Tất Tần Tận Những điều Cần Biết Về Ngữ Pháp Câu Hỏi đuôi - TAG ...
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi đuôi (Tag Question) là một dạng câu hỏi rất hay được sử dụng trong tiếng Anh, luyện thi IELTS đặc biệt là thường xuyên xuất hiện trong bài thi TOEIC. Đây là dạng bài tập không khó nhưng nhiều người lại rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy chủ đề hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đó là: TAG QUESTION – Tất tần tật những thông tin cần biết về ngữ pháp câu hỏi đuôi. Nào, hãy cùng HOCTIENGANHNHANH.NET khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Contents hide 1 I. Câu hỏi đuôi – Tag Question là gì? 2 II. Cấu trúc và cách dùng câu hỏi đuôi 2.1 2.1 Cấu trúc 2.1.1 2.1.1 Các thì hiện tại 2.1.2 2.1.2 Các thì quá khứ 2.1.3 2.1.3 Các thì hoàn thành 2.1.4 2.1.4 Các thì tương lai 2.2 2.2 Cách dùng 2.2.1 2.2.1 Dùng câu hỏi đuôi để lấy thông tin 2.2.2 2.2.2 Dùng câu hỏi đuôi để xác nhận lại thông tin 3 III. Nguyên tắc hình thành câu hỏi đuôi 3.1 1 – Mệnh đề chính chứa trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu 3.2 2 – Mệnh đề chính không chứa trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu 4 IV. Một số trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi 4.1 1. Trong mệnh đề chính có: seldom, hardly, scarcely, barely, never, no, none, neither thì câu hỏi đuôi luôn ở dạng KHẲNG ĐỊNH. 4.2 2. Chủ ngữ là các đại từ bất định anyone, anybody, no one, nobody, someone, somebody, everyone, everybody, none of, neither of, thì câu hỏi đuôi phải có THEY. 4.3 3. Chủ ngữ là nothing, anything, something, everything, that, this thì câu hỏi đuôi phải có IT 4.3.1 Ví dụ: 4.4 4. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: used to V, thì câu hỏi đuôi là: DIDN’T + S 4.5 5. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: had better + V, thì câu hỏi đuôi là: HADN’T + S 4.5.1 Ví dụ: 4.6 6. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: would rather + V, thì câu hỏi đuôi là: WOULDN’T + S 4.7 7. Mệnh đề trước dấu phẩy có dạng I am, thì câu hỏi đuôi là AREN’T I 4.8 8. Mệnh đề trước dấu phẩy là I WISH, thì câu hỏi đuôi là MAY I 4.9 9. Chủ từ là ONE, thì câu hỏi đuôi dùng YOU hoặc ONE 4.10 10. Mệnh đề trước dấu phẩy có MUST, thì câu hỏi đuôi sẽ có các trường hợp như sau: 4.11 11. Let đầu câu thì câu thì câu hỏi đuôi dùng shall we 4.12 12. Câu cảm thán câu hỏi đuôi lấy danh từ trong câu chuyển thành đại từ và dùng is, am, are 4.13 13. Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel that + mệnh đề phụ. Lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi. 4.14 15. It seems that + mệnh đề phụ, thì lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi. 4.15 16. Chủ từ là mệnh đề danh từ, thì câu hỏi đuôi dùng IT 4.16 17. Câu đề nghị ai đó là gì thì câu hỏi đuôi sẽ là WILL YOU hoặc WON’T YOU 4.17 18. Lời mời lịch sự thì câu hỏi đuôi dùng WON’T YOU 4.18 19. Mệnh đề chính có cấu trúc neither…nor thì câu hỏi đuôi là chia ở số nhiều 5 ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC IELTS VỚI CÔ SƯƠNG, BẠN SẼ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM: 6 ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KHÓA IELTS 6.0-6.5: 6.1 HÌNH THỨC HỌC 6.2 Học ngay tại lớp: 6.3 HỌC PHÍI. Câu hỏi đuôi – Tag Question là gì?
✔️ Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi ngắn, gồm có 2 từ, nằm đằng sau một câu trần thuật.
Ví dụ: She is Jenny, isn’t she? (Cô ấy là Jenny, đúng không?)
- Vị trí: Câu hỏi đuôi (Tag question) thường nằm cuối câu khẳng định hoặc phủ định, 2 vế cách nhau bởi dấu phẩy.
- Chức năng: Câu hỏi đuôi nhằm nhấn mạnh lại, xác minh lại thông tin đúng hay không. Hoặc đôi khi muốn người nghe hồi đáp về câu trần thuật đó.
- Ngữ điệu:
⇒ Nếu người hỏi xuống giọng ở câu hỏi đuôi thì nghĩa là câu hỏi đuôi này không phải mục đích là để hỏi. Mà mục đích chính là muốn người nghe xác nhận lại điều mà họ vừa nói.
⇒ Nếu người hỏi lên giọng ở câu hỏi đuôi thì lúc này người nói muốn hỏi thêm thông tin từ người nghe.
Như vậy, việc xác định ngữ điệu của câu hỏi đuôi khi giao tiếp cũng rất quan trọng. Ngữ điệu sẽ giúp bạn biết được khi nào người nghe muốn xác nhận lại thông tin và khi nào thì họ muốn biết thêm thông tin từ bạn. Để từ đó bạn sẽ trả lời một cách chính xác và đáp ứng được yêu cầu của họ.
II. Cấu trúc và cách dùng câu hỏi đuôi
2.1 Cấu trúc
Câu hỏi đuôi là kiểu câu hỏi gồm hai phần được phân cách nhau bởi dấu phẩy: Phần trước dấu phẩy là một mệnh đề hoàn chỉnh , phần sau dấu phẩy ở dạng nghi vấn (được gọi là “đuôi”) dùng để tìm kiếm sự xác nhận thông tin được đề cập đến ở phần trước. Ví dụ
- He isn’t your friend, is he? (Anh ta không phải là bạn của bạn đấy chứ?)
- Nam is a teacher, isn’t he? (Nam là một giáo viên phải không?)
Từ 2 ví dụ trên, ta có thể tổng kết lại cấu trúc của câu hỏi đuôi (Tag question) gồm có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp | Mệnh đề chính (Main clause) | , | Phần hỏi đuôi (Tag question) | ? |
1 | Khẳng định | , | Phủ định | ? |
2 | Phủ định | , | Khẳng định | ? |
Lưu ý: Phần đuôi khi ở thể phủ định luôn để ở dạng viết tắt. Ví dụ:
- Your father is a doctor, isn’t he? (Ba của bạn là bác sĩ đúng không?)
- He is handsome, isn’t he? (Cậu ấy đẹp trai chứ?)
Sau khi đã nắm đươc cấu trúc cơ bản của câu hỏi đuôi thì hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn cấu trúc câu hỏi đuôi của các thì và kiểu câu thường gặp nhé!
2.1.1 Các thì hiện tại
TOBE | ĐỘNG TỪ THƯỜNG |
Clause, am/is/are (+ not) + S? | Clause, do (+ not) + S? |
Ví dụ:
| Ví dụ:
|
2.1.2 Các thì quá khứ
TOBE | ĐỘNG TỪ THƯỜNG |
Clause, was/were (+ not) + S? | Clause, did (+ not) + S? |
Ví dụ:
| Ví dụ:
|
2.1.3 Các thì hoàn thành
Clause, has/have/had (not) + S? |
Ví dụ:
|
2.1.4 Các thì tương lai
Clause, will (not) +S? |
Ví dụ:
|
2.1.5 Động từ khiếm khuyết
Clause, modal verb (+ not) + S? |
Ví dụ:
|
2.2 Cách dùng
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, câu hỏi đuôi dùng để hỏi hoặc xác nhận lại thông tin được đề cập đến trong câu. Như vậy, bên cạnh dùng để hỏi, câu hỏi đuôi còn dùng để lấy thông tin từ người nghe, cụ thể như sau:
2.2.1 Dùng câu hỏi đuôi để lấy thông tin
Khi sử dụng câu hỏi đuôi nhằm mục đích nghi vấn. Nghĩa là muốn yêu cầu người nghe trả lời câu hỏi của ta thì ta phải lên giọng ở cuối câu. Cách trả lời câu hỏi đuôi mục đích này cũng rất đơn giản, tương tự với câu nghi vấn thông thường, ta sẽ trả lời YES/NO:
Ví dụ:
1.You wen’t go to market yesterday, didn’t you? (Hôm qua cậu không đi chợ à?)
Trả lời:
- NO => No, I did not go to market yesterday. (Không, hôm qua tôi không đi chợ.)
- YES => Yes, I went to go to market yesterday. (Có, hôm qua tôi có đi chợ chứ.)
2.You have two children,don’t you? (Bạn có 2 đứa trẻ đúng chứ?)
Trả lời:
- NO => No, I haven’t two children. (Không, tôi không có.)
- YES => Yes, I have two children. (Đúng, tôi có hai đứa.)
2.2.2 Dùng câu hỏi đuôi để xác nhận lại thông tin
Với cách dùng này, ta đơn giản chỉ đặt câu hỏi để chờ người nghe đồng tình với ý kiến của mình. Khi ấy ta sẽ xuống giọng ở cuối câu. Với kiểu câu này, ta trả lời theo dạng câu của mệnh đề.
Ví dụ:
1.My doll is beautiful, isn’t she? (Jenny đẹp gái nhỉ?)
Trả lời:
- YES => Yes, it it. (Ừ, nó đẹp thật.)
- NO => No, it isn’t. (Không, nó không đẹp.)
2.Dad doesn’t come home, does he? (Bố không về nhà nhỉ?)
Trả lời:
- YES => Yes, he does. (Có, bố có về.)
- NO => No, he doens’t. Không, bố không về.)
III. Nguyên tắc hình thành câu hỏi đuôi
1 – Mệnh đề chính chứa trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu
Nếu mệnh đề chính (main clause) chứa 1 trợ động từ (do,have,be) hoặc 1 động từ khiếm khuyết (modal verb), ta sẽ sử dụng động từ này trong phần câu hỏi đuôi.
It is an expensive gift, isn’t it? (Nó là 1 món quà đắt tiền, đúng không?) She can drink a alcoho, can’t she? (Cô ấy uống rượu được đúng không?)
2 – Mệnh đề chính không chứa trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu
Vậy nếu trong trường trường hợp mệnh đề chính (main clause) KHÔNG chứa bất kì trợ động từ hay động từ khiếm khuyết nào thì câu hỏi đuôi sẽ giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, chúng ta sẽ mượn trợ động từ DO/DOES/DID trong phần câu hỏi đuôi.
Lan enjoys swimming, does she? (Lan thích bơi đúng chứ?)Playing football in the summer is never boring, doens’t it? (Chơi bóng đá vào mùa hè thì không bao giờ tẻ nhạt đúng chứ?)
IV. Một số trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi
Ngữ pháp câu hỏi đuôi – TAG QUESTION
Ở dạng câu hỏi đuôi thông thường, nếu mệnh đề chính là phủ định thì câu hỏi đuôi là khẳng định, và ngược lại. Nếu mệnh đề chính không có trợ động từ hay động từ khiếm khuyết thì ta mượn trợ động từ DO/DOES/DID. Đây là những kiến thức căn bản nhất về câu hỏi đuôi bắt buộc ta phải nằm lòng. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngữ pháp câu hỏi đuôi vẫn có một vài trường hợp đặc biệt, và dĩ nhiên trong đề thi THPTQG, ILETS hay TOEIC đều cho thí sinh giải quyết nhựng trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi.
Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi thường xuyên xuất hiện trong đề thi nhất. Các bạn có thể tham khảo và học thuộc để không bị mất điểm ở phần “cho điểm” này nhé!
1. Trong mệnh đề chính có: seldom, hardly, scarcely, barely, never, no, none, neither thì câu hỏi đuôi luôn ở dạng KHẲNG ĐỊNH.
Ví dụ:
- Your friend seldom goes to church, does he? (Bạn của bạn hiếm khi đi nhà thờ đúng không)
- He rarely comes home before 7PM, does he? (Anh ta hiếm khi trở về nhà trước 7h tối phai không?)
- Huong and Bao have hardly seen each other, have they? (Hương và Bảo hầu như không gặp nhau phải không?)
2. Chủ ngữ là các đại từ bất định anyone, anybody, no one, nobody, someone, somebody, everyone, everybody, none of, neither of, thì câu hỏi đuôi phải có THEY.
Ví dụ:
- Neither of them complained, did they?
- Someone tasted my coffee, didn’t they?
- Somebody wanted a drink, didn’t they?
3. Chủ ngữ là nothing, anything, something, everything, that, this thì câu hỏi đuôi phải có IT
Ví dụ:
- Nothing is impossible, is it? (Không có gì là không thể đúng chứ?)
- Everything will be fine, won’t it? (Mọi thứ đề ổn phải không?)
- That was a difficult problem, wasn’t it? (Đó là một vấn đề khó nhỉ?)
4. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: used to V, thì câu hỏi đuôi là: DIDN’T + S
Ví dụ:
- Nam used to travel so much, didn’t he? (Nam đã từng đi du lịch rất nhiều phải không?)
- You used to smoke, didn’t you? (Bạn trai của bạn đã từng hút thuốc đúng chứ?)
5. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: had better + V, thì câu hỏi đuôi là: HADN’T + S
Ví dụ:
- I had better tell him the truth, hadn’t I? (Tôi tốt hơn nên nói sự thật với anh ta phải không?)
- I had better meet him, hadn’t I? (Tôi tốt hơn nên gặp anh ta đúng chứ?)
6. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: would rather + V, thì câu hỏi đuôi là: WOULDN’T + S
Ví dụ:
- She would rather not see me, wouldn’t she? (Chị ta thà không gặp tôi đúng chứ?)
- You would rather that she hadn’t divorced your husband, wouldn’t you? (Bạn thà ly dị chồng của bạn phải không?)
7. Mệnh đề trước dấu phẩy có dạng I am, thì câu hỏi đuôi là AREN’T I
Ví dụ:
- I am not a good friend, aren’t I? (Tôi không phải là một người bạn tốt đúng chứ?)
- I am a person who is always on time, aren’t I? (Tôi là một người mà luôn đúng giờ phải không?)
8. Mệnh đề trước dấu phẩy là I WISH, thì câu hỏi đuôi là MAY I
Ví dụ:
- I wish to play guitar, may I?
- I wish to study new languages, may I?
9. Chủ từ là ONE, thì câu hỏi đuôi dùng YOU hoặc ONE
Ví dụ:
- One can be one’s master, can’t you/one?
10. Mệnh đề trước dấu phẩy có MUST, thì câu hỏi đuôi sẽ có các trường hợp như sau:
Cấu trúc câu hỏi đuôi | Ví dụ | |
Nếu must chỉ sự cần thiết | S must….., needn’t S? | They must study well, needn’t they? (Họ cần phải học tốt hơn đúng chứ?) |
Nếu must chỉ sự cấm đoán | S must……, must S? | You mustn’t come late, must you ? (Bạn không được đến muộn phải không?) |
Nếu must chỉ sự dự đoán ở hiện tại | Câu hỏi đuôi dựa vào động từ theo sau must | He must be a very intelligent boy, isn’t he? ( Anh ta ắt hẳn là 1 cậu bé rất thông minh, phải không ?) |
Nếu must chỉ sự dự đoán ở quá khứ ( must +have+ p.p) | S must……, have/has(not) S? | He must have stolen my money, haven’t you? (Bạn chắc hẳn đã lấy cắp tiền của tôi đúng không?) |
11. Let đầu câu thì câu thì câu hỏi đuôi dùng shall we
- Ví dụ: Let go to school, shall we? (Cùng đi đến trường chứ?)
Tuy nhiên vẫn phải xét đến một số trường hợp sau:
- Let trong câu xin phép (Let us /let me ): dùng will you ? (Let me love you, will you? – Hãy để tôi yêu bạn được không?)
- Let trong câu đề nghị giúp người khác (Let me): dùng may I?
12. Câu cảm thán câu hỏi đuôi lấy danh từ trong câu chuyển thành đại từ và dùng is, am, are
Ví dụ:
- What a beautiful dress, isn’t it? (Cái đầm đẹp quá phải không?)
- What a stupid girl, isn’t he? (Một cô bé ngốc nghếch phải không?)
- What a nice day, isn’t it? (Thật là một ngày đẹp trời phải không?)
- How intelligent you are, aren’t you?
13. Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel that + mệnh đề phụ. Lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
- I think he will come here, won’t he? ( Tôi nghĩ anh sẽ đến đây đúng chứ?)
- I believe you can do it, can you? (Tôi nghĩ bạn sẽ hoàn thành nó được, đúng không?)
15. It seems that + mệnh đề phụ, thì lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
- It seems that you are very tired after the exam, aren’t you? (Có vẻ như bạn rất mệt sau kì thi, phải không?)
- It seems that you leave right now, do you? (Có vẻ như bạn đang muốn rời đi ngay bây giờ, phải không?)
16. Chủ từ là mệnh đề danh từ, thì câu hỏi đuôi dùng IT
Ví dụ:
- What you have said is right, isn’t it? (Những gì bạn đã nói là đúng, phải không?)
- Why Jun killed himself seems a secret, doesn’t it? (Tại sao anh ta tự sát có vẻ như là một bí mật, phải không?)
17. Câu đề nghị ai đó là gì thì câu hỏi đuôi sẽ là WILL YOU hoặc WON’T YOU
Ví dụ:
- Open the door, won’t you? (Mở cửa ra được không?)
- Turn off the fan, won’t you? (Tắt quạt đi được không?)
- Don’t open the window, will you? (Đừng mở cửa sổ được không?)
18. Lời mời lịch sự thì câu hỏi đuôi dùng WON’T YOU
Ví dụ:
- Have a cup of coffee with me, won’t you? (Dùng một tách cà phê với tôi được không?)
19. Mệnh đề chính có cấu trúc neither…nor thì câu hỏi đuôi là chia ở số nhiều
Ví dụ:
- Neither Jenny nor John are teacher , are they? (Cả Jenny và John đều là giáo viên phải không?)
Như vậy, câu hỏi đuôi trong những trường hợp đặc biệt này có thể tóm tắt ở bảng sau:
STT | CẤU TRÚC CẦN NHỚ |
1 | S +anyone, anybody, noone, nobody, someone, somebody, everyone, everybody, neither of…….., ……. they? |
2 | Nothing, anything, something, everything, that, this……………., …….. it? |
3 | S + used to V, didn’t S? |
4 | S + had better + V, hadn’t S? |
5 | Let…….., shall we? |
6 | I wish….., may I? |
Như vậy ngữ pháp câu hỏi đuôi hoàn toàn rất dễ đúng không nè? Chỉ cần học thuộc cấu trúc là bạn đã có thể ăn trọn điểm phần này rồi. Có thể thấy, câu hỏi đuôi (TAG QUESTION) là phần ngữ pháp rất hay gặp trong giao tiếp hàng ngày, trong các bài thi tiếng Anh mà đặc biệt là IELTS. Bên cạnh nắm chắc ngư pháp, bạn còn pải trau dồi thêm nhiều kĩ năng khác thì mới có thể đạt điểm cao IELTS. Khi tham gia lớp học tiếng Anh nhanh cô Sương, bạn hoàn toàn có thể đạt được số điểm mong ước trong thời gian nhất định!
Bài viết liên quan:
Phương pháp nhận biết từ loại trong tiếng Anh dễ dàng nhất
KẾT LIỄU CƠN ÁC MỘNG MANG TÊN “NGỮ PHÁP TIẾNG ANH”
Làm thế nào để học cụm động từ tiếng Anh hiệu quả?
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC IELTS VỚI CÔ SƯƠNG, BẠN SẼ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM:
- Miễn phí tư vấn lộ trình học IELTS đảm bảo đầu ra 6.0+
- Miễn phí phát tài liệu xuyên suốt khóa học
- Phương pháp học độc đáo và sáng tạo
- Thời gian học linh hoạt với lịch trình của học viên
- Rút ngắn thời gian học
- Số lượng học viên khống chế tối đa 5 người/lớp
Là lớp học IELTS duy nhất tại TP.HCM áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, cập nhật các xu hướng giáo dục mới nhất. Các khóa học ghép học viên phù hợp độ tuổi, thích hợp nhiều đối tượng người Việt.
ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KHÓA IELTS 6.0-6.5:
Sau khi test năng lực đầu vào, học viên đạt đủ IELTS 4.0 sẽ được theo học khóa IELTS 6.0-6.5. Sự sàng lọc này đảm bảo tốc độ theo học của học viên trong một nhóm đồng đều. Mặt khác, giáo viên có khả năng hỗ trợ theo nhóm và theo cá nhân linh hoạt hơn. So với các khóa IELTS khác, khóa IELTS 6.0-6.5 tập trung cao độ vào SỰ LƯU LOÁT TRONG GIỌNG NÓI và NÂNG CAO TỪ VỰNG PHẦN VIẾT cho học viên.
Dù bạn là học sinh cấp 3 hay là sinh viên Đại học, bạn muốn đi du học hay định cư tại nước ngoài, bạn là bà mẹ hai con hay nhân viên văn phòng chốn công sở, chỉ 03 THÁNG với IELTS 6.0-6.5, sẽ là một điều thật tuyệt vời.
HÌNH THỨC HỌC
Học ngay tại lớp:
- Học nhóm riêng: Các học viên có thể lập nhóm riêng và chọn thời gian phù hợp. Giáo viên có thể đến tận nơi dạy để tiết kiệm thời gian đi lại của các học viên.
- Học VIP 1-1: Đây là hình thức học 1 thầy 1 trò (hay còn được gọi là 1 kèm 1), phù hợp cho những bạn mất căn bản tiếng anh và đang cần cải thiện trình độ ngoại ngữ trong thời gian ngắn để tham gia kỳ thi IELTS. Học phí khoá 1-1, bạn liên hệ trực tiếp cô Sương để biết chi tiết.
HỌC PHÍ
- CHỈ 12.000.000 đồng/khóa 36 buổi (3 tháng)
- 21.000.000 đồng/ khóa 60 buổi (3 tháng)
Lưu ý
– Học phí sẽ được đóng trong ngày đăng kí của khóa học
– Chúng tôi sẽ không hoàn trả lại học phí nếu học viên nghỉ giữa chừng
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Cô Sương: 0963 10 9998
Địa chỉ lớp học: 42/30 Ung Văn Khiêm, phường 25, Q. Bình Thạnh (HCM) Fanpage: https://www.facebook.com/expressenglish.edu.vnTừ khóa » Câu Hỏi đuôi Với Used To
-
Câu Hỏi đuôi Tiếng Anh (Tag Question): Lý Thuyết & Bài Tập - Yola
-
Cấu Trúc Câu Hỏi đuôi [Tag Question] Trong Tiếng Anh - Step Up English
-
Ngữ Pháp Tiếng Anh: Câu Hỏi đuôi (Tag Question) (Phần 2)
-
Câu Hỏi đuôi (Tag Question): Cấu Trúc, Cách Dùng Và Bài Tập áp Dụng
-
Tổng Hợp Cấu Trúc Câu Hỏi đuôi Và Bài Tập Tag Question - TalkFirst
-
Câu Hỏi đuôi Trong Tiếng Anh | Khái Niệm, Cấu Trúc, Cách Dùng
-
Câu Hỏi Đuôi Trong Tiếng Anh (Tag Question) Dễ Hơn Bạn Nghĩ
-
Câu Hỏi đuôi (Tag Question) Kèm Ví Dụ Và Bài Tập Có đáp án
-
Câu Hỏi đuôi (Tag Questions) Trong Tiếng Anh - IELTS Vietop
-
Câu Hỏi đuôi Trong Tiếng Anh: Tổng Hợp đầy đủ Kiến Thức Cần Biết ...
-
CÂU HỎI ĐUÔI VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT - English Town
-
Câu Hỏi đuôi Trong Tiếng Anh - Phần 2 - Langmaster
-
Câu Hỏi đuôi Tiếng Anh (Tag Question): Lý Thuyết & Bài Tập - TBDN
-
Câu Hỏi đuôi: Cấu Trúc, Cách Dùng Và Bài Tập Câu Hỏi đuôi