Tật đẩy Lưỡi Có Tác Hại Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Như Thế Nào?

Tật đẩy lưỡi là một thói quen xấu thường hình thành lúc nhỏ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến khớp cắn. Khi đó không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, làm giảm chức năng ăn nhai và còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy tật đẩy lưỡi là gì? Làm sao để sửa thói quen xấu này? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Nội dung bài viết

  • 1. Tật đẩy lưỡi là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi
  • 3. Thói quen đẩy lưỡi có tác hại gì?
  • 4. Làm thế nào để khắc phục thói quen đẩy lưỡi?

1. Tật đẩy lưỡi là gì?

Tật đẩy lưỡi là thói quen đặt lưỡi sai tư thế khi cắn nuốt, khi nói cười và cả ở trạng thái nghỉ. Khi đó, lưỡi không để trên vòm miệng mà để ở giữa răng cửa hàm trên và dưới, đẩy vào gót răng cửa hàm trên. Thói quen này rất thường gặp ở trẻ nhỏ và không dễ phát hiện, nhiều trường hợp duy trì thói quen đến khi trưởng thành gây tác động xấu đến răng trong thời gian dài.

Theo nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ em mắc tật đẩy lưỡi lên tới 60 – 90%. Đây là thói quen trong vô thức nên thường khó khắc phục, đặc biệt là ở trẻ em rất khó có thể tự điều chỉnh được.

Đẩy lưỡi là thói quen đặt lưỡi sai tư thế

Đẩy lưỡi là thói quen đặt lưỡi sai tư thế

2. Nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi

Thực tế, các nguyên nhân gây ra hiện tượng đẩy lưỡi vẫn chưa được xác thực, nhưng các chuyên gia đưa ra những nguyên nhân đáng nghi ngại bao gồm:

  • Lưỡi có kích thước lớn bất thường do vòm miệng.
  • Mất răng sữa sớm, đặc biệt là nhóm răng cửa khiến lưỡi có xu hướng đẩy vào vị trí khoảng trống mất răng.
  • Thói quen xấu khác như mút tay, cắn đồ, ngậm núm vú sai cách,… có thể gây ra tật đẩy lưỡi.
  • Do bệnh lý đau họng khó nuốt, dị ứng, tắc nghẹt mũi gây rối loạn tư thế lưỡi.
  • Do stress trong thời gian dài hoặc chấn thương tâm lý.
  • Rối loạn thần kinh hoặc bất thường khác về sinh lý.
  • Lưỡi dính hoặc phanh lưỡi bám thấp.

Để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra thói quen đẩy lưỡi thì cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, từ đó cũng sẽ có phương pháp khắc phục kịp thời. 

Đẩy lưỡi có thể hình thành ở trẻ nhỏ do mất răng sữa sớm

Đẩy lưỡi có thể hình thành ở trẻ nhỏ do mất răng sữa sớm

3. Thói quen đẩy lưỡi có tác hại gì?

Hầu hết rất ít người để ý đến tật đẩy lưỡi cũng như không lường được tác hại mà nó gây ra, phải đến khi thăm khám tại nha khoa mới phát hiện chứng rối loạn khớp cắn do tật đẩy lưỡi.

Mặc dù lực của lưỡi tác động lên răng không mạnh, nhưng lâu ngày sẽ dần có các hiện tượng răng xô lệch, dần đẩy về phía trước. Các trường hợp sai khớp cắn thường gặp nhất là răng hô vẩu và khớp cắn hở làm giảm thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn nhai và phát âm, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.

Bên cạnh đó, việc lưỡi tác động nhiều lên răng còn khiến vùng lưỡi bị tổn thương và ngày vàng yếu đi. Điều này càng khiến việc phát âm trở nên khó khăn hơn và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp hàng ngày của người bệnh.

Ngoài tật đẩy lưỡi bạn cũng nên lưu ý đến tư thế đặt lưỡi đúng để tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng, sọ mặt,… Một số trường hợp đặt lưỡi sai tư thế, hoặc tật đẩy lưỡi đã làm ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt thì nhiều tham khảo bài tập Mewing để cải thiện đường nét khuôn mặt. Nhưng cần cảnh giác những lỗi tập mewing sai cách có thể gây biến chứng nguy hiểm như lệch mặt, xô lệch răng, đau cơ,…

Tật đẩy lưỡi khiến các răng thưa ra trước và khớp cắn hở

Tật đẩy lưỡi khiến các răng thưa ra trước và khớp cắn hở

4. Làm thế nào để khắc phục thói quen đẩy lưỡi?

Như đã nói, tật đẩy lưỡi diễn ra trong vô thức nên việc điều trị thường khó khăn, khi đó sẽ cần sự chủ động và kiên trì của người bệnh mới có thể dần khắc phục tình trạng này. Để kiểm soát tật đẩy lưỡi thì bạn cần luyện tập các bài tập lưỡi và kết hợp với các khí cụ hỗ trợ khác.

Sửa tật đẩy lưỡi bằng các bài tập cần thực hiện đúng cách trong thời gian dài nhưng sẽ mang lại hiệu cao. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được bài tập này một cách chuẩn chỉ thì khá phức tạp, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ có chuyên môn sẽ được hướng dẫn bài tập và giám sát động tác.

Ban đầu có thể chưa mang lại hiệu quả nhưng về lâu dài khi bạn đã xác định được động tác chuẩn xác thì sẽ đạt được hiệu quả nhanh chóng. Khi đó bạn cũng sẽ không mất nhiều thời gian để đến nha khoa mà có thể tự tập luyện tại nhà để dần loại bỏ được thói quen đặt lưỡi sai tư thế.

Trong các trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo khí cụ là nút chặn lưỡi, hàng rào chặn lưỡi hoặc thanh khẩu cái. Các khí cụ này có tác dụng hỗ trợ quá trình tập luyện của bạn trong thời gian đầu khi chưa quen với tư thế lưỡi đúng.

Xem thêm: Mewing là gì? Có nguy hiểm không? Hướng dẫn tập Mewing đúng cách

Sử dụng khí cụ để hỗ trợ bài tập lưỡi hiệu quả

Sử dụng khí cụ để hỗ trợ bài tập lưỡi hiệu quả

Đối với các trường hợp tật đẩy lưỡi đã gây sai lệch khớp cắn thì sau khi tập luyện thuần thục các bài tập lưỡi đúng cách thì sẽ cần niềng răng để can thiệp khớp cắn. Niềng răng sử dụng mắc cài hoặc máng trong suốt tác động lực để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn. Sau điều trị bạn sẽ có khuôn miệng cân xứng, khuôn mặt thon gọn đạt thẩm mỹ cao. Khi đó bạn cũng sẽ không còn lo lắng tái phát lệch khớp cắn bởi vì tật đẩy lưỡi đã được loại bỏ từ trước.

Như vậy, bài viết trên đây của Nha khoa Trẻ đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến tật đẩy lưỡi gây sai khớp cắn. Nếu cần tư vấn trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ hỗ trợ nhanh chóng.

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh đầy Lưỡi