TARA XANH - Ý Nghĩa Cầu Thần Chú "Om Tare Tuttare Ture Soha"
Có thể bạn quan tâm
Đức Tara Xanh Hay Còn Gọi Là Lục Độ Phật Mẫu
(ảnh có thể mở rộng thu hẹp)
Đức Tara Xanh (Green Tara) hay Lục Độ Phật Mẫu là một vị Bồ Tát rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Tây Tạng. Người tượng trưng cho lòng bi mẫn của chư Phật, ở Tây Tạng Đức Tara được biết với tên gọi “Dolma”, một vị Bồ Tát thể hiện lòng từ bi mà các tu sĩ thuộc trường phái Phật giáo Kim Cương Thừanương tựa để phát triển những phẩm chất nhất định, hiểu rõ thực tại, những giáo lý bí mật về tánh không và lòng bi mẫn.
Nguồn Gốc Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh: Trong Phật giáo Tây Tạng, phụ nữ thường đại diện cho trí tuệ hơn là từ bi. Tuy nhiên, Đức Tara Xanh là một trong những trường hợp ngoại lệ mà từ bi là một đặc điểm nổi trội. Nữ thần cũng thể hiện nhiều phẩm chất nữ tính: sinh đẹp, từ bi, ấm áp, và giải thoát nghiệp xấu cho chúng sinh trong vòng luân hồi. Tara có 21 hình thức chính, mỗi người có màu sắc và thuộc tính tâm linh khác nhau. Trong số các hình thức này, hai người đặc biệt nổi tiếng đối với người dân Tây Tạng là Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu) và Đức Tara Trắng (Bạch Độ Phật Mẫu).
Đức Tara Xanh đã được thờ cúng trong nhiều thiên niên kỷ. Các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy trong hang động thời tiền sử 30.000 năm trước đã cho thấy rằng Tara đã được thờ cúng từ thời cổ đại. Tượng bằng đồng nguyên gốc được đúc vào năm 7 hoặc 8 SCN được tìm thấy ở tỉnh đông nam Lanka, giữa Trincomale và Batticaloa. Tổng chiều cao của bức tượng là 143.75 cm.
Nguồn gốc thật sự của Đức Tara Xanh là từ Hindu hay Phật giáo vẫn là đề tài nghiên cứu của các học giả. Trước khi nữ thần được đạo Phật chấp nhận, Đức Tara Xanh được tôn thờ trong đạo Hindu như là một biểu hiện của Nữ thần Parvati, một trong nhiều hình thức của Shakti. Nguyên tắc nữ tính không được tôn kính trong Phật giáo cho đến thế kỷ thứ tư SCN, và Đức Tara Xanh bắt đầu xuất hiện trong truyền thống Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ 6 SCN.
Vào thế kỷ thứ 7 ở Tây Tạng, người ta tin rằng Đức Tara được nhập thể trong mọi người phụ nữ mộ đạo và được tôn thờ trong đa số các cộng đồng Phật giáo trên thế giới. Người được kết nối với hai người vợ lịch sử của vị vua đầu tiên của Tây Tạng, Srong-brtsan-sgam-po (khoảng 649). Một người vợ từ Trung Quốc được cho là hóa thân của Đức Tara Trắng, trong khi người vợ từ Nepal là hóa thân của Đức Tara Xanh.
Một câu chuyện về nguồn gốc của Tara kể lại, Đức Tara là con gái của một vị vua, công chúa có tên là Jnana-candra. Một công chúa từ bi và thiêng liêng, thường xuyên cầu nguyện dâng cúng Đức Phật và các chư tăng, do đó đạt được mức độ cao của Bồ Đề Tâm. Cô đã tích rất nhiều công đức, và các nhà sư đã nói với cô rằng, vì những thành tựu tinh thần của cô, họ sẽ cầu nguyện rằng cô sẽ được tái sinh như một người đàn ông và truyền bá giáo lý của Phật giáo.
Cô trả lời rằng, trong thực tế không có cái nào là mãi mãi và rằng cô muốn duy trì hình dạng nữ giới để phục vụ những chúng sinh khác cho đến khi mọi người đạt được giác ngộ. Điều đó cho thấy sự thiếu hụt trí tuệ của nhà sư khi cho rằng chỉ có nam giới mới có thể truyền bá giáo lý đạo Phật.
Biểu Tượng Đức Tara Xanh
Đức Tara Xanh được biểu hiện dưới hình tượng một phụ nữ xinh đẹp và quyến rũ, đeo nhiều trang sức, và còn rất trẻ. Trong nghệ thuật, Người thường được minh hoạ bằng một chân bước ra khỏi vị trí toà hoa sen, mở rộng để đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu của chúng sinh. Nữ thần giữ hoa sen xanh (tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ và sự thuần khiết) trong tay phải (được giữ ở ngực), bàn tay trái được giữ ngửa lên, với lòng bàn tay hướng ra ngoài. Đây là Abhaya Mudra, là cử chỉ của nơi trú ẩn và không sợ hãi, xua tan nỗi sợ hãi và chấp nhận hạnh phúc và sự bảo vệ thiêng liêng.
Hoa sen xanh (Utpala) là loài hoa chỉ nở vào ban đêm, nó liên quan đến ý tưởng rằng Đức Tara Xanh sẽ bảo vệ chúng ta ngay cả trong thời gian tối tăm và sợ hãi.
Đặc điểm nổi bật nhất là màu da xanh lá cây của Người, điều tạo nên tên gọi Đức Tara Xanh. Đức Tara có liên quan đến màu xanh lá cây vì:
• Trong một truyền thuyết mà Người được đặt tên bởi Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Buddha – Một trong năm vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng), một vị Phật có nước da xanh. Tara là người phối ngẫu tâm linh của vị Phật này.
• Đức Tara Xanh là một nữ thần rừng, và trong một câu chuyện được thể hiện như được mạ trên lá. Chỗ ngồi thiền của Người được bao phủ bởi cây cối, thú rừng, tiếng chim hót, những thác nước vang dội và những loài hoa mọc khắp nơi, một khung cảnh tuyệt đẹp.
Màu xanh lá cây tượng trưng cho hoạt động đách thức tâm trí và lòng trắc ẩn sâu sắc, nó cũng là màu của gió và thiên nhiên. Đức Tara Xanh đáp lại lời cầu nguyện của chúng sinh nhanh nhẹn như gió. Các đồ trang trí (tơ lụa và đồ trang sức) mà Đức Tara mang bên mình chứng tỏ phẩm chất thanh cao của Người. Tư thế chuẩn khi thiền định với lưng thẳng và mặt trăng phía sau tượng trưng cho sự sung mãn của hạnh phúc không thể lây chuyển.
Ý Nghĩa Của Từ “Tara”
Từ “Tara” có nghĩa là “người cứu tinh” hay “người giải phóng” và nó xuất phát từ gốc tiếng Tri-đa, nghĩa là đi qua (qua cái gì đó), chẳng hạn như: băng qua sông, biển, núi hoặc vượt qua bất kỳ tình huống khó khăn nào.
Do đó, trong một cách tiếp cận bí truyền, có thể nói rằng Đức Tara Xanh luôn được kêu gọi khi chúng ta phải đối mặt với tình huống nguy hiểm, khi chúng ta phải quyết định trước một vấn đề mà có nhiều sự lựa chọn (ví dụ như khi chúng ta ở một ngã tư và chúng ta không chắc chắn về hướng chúng ta cần phải đi, hoặc khi chúng ta phải quyết định đích đến từ một vài lựa chọn).
Một ý nghĩa khác của từ Tara là “ngôi sao“, có nghĩa Đức Tara Xanh vừa là người truyền cảm hứng cho chúng ta và người dẫn chúng ta đi trên con đường tâm linh phức tạp này.
Thần Chú Của Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh
Đức Tara Xanh là một trong những vị thần Phật giáo nổi tiếng nhất ở Tây Tạng, và người ta nói rằng thần chú của Người chỉ đứng sau thần chú của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Om Tare Tuttare Ture Soha
Theo các nhà sư Tây Tạng, nếu chúng ta niệm thần chú Tara Xanh với những ý định tích cực và tinh khiết, nó có thể giúp chúng ta hoàn thành ước muốn của chúng ta. Kết nối với nữ thần Tara mỗi ngày sẽ làm tăng tình yêu và lòng trắc ẩn mà bạn dành cho người khác, và lần lượt mang lại nhiều phước lành và tình yêu cho cuộc sống của bạn.
Hơn nữa, thần chú mạnh mẽ này có thể được cầu nguyện để loại bỏ những trở ngại và lo lắng, giúp chúng ta hiểu rõ bản chất thật của mọi sự vật hiện tượng, từ đó thoát khỏi những đau khổ do sự thiếu hiểu biết gây ra. Kết nối với Đức Mẹ Tara là một thực hành cần có thời gian và sẽ dẫn đến một trải nghiệm giác ngộ cá nhân. Nếu một người luyện tập trong một thời gian dài với một trái tim chân thành và sự tôn sùng thật sự, thì người đó có khả năng trở thành một vị Bồ Tát, để giúp những người khác giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi như cách mà Đức Tara Xanh đang làm.
………………………..
Giới thiệu về Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu Tara)
Tara, Ngài là một bậc giác ngộ thuộc địa thứ 12, có thể thỏa mãn mọi ước muốn của chúng sanh. Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai. Ngài là vị Thánh nữ có khả năng thực hiện và hoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
NGUỒN GỐC ĐỨC TARA XANH: Vô số kiếp, có một công chúa tên là Yeshe Dawa. Nhờ sự học và trí tuệ của mình, nàng có lòng tin kiên cố với Ba ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng. Nàng thấu hiểu đời sống bất như ý của bản chất luân hồi, do vậy nàng quyết định giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ. Do thấu hiểu tất cả chúng sinh cũng giống như mình đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ nên Công chúa Yeshe Dawa đã trưởng dưỡng lòng từ bi và tình yêu thương hướng về mỗi chúng sinh. Nàng không thích lối sống xa hoa trong cung điện vàng ngọc, và đã phát lời nguyện dẫn dắt hướng đạo cho hàng nghìn chúng sinh trên con đường giải thoát mỗi ngày trước bữa ăn sáng, cho hàng nghìn chúng sinh trước bữa ăn trưa, và thậm chí nhiều hơn nữa trước khi đi ngủ. Vì nhân duyên này, công chúa được tôn xưng là Arya (Bậc tôn quý) có thể chứng ngộ trực tiếp bản chất của thực tại và danh xưng đó biểu lộ các hạnh nguyện giải thoát của Ngài. Một bậc lãnh tụ tâm linh của thời đó đã khuyên: Công chúa hãy cầu nguyện để tái sinh làm thân trượng phu. Nhưng công chúa Yeshe Drawa đã phát nguyện thành tựu giác ngộ trong thân người nữ và còn liên tục hóa thân trở lại trong hình tướng nữ nhân để cứu độ hữu tình. Dù cho chúng ta là thân nam hay nữ thì Đức Tara là tấm gương cho chúng ta. Giống như mọi hữu tình, Ngài cũng là một chúng sinh bình thường, có những vấn đề căng thẳng và tình cảm phiền não. Nhưng nhờ tu tập Phật pháp rèn luyện tâm linh nên Ngài đã đạt được toàn giác.
Trong một bản Kinh Lục Độ Phật Mẫu khác có kể rằng: Đức Tara được sinh ra từ giọt nước mắt bi mẫn của Đức Quan Âm. Nhân duyên vì Đức Avalokiteshvara hay Đức Quan Âm đã không ngừng cứu độ chúng sinh để giải thoát tất cả thoát khỏi cõi địa ngục thống khổ. Sau khi hoàn thành công hạnh này, Ngài chỉ kịp nghỉ ngơi một chút, nhưng ngay sau đó Ngài nhận ra rằng trong cõi địa ngục thống khổ kia thoáng chốc lại đầy tất cả những chúng sinh mình vừa cứu khỏi, bởi họ lại vừa tạo tác thêm những ác nghiệp cực trọng.
Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, Đức Quan Âm đã nhỏ những giọt nước mắt bi mẫn vì lời nguyện cứu khổ cho những chúng sinh vô minh đó. Một trong những giọt nước mắt từ bi của Đức Quan Âm đã biến thành Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara để khích lệ Ngài trên con đường Bồ Tát hạnh. Khi đó, Đức Tara đã nói với đức Quán Thế Âm rằng: “Ôi bậc cao quý, xin đừng bỏ hạnh nguyện cao thượng vì lợi ích chúng sinh hữu tình, tôi đã được khích lệ, tùy hỷ bởi mọi hạnh động vô ngã của Ngài, tôi thấu hiểu những gian khổ vĩ đại mà Ngài đã trải qua. Nhưng có lẽ, nếu tôi mang hình dáng một nữ bồ tát với tên gọi Tara, xuất hiện như một cộng sự của ngài thì sẽ có thể trợ giúp cho những nỗ lực cao cả nhất của Ngài”. Và Đức Tara đã phát nguyện: “Tôi nguyện cùng Ngài giải thoát tất cả chúng sinh vô minh trong cõi luân hồi thống khổ mà không để sót một ai!”
Đức Tara phát nguyện rằng bất kỳ người nào nghe được danh hiệu Ngài, nhìn thấy Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì tất nhưng ước nguyện thế gian đều được sở cầu như ý, ngay cả tâm nguyện xuất thế gian cũng được được viên mãn. Đức Tara nhìn thấy nỗi khổ của luân hồi vì mong nguyện thế gian của chúng sinh không được như ý, Ngài liền phát nguyện có đầy đủ năng lực giúp họ viên mãn được mọi sở cầu thế gian, và dần giúp họ giác ngộ về chân lý tuyệt đối. Nếu biết thực hành nghi quỹ Tara một cách đúng đắn với Bồ Đề tâm chân thật vì lợi ích giác ngộ cho hết thảy khổ não chúng sinh thì tất cả những gì mà chúng ta mong nguyện tự lợi lợi tha đều được thành tựu.
ĐỨC TARA LÀ HIỆN THÂN CỦA CÔNG HẠNH GIÁC NGỘ: “Phật giáo Tây Tạng có rất nhiều Bổn tôn, nhưng Lục Độ Mẫu Tara là một trong những vị quán tưởng dễ dàng nhất bởi hình ảnh của Bà giống như bất kỳ ai trong chúng ta. Có những vị Bổn tôn có bốn đầu, sáu tay, một số có tám tay, và bạn phải quán tưởng các vị khi hành trì. Nhưng với Lục Độ mẫu Tara, bạn có thể quán tưởng mẹ bạn hay một người phụ nữ thân thiết nhất của bạn.” (Jamyang Dagmo La Sakya). Ngài Khenpo Sodargye cũng đã từng giảng rằng: “Lục Độ Mẫu Tara là bà mẹ cứu rỗi và giải phóng hữu tình chúng sinh. Bà giống như người mẹ trao cho chúng ta sự ấm áp bất tận.” Vì vậy, việc quán tưởng thực hành Bản tôn Lục Độ Mẫu Tara đem lại những thành tựu siêu việt là không thể nghĩ bàn.
Sắc tướng Phật mẫu của Đức Tara biểu trưng cho trí tuệ là nhân tố chính để loại bỏ vô minh. Sự vô minh này đã gây lầm lẫn thực tại và là gốc rễ của sự đau khổ. Người phụ nữ có xu hướng cảm nhận và nhận thức nhanh chóng nhờ vào trực giác và trí tuệ bí mật. Đức Tara biểu trưng cho phẩm hạnh này! Một cách không quản ngại, Ngài có khả năng giúp chúng ta phát triển những phẩm hạnh đó. Do vậy đức Tara được gọi là mẹ của tất cả chư Phật, vì Ngài được biểu trưng cho trí tuệ chứng ngộ thực tại, nên Ngài hiện thân sinh ra để đạt toàn giác, là tâm tự do khỏi vô minh chấp thủ, bản ngã.
THẦN CHÚ ĐỨC TARA XANH
Không chỉ làm mãn nguyện bất cứ mong cầu nào của chúng sanh, mà Ngài còn giúp làm tan biến những nỗi sợ hãi của họ, như tám nỗi sợ lớn và mười sáu nỗi sợ nhỏ trong đó có nỗi sợ bị trộm cướp, sợ nước, rắn, chất độc, tù đày, v.v…, cả mọi nỗi sợ nội tâm trên con đường tới chân lý tuyệt đối. Việc trì tụng thần chú mười âm của đức Lục Độ Mẫu Tara (OM TARE TUTTARE TURE SVAHA) giúp cho mọi nỗi sợ hãi của họ được lắng dịu và mong cầu của họ được thỏa mãn. Câu tâm chú dịch nghĩa:
“Om”: Đại diện cho sự giác ngộ về thân, ngữ (khẩu) và ý.
“Tare”: Giải thoát khỏi luân hồi.
“Tutare”: Giải thoát bạn khỏi tám nỗi sợ hãi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, tham, sân, kiêu ngạo, ghen ghét, tham lam, nghi ngờ và tà kiến.
“Ture”: Giải phóng khỏi khổ đau, giải thoát chúng ta khỏi các nguyên nhân thực sự làm rối loạn suy nghĩ, làm ta đau khổ thực sự.
“Soha”: Thiết lập cội gốc của con đường trong trái tim của bạn.
Nói cách khác, bằng cách nương tựa đức Lục Độ Mẫu Tara bạn nhận được các phước lành của Ngài trong trái tim bạn. Điều này mang đến cho bạn không gian để thiết lập cội gốc của con đường, được biểu thị bởi TARE TUTTARE TURE, trong trái tim của bạn. Bằng cách thiết lập các con đường của ba chúng sinh trong tim bạn, bạn tịnh hóa mọi bất tịnh của thân, ngữ và tâm trí của bạn. Đây là ý nghĩa ngắn gọn của câu tâm chú.
Từ khóa » đức Lục độ Phật Mẫu Tara
-
Ý Nghĩa Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara - Drukpa Vietnam
-
Nhạc Thần Chú Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu - Ver.2 - YouTube
-
Nhạc Thần Chú Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu - Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Và ...
-
Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Pháp Tu Trì Lục Độ Phật Mẫu ...
-
Tìm Hiểu Đức Tara Xanh Hay Còn Gọi Là Lục Độ Phật Mẫu
-
Đức Lục Độ Mẫu - Tārā Xanh » Wisdom Compassion: Trí Tuệ Từ Bi
-
ĐỨC LỤC ĐỘ PHẬT MẪU TARA - In Tara We Trust
-
Đa-la – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đức Phật Mẫu Tara Là Ai? Sự Tích Đức Quan Âm Phật Mẫu Tara.
-
Chuyện Gốm Nam Bộ | Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara –
-
Cầu Nguyện 21 Lục Độ Phật Mẫu Viên Mãn Mọi Tâm Nguyện Trong ...
-
Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu Tara)
-
Mề đay Đức Lục Độ Phật Mẫu - MN0707