Tập Vận động Sớm Cho Người Bệnh Phẫu Thuật Gãy Cổ Xương Cánh Tay

Định nghĩa gãy cổ xương cánh tay

Gãy cổ xương cánh tay là loại gãy đầu thân xương dài ít gặp trên lâm sàng và thường gặp ở người lớn trong độ tuổi lao động và về hưu. Tuy nhiên gãy đầu trên xương cánh tay cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi với chấn thương mạnh do tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Điều trị gãy cổ xương cánh tay

Người bệnh gãy cổ xương cánh tay sẽ được chỉ định điều trị bằng 1 trong 2 cách: Điều trị bảo tồn (bột ngực vai cánh tay) hoặc phẫu thuật kết hợp xương

Người bệnh sau điều trị gãy cổ xương cánh tay dù được điều trị bằng cách nào thì đều cần phải tập phục hồi chức năng sớm để các khớp sớm trở lại hoạt động bình thường

Capture2

Hình ảnh người bệnh gãy cổ xương cánh tay trước và sau phẫu thuật

Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật gãy cổ xương cánh tay

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của ổ gãy trước mổ, mức độ loãng xương và kỹ thuật mổ mà nhân viên y tế áp dụng phương pháp và kỹ thuật PHCN cho phù hợp.

Giai đoạn ngay sau phẫu thuật:

Khớp vai bên phẫu thuật cần bất động, dùng đai nâng và cố định vai ở tư thế khép và xoay trong. Chủ yếu cần đai cố định khi ngủ để tránh khớp vai bị duỗi, tránh kéo căng bao khớp và gân cơ dưới vai.

Trong giai đoạn này người bệnh tuyệt đối không được thực hiện tập chủ động đối với khớp vai bên mổ, không nâng đồ vật hay kéo đẩy.

Vận động trị liệu:

Tuần 1:

– Tư thế trị liệu: kê gối dưới cẳng tay người bệnh  khi nằm.

– Treo tay người bệnh ở tư thế cơ năng khi đi lại

– Tập co cơ đẳng trường nhóm cơ chi phối xương bả vai (cơ thoi, cơ thang, cơ lưng rộng) 3-4 ngày đầu sau nắn chỉnh. Từ ngày thứ 5 trở đi tiếp tục co cơ tĩnh, sau đó thực hiện tập vận động có kháng trở nhưng nhẹ nhàng và không gây cử động khớp vai.

– Tập chủ động các động tác chức năng như gấp, duỗi, sấp, ngửa cẳng tay, khớp khuỷu nhẹ nhàng tăng dần. Khớp cổ tay, khớp đốt bàn ngón tay, tập nắm duỗi các ngón tay, cầm nắm bàn tay ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 30 phút.

– Tập thụ động  có trợ giúp tăng dần lên. Người bệnh  có thể lấy tay lành tập cho tay gãy hoặc có sự trợ giúp của người thân, nhân viên y tế.

– Điện trị liệu: giảm đau, giảm phù nề, cải thiện tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng làm mau liền vết thương, tác dụng với thần kinh làm giảm đau, phòng viêm tắc tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu.

– Siêu âm trị liệu: tần số 0,2W/cm2 x 2ngày 1 lần x 5phút/lần

– Ánh sáng trị liệu: hồng ngoại 15phút/lần tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn tại chỗ, làm khô vết thương kích thích nhanh liền vết thương.

– Nhiệt trị liệu: Ở giai đoạn cấp dùng nhiệt lạnh, ở giai đoạn mạn dùng nhiệt nóng: tia hồng ngoại, chườm nóng, parafin….

– Thủy trị liệu: Bơi lội trong bể bơi, bồn xoáy và các phương thức thủy trị liệu phù hợp khác.

– Hoạt động trị liệu bàn tay, cổ tay, cánh tay và khớp vai.

Tuần 2:

– Từ tuần thứ hai trở đi tập bài tập Codman: người bệnh đứng cạnh bàn, tay lành vịn vào bàn, tay bên phía kết hợp xương thả lỏng, đung đưa nhẹ nhàng sang bên hoặc phía trước, ra sau, hoặc xoay tròn. Đung đưa nhẹ nhàng với biên độ hẹp, làm chậm, tăng từ từ. Mỗi phía thực hiện 5 lần

– Tập chủ động  khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp đốt bàn ngón tay.

– Bắt đầu tập có kháng trở tăng dần ở các khớp.

– Kết hợp với điện trị liệu, và siêu âm, hồng ngoại

– Xoa bóp tại vùng vai, khuỷu, cánh cẳng tay 30 phút/ 1lần x 10 ngày

Tuần 3 và 4.

Bài tập như ở tuần 2.

– Sau vài tuần tập các bài tập thụ động nhẹ nhàng: gập thụ động khớp vai tăng dần đến 90º, dạng thụ động 90º, xoay ngoài đạt đến 45º, xoay trong thụ động đạt đến 70º.

– Hoạt động trị liệu 60 phút/ 1 lần/ ngày.

– Xoa bóp sâu nhóm cơ vai và cánh tay 30 phút/ lần.

Chương trình tập tại nhà (đối với người bệnh  không có điều kiện đến phòng tập:

Kĩ thuật viên hướng dẫn cho người bệnh làm các động tác chức năng của tay bị bệnh về các sinh hoạt hàng ngày làm từ nhẹ đến nặng, từ từ tăng dần. Sau 3 tuần có thể tham gia môn thể dục nhẹ nhàng như: cầm bút vẽ, đánh máy tính, ném bóng, bắt bóng …..

Ca bệnh lâm sàng

Bệnh nhân nữ 72 tuổi

Lý do vài viện: sau ngã xe

Chẩn đoán: Gãy cổ xương cánh tay T do TNGT

Người bệnh được phẫu thuật kết hợp cổ xương cánh tay T

a3 3

Hình ảnh chăm sóc người bệnh gãy cổ xương cánh tay sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật về buồng bệnh điều trị hậu phẫu, người bệnh đã được hướng dẫn và tập phục hồi chức năng ngay trong những ngày đầu sau mổ với những bài tập từ nhẹ đến vừa, từ thấp đến cao sao cho phù hợp. Khi ra viện người bệnh  được chuyển về khoa phục hồi chức năng để điều trị ngoại trú, hướng dẫn về tự tập luyện tại địa phương và hẹn khám lại theo lịch.

ĐDCKI. Phan Thị Kiều Oanh – Khoa Chấn thương II

Từ khóa » Gãy đầu Trên Xương Cánh Tay Trái