Tất Cả Các Cách Lên Dây Đàn Tranh Việt Nam 17 Dây

Nhạc cụ đàn tranh hay còn được gọi là đàn cổ tranh – là một loại nhạc cụ truyền thống có nguồn gốc từ trung quốc, do có số dây từ 16 dây trở lên nhiều người còn gọi đàn tranh là đàn thập lục hoặc tam thập lục.

Với khả năng diễn tấu giai diệu uyển chuyển đàn tranh có thể được dùng để độc tấu hay hòa tấu, khả năng chơi được nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như dân ca nhạc hiện đại, hay thậm trí cả nhạc Âu mỹ.

Có rất nhiều loại đàn tranh việt nam khác nhau, từ dòng đàn tranh 16-17-19-21 dây các loại, và bài viết này sẽ chỉ duy nhất hướng dẫn các bạn tất cả các cách lên dây đàn tranh việt nam 17 dây.

Các bước cơ bản khi lên dây đàn tranh việt nam loại 17 dây.

  • Bước 1: + Chuẩn bị máy lên dây Tuner Tất Cả Các Cách Lên Dây Đàn Tranh Việt Nam 17 Dây + Hoặc app chỉnh dây tuner trên điện thoại androi hoặc IOS + Còn nếu k có nữa thì có thể sử dụng máy tính Google từ “Tuner Chromatic” (không khuyến khích vì phần mềm trên máy tính đôi lúc nghe không chuẩn dễ quá tay làm đứt dây)
  • Bước 2: Chuyển thiết bị đo tân số dây đàn về chế độ Chromatic
  • Bước 3: Đặt các con nhạn lên mặt đàn, Đối với các sản phẩm đàn tranh đã buộc cố định vị trí thứ tự con nhạn. Bạn đặt hàng nhạn chạy song song với chốt đàn như ảnh dưới

Tất Cả Các Cách Lên Dây Đàn Tranh Việt Nam 17 Dây

  • Bước 4: Nới lỏng dây trước khi căn chỉnh nhạn đàn.
  • Bước 5: đặt đàn đúng hướng, sau đó lên dây từ dây số 1, là dây đầu tiên từ hướng nhìn.

Tất Cả Các Cách Lên Dây Đàn Tranh Việt Nam 17 Dây

  • Bước 6: Căn chỉnh dây đàn theo thứ tự từ 1 tới 17 theo sơ đồ nốt nhạc dưới đây là xong
  • Lưu ý 1: Trong tất cả các cách lên dây, thì cách lên dây số 1 là cách lên dây phổ biến nhất – nếu các bạn tự học mà k có thầy cô, đơn giản là hãy lên cách 1 là rất chuẩn.
  • Lưu ý 2: Khi chỉnh dây đàn xong, Cần chỉnh lại một lần nữa bởi đàn mới nên dây đàn sẽ còn bị dãn

Cách 1 lên dây đàn tranh viêt nam 17 dây: Có Tên gọi “Dây Bắc” – Dây đàn được lên theo âm giai ngủ cung và cách lên dây này còn được gọi là: Dây bắc dùng đàn bản vui.

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 1 – dây bắc Xự xang cống liêu Xự xang cống liêu Xự xang cống liêu Xự
Sol la do mi Sol la do mi Sol la do mi Sol la
G A C D E G A C D E G A C D E G A

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Trong 5 âm có: 

+ 3 âm cố định: hò xang xê – sol do rê – (G C D) (ba nốt không thay đổi)

+ 2 âm thay đổi : xự cống – la mi –  (A E) (2 âm thay đổi)

Tùy bản nhạc khác nhau ta có thể điều chỉnh:

+ Xự – La – A sẽ nâng lên 1 cung thành Xư (si) (B)

+ Cống – Mi – E sẽ nâng lên 1 cung thành Công (fa) (F)

Cách 2: Là Dây bắc – Dùng đàn bản vui sẽ lên theo cách này.

Cách này có sử dụng dây 1 là dây bass – còn lại nối tiếp như thường.

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 2 – Dây Bắc Xự xang cống liêu Xự xang cống liêu Xự xang cống liêu Xự
Sol la do mi Sol la do mi Sol la do mi Sol la
G A C D E G A C D E G A C D E G A

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Cách 3: Dây Bắc – Để đàn nhạc lễ và nhạc Tàu.

Dây bass không dùng Xang – Do – C mà nâng lên Cồng – Mi – E

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 3 – Dây Bắc Cồng xự xang cống liêu xự xang cống liêu xự xang cống liêu
Mi sol la do re mi sol la do re mi sol la do re mi sol
E G A C D E G A C D E G A C D E G

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Cách 4: Dùng Bản Buồn – Ví dụ: Lý con sáo, vọng cổ, sân khấu cải lương.

Xự – La nâng lên thành một cung Xư – Si – B. Dây bass dùng dây Xề – Rê – D

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 4 – Dây Nam xề xang cống liêu xang cống liêu xang cống liêu
Sol si do re mi Sol si do re mi Sol si do re mi Sol
D G B C D E G B C D E G B C D E G

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Cách 5: Là Dây Nam –  Dùng để đàn Nam xuân, Nam Ai, Văn Thiên Tường, vọng cổ và Văn Thiên Tường.

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 5 xề xang công liêu xang công liêu xang công liêu
Sol si do re fa Sol si do re fa Sol si do re fa Sol
D G B C D F G B C D F G B C D F G

Lưu ý: khách hàng có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Cách 6: Dây Nam – Đảo ngủ cung.

Nốt cống (Mi – E) nâng lên 1 cung thành công (Fa – F). Dây 1 là bass cho âm Xàng – Do – C

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 6 – Dây Nam xàng xự xang công liêu xự xang công liêu xự xang công liêu
Do Sol la do re fa Sol la do re fa Sol la do re fa Sol
C G A C D F G A C D F G A C D F G

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Cách 7: Dây oán – Hay dân gian gọi là hò tư.

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 7 – Dây Oán xàng xề công xàng xề công xàng xề công xàng
Sol do re fa Sol si do re fa Sol si do re fa Sol si do
G C D F G B C D F G B C D F G B C

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Cách 8: Dây hò nhì – Đàn nam xuân nam ai, vọng cổ, bản buồn.

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 8 – Dây Hò Nhì xề Công Xang xề Công liêu Xang xề Công liêu Xang xề Công
Fa Sol Si Do Fa Sol Si Do Fa Sol Si Do Fa
D F G B C D F G B C D F G B C D F

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Cách 9: Dây Hò Ba – Đàn vọng cổ, lý con sáo, cải lương buồn.

Dây đàn tranh 17 dây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Cách 9 – Dây Hò Ba xề cống xự xề cống liêu xự xề cống liêu xự xề
Sol re mi Sol la Si re mi Sol la Si re mi Sol la Si re
G D E G A B D E G A B D E G A B D

Lưu ý: Bạn có thể kéo bảng hướng dẫn qua trái phải để xem bảng đầy đủ hơn

Nếu bạn nào chưa lên được dây đàn tranh 17 dây thành công có thể bình luận phía dưới để Nhạc cụ Tiến Mạnh giải đáp nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc.

Từ khóa » Chỉnh Dây đàn Tranh