[Tất Tần Tật] Bảng Hệ Thống Quy đổi Các Đơn Vị đo Lường Tiêu Chuẩn ...

Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi đầu bếplà nắm được các đơn vị đo lường tiêu chuẩn nhất và cách chuyển đổi cụ thể để áp dụng vào công việc thường ngày. Vậy bạn có biết các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn là gì? Cách quy đổi các đơn vị này cụ thể ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Hoteljob.vn giúp bạn giải đáp.

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn
Bạn có biết các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn là gì và cách chuyển đổi cụ thể ra sao?

1 muỗng canh bằng bao nhiêu gram, 1 muỗng cà phê bằng bao nhiêu ml... là thắc mắc thường gặp của những bạn trẻ theo học nghề bếp khi vô tình bắt gặp trong công thức chế biến các món ăn tham khảo qua sách báo hay mạng. Câu trả lời là gì? Nắm rõ bảng hệ thống quy đổi đơn vị đo lường tiêu chuẩn để đổi nhanh và chính xác từng đơn vị một!

Tại sao cần nắm rõ bảng hệ thống quy đổi ĐVĐL tiêu chuẩn trong nấu ăn?

Nếu nhân viên pha chế cần nắm những đơn vị đo lường (ĐVĐL) tiêu chuẩn để cho ra những ly cà phê, cocktail đúng công thức và đạt chuẩn thì đầu bếp cũng được yêu cầu tương tự để cho ra những món ăn ngon và đúng vị, để quá trình chế biến trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, tránh trường hợp nêm nếm không chính xác, thực hiện "sửa sai" vì quá mặn hay quá nhạt quá nhiều lần khiến món ăn bị đổi vị, chín quá mức hay biến chất, đổi màu...

Trên thực tế, các đơn vị đo lường tiêu chuẩn là khá tương đồng và được áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chế biến món ăn, làm bánh và pha chế.

Những ĐVĐL tiêu chuẩn trong nấu ăn

Thông thường, khi chế biến món ăn, các đầu bếp thường gặp phải các đơn vị đo lường tiêu chuẩn sau đây:

Tên đơn vị

Chữ viết tắt

Teaspoon (thìa cà phê)

tsp, tspn, t, ts.

Tablespoon (thìa canh)

Tbsp, T., Tbls., Tb.

Desertspoon (thìa tráng miệng)

dstspn

Cup (cốc/ chén)

_

Ounce

oz

Fluid ounce

Fl oz, oz.Fl

Pound

Lb

Pint

Pt

Quart

Qt

Gallon

Gal

Gram

gr

Kilogam

kg

Liter

l

Độ Farenheit

0F

Độ Celcius

0C

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn
tsp, Tbsp, cup, lb, oz,... là những đơn vị đo lường thường gặp trong nấu ăn

ĐIỂM DANH BỘ DỤNG CỤ LÀM VIỆC KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỘT ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP

Bảng hệ thống quy đổi các ĐVĐL tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Những công thức quy đổi cơ bản nhất

1 tsp

=

5 ml

1 Tbsp

=

15 ml

1 cup

=

240 ml

1 oz

=

28,35 g

1 lb

=

454 g

1 ml nước tinh khiết ở 400C

=

1 g

1 Qt

=

2 Pt = 4 cup

1 Gal

=

4 Qt = 16 cup

0C

=

(0F - 32) x 5 : 9

0F

=

0C x 9 : 5 + 32

►Quy đổi đơn vị đo lường Cup ra ml

1 cup

=

16 Tbsp

=

48 tsp

=

240 ml

3/4 cup

=

12 Tbsp

=

36 tsp

=

180 ml

2/3 cup

=

11 Tbsp

=

32 tsp

=

160 ml

1/2 cup

=

8 Tbsp

=

24 tsp

=

120 ml

1/3 cup

=

5 Tbsp

=

16 tsp

=

80 ml

1/4 cup

=

4 Tbsp

=

12 tsp

=

60 ml

►Quy đổi đơn vị đo lường Ounces ra grams

1 oz

=

28 gr

12 oz

=

340 gr

2 oz

=

56 gr

16 oz

=

454 gr

3,5 oz

=

100 gr

18 oz

=

500 gr

4 oz

=

112 gr

20 oz

=

560 gr

5 oz

=

140 gr

24 oz

=

675 gr

6 oz

=

168 gr

27 oz

=

750 gr

8 oz

=

225 gr

36 oz

=

1 kg

9 oz

=

250 gr

54 oz

=

1,5 kg

10 oz

=

280 gr

72 oz

=

2 kg

►Quy đổi đơn vị đo lường Pounds ra grams

1/4 pound

=

112 gr

1/2 pound

=

225 gr

3/4 pound

=

340 gr

1 pound

=

454 gr

1,25 pound

=

560 gr

1,5 pound

=

675 gr

2 pound

=

907 gr

2,25 pound

=

1 kg

3 pound

=

1,35 kg

4,5 pound

=

2 kg

►Quy đổi đơn vị đo lường độ Farenheit ra độ Celcius

Độ F (0F)

Độ C (0C)

Độ F (0F)

Độ C (0C)

500 0F

=

260 0C

300 0F

=

150 0C

475 0F

=

245 0C

275 0F

=

135 0C

450 0F

=

235 0C

250 0F

=

120 0C

425 0F

=

220 0C

225 0F

=

107 0C

400 0F

=

205 0C

200 0F

=

93 0C

375 0F

=

190 0C

150 0F

=

65 0C

350 0F

=

180 0C

100 0F

=

38 0C

325 0F

=

160 0C

►Quy đổi đơn vị đo lường khác

4 tách nước

=

1 l

1 muỗng canh đường

=

30/35 gr

2 chén nước

=

1/2 l

1 muỗng bột mì

=

15/20 gr

1 chén nước

=

1/4 l

1 muỗng dầu ôliu

=

14 gr

1 chén

=

16 muỗng canh

1 muỗng canh lúa

=

20/25 gr

1 muỗng (thìa)

=

15 ml

1 muỗng của cafe

=

15/18 gr

1 muỗng cafe

=

5 ml

1 chén bột

=

100 gr

1 quả trứng nhỏ

=

50 gr

1 muỗng canh bột mì

=

25 gr

1 thìa bơ

=

30 gr

1 chén bơ

=

200 gr

1 quả táo

=

150 gr

1 chén đường cát

=

190 gr

1 lát bánh mì

=

30 gr

1 chén đường bột

=

80 gr

1 chén bột ngô

=

125 gr

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn
Đầu bếp chuyên nghiệp đều cẩn thận và tỉ mỉ trong đong đếm nguyên liệu nấu ăn để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối

Bảng hệ thống quy đổi một số nguyên liệu thông dụng

►Các loại bột - Flours

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Các loại men nở - Yeasts

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Bơ - Butter

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Đường cát - Granulated sugar

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Đường nâu - Brown sugar

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Đường bột - Powderedsugar

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Sữa chua - Yogurt

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Sữa - Milk

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Kem tươi - Whipping cream

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

►Mật ong - Honey

bảng hệ thống quy đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong nấu ăn

Một số lưu ý khi áp dụng hệ thống quy đổi ĐVĐL

- Những nguyên liệu khác nhau sẽ có khối lượng khác nhau với cùng 1 thể tích. Chẳng hạn: cùng 1 thể tích nhưng các loại bột khác nhau sẽ cho ra khối lượng khác nhau

- Một số hệ thống quy đổi đơn vị được làm tròn đến một con số cụ thể nhất định, nên khi chuyển đổi sẽ có sự chênh lệch nhưng không đáng kể

- Đong 1 cup, 1 tbs, 1 Tsp có nghĩa là đầu bếp phải đặt dụng cụ đo trên bề mặt phẳng và đong bằng mặt. Chẳng hạn: với đơn vị tsp hay Tbsp khi đong phải lấy đầy thìa và gạt mặt cho phẳng thì mới đảm bảo đong chính xác

- Đầu bếp nên cân nhắc xem phải chọn đong cái nào trước, đồng thời dùng dụng cụ nào trước để đảm bảo thuận tiện nhất và sử dụng ít dụng cụ nhất nhằm tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác

- ...

Hy vọng với bảng quy đổi đơn vị đo lường tiêu chuẩn màHoteljob.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp các đầu bếp mới vào nghề xác định chính xác nhất việc đong đếm từng nguyên liệu trong công thức nấu ăn, đảm bảo món ăn đạt tiêu chuẩn theo quy định.

MUỐN ĐƯỢC TUYỂN DỤNG LÀM ĐẦU BẾP, CẦN BẰNG CẤP GÌ?

​Ms. Smile

Từ khóa » đổi đơn Vị đo Lường Trong Làm Bánh