 hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa , rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hànhđộng đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là 1 ví dụ về hình thức họctậpA. in vết.B. quen nhờn.C. học ngầmD. học khôn.Câu 15: Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tínhA. kiếm ăn.B. bảo vệ lãnh thổ.C. sinh sản.D. di cư.Câu 16: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây đểthông báo cho các con đực khác là tập tính:A. kiếm ăn.B. sinh sản.C. di cư.D. bảo vệ lãnh thổ.Câu 17: Đến mùa sinh sản Công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông là tập tínhA. kiếm ăn.B. bảo vệ lãnh thổ.C. sinh sản.D. di cư.Câu 18: Cò coăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính7Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150A. kiếm ăn.B. sinh sản.C. di cư.D. bảo vệ lãnh thổ.Câu 19: Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tínhA. thứ bậc.B. bảo vệ lãnh thổ.C. vị tha.D. di cư.Câu 20: Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tậptínhA. thứ bậc.B. bảo vệ lãnh thổ.C. vị tha.D. di cư.Câu 21: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tínhA.bảo vệ lãnh thổ.B . sinh sản.C. Xã hội.D. kiếm ănCâu 22: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tậptínhA.bảo vệ lãnh thổ.B . sinh sản.C. di cư.D. Xã hộiCâu 23: Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tínhA.bảo vệ lãnh thổ.B . sinh sản.C. di cư.D. Xã hộiCâu 24: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tínhA.bảo vệ lãnh thổ.B . sinh sản.C. di cư.D. Xã hộiCâu 25: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tậptínhA. sinh sản.B. bảo vệ lãnh thổ.C. di cư.D. Xã hộiCâu 26: Dạy voi, khỉ, hổ làm xiếc ừa ứng dụng những hiểu biết về tập tính vàoA. săn bắn.B. giải trí.C. bảo vệ mùa màng.D. an ninh quốc phòngCâu 27: Dạy chó, chim ưng săn mồi là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vàoA. săn bắn.B. giải trí.C. bảo vệ mùa màng.D. an ninh quốc phòngCâu 28: Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng nhữnghiểu biết về tập tính vàoA. săn bắn.B. giải trí.C. bảo vệ mùa màng.D. an ninh quốc phòngCâu 29: Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vàoA. săn bắn.B. giải trí.C. bảo vệ mùa màng.D. chăn nuôiCâu 30: Ứng dụng chó để bắt kẻ gian và phát hiện ma tuý là ứng dụng những hiểu biết về tậptính vàoA. săn bắn.B. giải trí.C. bảo vệ mùa màng.D. an ninh quốc phòng.Câu 31: Sự hình thành tập tính học tập làA. sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mớigiữa các nơron bền vững.B. sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mớigiữa các nơron nên có thể thay đổi.C. sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành cácmối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.D. sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mớigiữa các nơron và được di truyền.Câu 32: Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập?A. Tập tính bẩm sinh.B. Tập tính học được.C. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)8Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150D. Tập tính nhất thời.Câu 33: Tập tính quen nhờn làA. tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.B. tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.C. tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguyhiểm gì.D. tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểmgì.Câu 34: In vết làA. hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyểnđộng mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.B. hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầutiên và giảm dần qua những ngày sau.C. hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiềulần và giảm dần qua những ngày sau.D. hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầutiên và tăng dần qua những ngày sau.Câu 35: Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vìA. số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.B. sống trong môi trường đơn giản.C. không có thời gian để học tập.D. khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron.Câu 36: Tập tính học được làA. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinhnghiệm.B. loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rútkinh nghiệm.C. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinhnghiệm, được di truyền.D. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinhnghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.Câu 37: Mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính như thế nào?A. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.B. Không phải bất kì kích thích nào cũng là xuất hiện tập tính.C. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.D. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hện tập tính.Câu 38: Tập tính động vật làA. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thểnhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó màđộng vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể)nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.D. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơthể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.Câu 39: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi nào?A. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.9Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150B. Kích thích của môi trường kéo dài.C. Kích thích của môi trường lạp lại nhiều lần.D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.Câu 40: Điều kiện hoá đáp ứng làA. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thíchđồng thời.B. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thíchliên tiếp nhau.C. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thíchtrước và sau.D. hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rờirạc.Câu 41: Các loại tập tính có ở động vật có trình độ tổ chức khác nhau như thế nào?A. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậccao có tập tính chủ yếu là tập tính hỗn hợp.B. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính hỗn hợp. Động vật bậccao có nhiều tập tính học được.C. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậccao có nhiều tập tính học được.D. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính học được. Động vật bậccao có nhiều tập tính bẩm sinh.Câu 42: Ý nào không đúng với Axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh?A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chuỳ xinap.B. Axêtincôlin bị Axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.C. Axêtat và côlin trở lại màng trước và vào chuỳ xinap để tái tổng hợp thành Axêtincôlin.D. Axêtincôlin tái chế đượ chứa trong các bóng xinap.Câu 43: Điều kiện hoá hành động làA. kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hànhvi này.B. kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại cáchành vi này.C. kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hànhvi này.D. kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vinày.Câu 44: Tập tính bẩm sinh làA. những hoạt động phức tạp của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưngcho loài.B. một số ít hoạt động của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng choloài.C. những hoạt động đơn giản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưngcho loài.D. những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưngcho loài.Câu 45: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụcảm đến cơ quan đáp ứng?10Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150A. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo mộtchiều.B. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều.C. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.D. Vì chất trun gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau.Câu 46: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.Câu 47: Học ngầm làA. những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm đểgiải quyết vấn đề tương tự.B. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đềtương tự dễ dàng.C. những điều học được không co ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyếtđược vấn đề tương tự một cách dễ dàng.D. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyếtvấn đề tương tự dễ dàng.Câu 48: Học khôn làA. phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.B. biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.C. biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.D. phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới.Câu 49: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây làmột ví dụ về hình thức học tập nào?A. Học khôn.B. Học ngầm.C. Điều kiện hoá hành động.D. Quen nhờnCâu 50: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn raA. giữa những cá thể cùng loài.B. giữa những cá thể khác loài.C. giữa những cá thể cùng lứa trong loài.D. giữa con với bố mẹ.Câu 51: Về tập tính con người khác hẳn với động vật ở điểm nào?A. Tập tính xã hội cao.B. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh.C. Có nhiều tập tính hỗn hợpD. Phát triển tập tính học tập.Câu 52: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao làA. tập tính sinh sản.B. tập tính di cưC. tập tính xã hội.D. tập tính bảo vệ lãnh thổ.Câu 53: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh chưa phát triển thuộc loại tập tínhnào?A. Số ít là tập tính bẩm sinh.B. Phần lớn là tập tính học tập.C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.D. Toàn là tập tính học tập.Câu 54: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hìnhthức học tập:A. Học ngầm.B. Điều kiện hoá đáp ứng.C. Học khôn.`D. Điều kiện hoá hành động.Câu 55: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh phát triển thuộc loại tập tính nào?11Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150A. Phần lớn là ập tính bẩm sinh.B. Phần lớn là tập tính học tập.C. Số ít là tập tính bẩm sinh.D. Toàn là tập tính học tập.Câu 56: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ vềhình thức học tập:A. Điều kiện hoá đáp ứng.B. Học ngầm.C. Điều kiện hoá hành động.D. Học khôn.Câu 57: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?A. Số ít là tập tính bẩm sinh.B. Toàn là tập tính tự học.C. Phần lớn tập tính tự học.D. Phần lớn là tập tính bảm sinh.Câu 58: Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?A. Phát huy những tập tính bẩm sinh.B. Phát triển những tập tính học tập.C. Thay đổi tập tính bẩm sinh.D. Thay đổi tập tính học tập.Câu 59: Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật làA. In vết.B. Quen nhờn.C. Học ngầm D. Điều kiện hoá hành độngCâu 60: Hình thức học tập nào phát triển nhất ở người so với động vật?A. Điều kiện hoá đáp ứng.B. Học ngầm.C. Điều kiện hóa hành động.D. Học khôn.Câu 61: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:A. Tập tính xã hội.B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.C. Tập tính sinh sản.C. Tập tính di cư.Câu 62: Cho bảng thông tin sau:Hình thức học tậpCác hoạt động học tập1. Quen nhờna. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tìnhhuống mới2. In vếtb. Học không có ý thức, nhưng khi có nhâu cầu thì kiếnthức đã học sẽ được tái sử dụng để giải quyết các tìnhhuống tương tự.3. Điều kiện hóa đáp ứngc. Phớt lờ không trả lời những kích thích lặp đi, lặp lạinhiều lần mà không gây nguy hiểm.4. Điều kiện hóa hành độngd. Con non có “tính bám” và đi theo các vật chuyển độngmà chúng nhìn thấy trước tiên.5. Học ngầme. Hình thành liên kết mới trong thần kinh trung ương dướitác động của sự kết hợp các kích thích đồng thời.6. Học không. Liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng(hoặc phạt) và sau đó động vật chủ động lặp lại hành vi đóTổ hợp ghép đôi đúng làA. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – g, 5 – b, 6 – a.B. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – g, 5 – a, 6 – bC. 1 – c, 2 – e, 3 – d, 4 – g, 5 – b, 6 – a.D. 1 – c, 2 – d, 3 – g, 4 – e, 5 – b, 6 – a.Câu 63: Một số tập tính phổ biến ở động vật?1. Tập tính kiếm ăn.2. Tập tính lãnh thổ.3. Tập tính cạnh tranh.4. Tập tính sinh sản.5. Tập tính di cư6. Tập tính đe dọa.7. Tập tính xã hội.A. 1, 2, 3, 4, 5.B. 3, 4, 5, 6, 7.C. 1, 2, 4, 5, 7.D. 1, 3, 4, 5,6.Câu 64: Phát biểu đúng về tập tính lãnh thổ?12Giáo viên: Lê Hồng TháiHotline: 0983636150A. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để giữ nguồn thứcăn, nơi ở và sinh sản.B. Tập tính canh giữ lãnh thổ để duy trì nòi giống và sự tồn tại của loài.C. Tập tính kiếm ăn trong phạm vi nhất định của quần thể (không xâm phạm lãnh thổ khác)D. Tập tính hỗ trợ cùng loài.Câu 65: Tập tính nào không phải là tập tính sinh sản của động vật?A. Tập tính ve vãn của động vật.B. Tập tính làm tổ, đẻ và ấp trứng.C. Tập tính chăm sóc con non.D. Tập tính tấn công cá thể cùng loài.Câu 66: Những biểu hiện về tập tính di cư ở động vật?A. Một số loài chim, thú, cá thay đổi nơi sống theo mùa.B. Chúng thường di chuyển một quãng đường dài.C. Di cư hai chiều (đi và về) hoặc một chiều.D. Tất cả các ý trên.Câu 66: Sự định hướng của động vật di cư?A. Động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí của mặt trời, trăng, sao.B. Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường của trái đất.C. Động vật ở nước (cá) định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòngnước chảyD. Tất cả các ý trên.Câu 67: Tập tính lãnh thổ đối với đời sống động vật có ý nghĩa gì?A. Đảm bảo sự phân bố hợp lí để tồn tại.B. Duy trì tính ổn định của quần thể và loài.C. Đảm bảo được cân bằng sinh thái trong khu vực.D. Đảm bảo được các mối quan hệ hài hòa trong sinh thái.ĐÁP ÁN1:a;2:c;3:d;4:b;5:a;6:b;7:a;8:c;9:b;10:c;11:b;12:b;13:b;14:b;15:a;16:d;17:c;18:c;19:a;20:c;21:d;22:a;23:c;24:d;25:a;26:b;27:a;28:c;29:d;30:d;31:b;32:a;33:c;34:c;35:a;36:a;37:b;38:d;39:a;40:a;41:c;42:a;43:b;44:c;45:b;46:c;47:c;48:d;49:d;50:a;51:d;52:c;53:c;54:b;55:b;56:d;57:d;58:d;59:a;60:d;61:a;62:a;63:c;64:a;65:d;66:d;67:d13
Tài liệu liên quan
- bai 32 tap tinh cua dong vat nhom 1 qvsg
- 24
- 870
- 2
- BÀI 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT. KA VIÊN NHI
- 20
- 647
- 0
- Bài 31. Tập tính của động vật.
- 3
- 754
- 1
- Giải bài 1,2,3 trang 126 SGK Sinh 11: Tập tính của động vật
- 1
- 844
- 0
- Giải bài tập trang 126 SGK Sinh học lớp 11: Tập tính của động vật
- 3
- 662
- 0
- Giải bài tập trang 132 SGK Sinh học lớp 11: Tập tính của động vật (tiếp theo)
- 3
- 545
- 0
- SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
- 6
- 1
- 23
- SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
- 7
- 1
- 21
- TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
- 13
- 3
- 10
- Bài 31. Tập tính của động vật
- 30
- 693
- 7
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(555.23 KB - 13 trang) - TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Về Tập Tính Hỗn Hợp
-
Tập Tính Nào Sau đây Là Tập Tính Hỗn Hợp ở động Vật?
-
Tập Tính Nào Sau đây Là Tập Tính Hỗn Hợp ở động Vật?
-
Bài Giảng Bài Tập Tính Của động Vật Sinh Học 11 (5) | Xemtailieu
-
Cho Ví Dụ Về Tập Tính Hỗn Hợp ở động Vật? - Nguyễn Thị An - Hoc247
-
Ví Dụ Về Tập Tính Của động Vật - Hữu ích Mỗi Ngày!
-
Tập Tính Hỗn Hợp ở động Vật Là
-
Tập Tính động Vật
-
Tập Tính Nào Sau đây Là Tập Tính Hỗn Hợp ở động Vật? D. Cả A, B Và ...
-
Tập Tính Hỗn Hợp Là Gì Cho Ví Dụ - Thả Rông
-
30 Bài Tập Tập Tính Của động Vật Mức độ Dễ
-
Ví Dụ Về Tập Tính Bẩm Sinh - Luật Hoàng Phi
-
Cho Vài Ví Dụ Về Tập Tính Học được Chỉ Có ở Người ...
-
Bài 31. Tập Tính Của động Vật - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tập Tính Hỗn Hợp ở động Vật Là:... - Vietjack.online