TẤT TẦN TẬT Các Lễ Hội Lớn ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Blog
- CÁC LỄ HỘI LỚN Ở VIỆT NAM
Xem thêm Đặc Sản Miền Tây |
Ý NGHĨA CÁC LỄ HỘI Ở VIỆT NAM
Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và công nghệ, đời sống vật chất đầy đủ tiện nghi hiện đại, đời sống tinh thần cũng được được nâng cao với hệ thống thông tin, các hoạt động vui chơi, giải trí, phim ảnh, thể thao, nghỉ dưỡng... Con người luôn có nhu cầu cao và sự thay đổi liên tục về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Bên cạnh cuộc sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần là nhu cầu không thể thiếu, nó giúp con người cân bằng trong đời sống thực tại.Công tác chuẩn bị lễ hội ở Việt Nam
Từ xa xưa tới nay, người Việt chúng ta có rất nhiều lễ hội truyền thống lớn nhỏ diễn ra quanh năm, các lễ hội ở Việt nam có ý nghĩa duy trì văn hoá cội nguồn dân tộc, là cầu nối con người Việt Nam với nhau từ quá khứ cho đến hiện tại. Đồng thời hiện tại lễ hội mang lại nhiều ý nghĩa to lớn về du lịch như:- Lễ hội tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch
- Lễ hội góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch
- Lễ hội là nền tảng để mở rộng dịch vụ du lịch, tăng nguồn thu cho địa phương
- Lễ hội đã góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH CÁC LỄ HỘI Ở VIỆT NAM
Đã từ lâu lễ hội và sự kiện là một trong những thành tố thu hút du lịch. Ở Việt Nam rất nhiều chương trình du lịch với mục đích là tham gia vào các lễ hội và sự kiện của địa phương, có thể kể đến như: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Fesival Hoa Đà Lạt, Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột…Tất cả những lễ hội này đã tạo nên một sức hút vô cùng to lớn, và mang tính định kỳ, góp phần không nhỏ và hoạt động du lịch của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để tổ chức thành công một lễ hội đòi hòi sự chuẩn bị, quản lý hết sức nghiêm túc và tỉ mỉ. Lễ hội không chỉ thành công về khâu tổ chức cần phải mang lại những giá trị sâu sắc về tinh thần, và hiệu quả về mặt du lịch. Dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích, phỏng vấn hồi quy một số cá nhân và nguồn tư liệu đáng tịn cậy. Bài tiểu luận với chủ đề Rước đèn Trung Thu tại thành phố Phan Thiết đã có những đánh giá về lễ hội này, đồng thời nhìn nhận và đưa ra một số giải pháp cụ thể để góp phần vào công tác quản trị và tổ chức lễ hội một cách hiệu quả hơn. Với những ý nghĩa to lớn của các lễ hội ở Việt Nam, Du Lịch Cảnh Việt xin mời bạn tham khảo một số lễ hội tiêu biểu tại các vùng miềnCÁC LỄ HỘI MIỀN BẮC
LỄ HỘI ĐỀN HÙNG PHÚ THỌ Lễ hội Đền Hùng được xem là lễ hội lớn tại Việt Nam, diễn ra vào 10/3 âm lịch hàng năm tại Phú Thọ. Lễ hội diễn tả lại các làng nghề cũng như văn hoá truyền thống của người Việt, các sự tích bánh chưng bánh dày được tái hiện trong lễ hội một cách đặc sắcHình ảnh lễ hội đền Hùng đặc trưng miền bắc
LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG Lễ hội kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Cao điểm nhất của mùa lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng 2 Âm lịch. Đây là một trong những lễ hội có lượng người đến hành hương và vãn cảnh lớn nhất miền Bắc.Khách du lịch tham gia lễ hội chùa Hương miền bắc
LỄ HỘI LÒNG TÒNG DÂN TỘC TÀY TUYÊN QUANG Lễ hội Lồng tông “Lồng tồng”,”Lùng thùng”,”Oóc tồng”…, hay còn gọi là “Hội xuống đồng” là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch Lễ hội Lồng tông là tài nguyên du lịch nhân văn, việc tổ chức lễ hội dân gian kết hợp với phát triển du lịch là mô hình đang được thực hiện hiệu quả ở các Công ty lữ hành trong nước trong dịp Tết đến xuân về.Hình ảnh lễ hội Lòng Tòng
Trải qua bao nhiêu mùa xuân, lễ hội Lồng tông thấm vào văn hóa của từng người, từng gia đình. Dù làm gì hay đi ngược về xuôi, mọi người đều cố gắng sắp xếp để mùng 8 Tết vui hội Lồng tông. Đây là lễ hội tâm linh của đồng bào Tày nên Lồng tông được xếp vào dạng “trường tồn” với thời gian. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, lễ hội Lồng tông vẫn phát triển theo dòng chảy của dân tộc. Qua lễ hội thể hiện tính ước vọng và đoàn kết cộng đồng rất cao của người Tày. Mấy năm gần đây ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các huyện tiến hành bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị của lễ hội Lồng tông ngày một quy mô, đông vui hơn. LỄ HỘI GẦU TÀO HÀ GIANG Theo truyền thống trước đây của người Mông, lễ hội thường được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4 Tết Âm lịch Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Mông tại Hà Giang. Ngày xưa, đây là lễ cầu tự. Lễ hội còn có các tên gọi khác là Hội chơi đồi, Hội chơi núi mùa xuân (tên gọi gốc là Lễ hội Gruov Taox). Lễ hội diễn ra tại các thôn bản, được tổ chức vào dịp tết Nguyên đán theo truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội kéo dài từ một đến ba ngày.Chàng trai người Mông trong lễ hội Gầu tào
Địa điểm tổ chức lễ hội thường là một bãi đất rộng quanh làng hoặc một nương ngô rộng đã thu hoạch xong. Trong quan niệm của người Mông, gia đình nào dòng họ nào chưa có con cái nối dõi hoặc gặp những rủi ro trong cuộc sống, thì họ sẽ làm lễ cầu tự. Họ sẽ dâng lễ cầu cúng, yểm vào núi đồi hoặc những phiến đá lớn, nhằm cầu mong thần linh phù hộ, ban cho họ được nhiều con cái, của cải, tài lộc. Nếu mong muốn và khát vọng của họ trở thành hiện thực thì gia đình, dòng họ hoặc thôn bản sẽ tổ chức lễ hội Gầu Tào để cúng tạ thần linh. Theo phong tục, mỗi một gia đình hay một dòng họ hay một thôn bản nào đứng ra tổ chức lễ hội thì phải tổ chức liên tục ba năm liền với các nghi lễ diễn ra đều phải giống nhau. Nghi thức đầu tiên, người Mông tại Hà Giang sẽ dựng cây nêu nhằm thông báo nơi mở hội. Gia đình phải chọn ngày lành tháng tốt để lên rừng tìm cây mai về để làm cây nêu. Cây phải cao và đẹp, trước khi chặt người Mông phải đi vòng quanh cây hát để xin phép thần cây thần rừng cho phép đem về làm cây nêu dựng trong lễ hội. Cây nêu cần tìm phải thẳng, cao, nhỏ, liền mạch từ gốc đến ngọn, không bị gãy, dài khoảng 7 mét. Lúc chặt cây phải đổ hướng về phía mặt trời, không được để cây chạm xuống mặt đất. Trong khi dựng cây nêu, gia đình phải đi ba vòng xuôi và ba vòng ngược quanh cây, hát xin phép được dựng cây nêu, những ngươi tham dự cũng hát cầu cho gia đình cho dòng họ cho thôn bản một năm mới với nhiều điều may mắn. Trên cây nêu treo một bó đậu, một bó lúa, một con gà, một chai rượu. Dựng xong cây nêu, thầy cúng đặt một mâm lễ ngay dưới cây để cúng dâng trời đất thần linh và tổ tiên. Mâm lễ gồm có một thủ lợn, một đĩa xôi, một chai rượu, bốn bát con, bốn chén, bốn thìa. Thầy cúng làm lễ cúng thần trời, thần đất, thần sông, thần núi; khấn tạ ơn trời đất đã ban phúc lành cho gia chủ cho dòng họ cho làng bản. Thầy cúng còn mời các vong hồn bốn phương về nhận lễ vật và bảo trợ che trở cho dân làng. LỄ HỘI TRÒ TRÁM LINH TINH TÌNH PHỌC Tên gọi: Trò Trám,Lễ Mật hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc”. -Thời gian tổ chức lễ hội: 11, 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm -Không gian tổ chức lễ hội:Tại Đền Trò Trám-xã Tứ Xã, huyện Lâm ThaoHình ảnh trong lễ hội Linh Tinh Tình Phọc
Lễ hội Trò Trám được xem như là hội ý nghĩa nhất liên quan tới văn minh nông nghiệp,tín nghưỡng phồn thực,đó cũng là lý do vì sao sau 1 thời gian dài ngưng tổ chức thì ngày nay được phục dựng lại với quy mô lớn hơn đã chứng minh được tầm quan trọng lễ hội này,đây cũng là lý do để lễ hội được công nhận là di sản phi vật thểCÁC LỄ HỘI MIỀN TRUNG
LỄ HỘI KATÊ BÌNH THUẬN Lễ hội Kate được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 30 tháng 6 đến ngày thứ 2 của tháng thứ 7 theo lịch Chăm (khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 theo dương lịch) Đây là lễ hội của người Chăm được tổ chức tại các đền tháp Chăm.người Chăm trong lễ hội Kate
LỄ HỘI FESTIVAL HUẾ Festival nghề truyền thống Huế đã qua 7 lần tổ chức vào các năm lẻ. Qua các kỳ tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế đã dần khẳng định thương hiệu và uy tín trong lòng công chúng và du khách trong và ngoài nước.Lễ hội Festival Huế tại Kinh Thành Huế
Việt Nam có nhiều lễ hội cổ truyền cũng như hiện đại, Trong đó có các lễ hội hiện đại mang trong mình nhiều yếu tố mới, tích cực song hành tồn tại với những lễ hội truyền thống. Cũng từ đây, tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như nhiều ngành nghề khác nhau đã xuất hiện hàng loạt các Festival văn hóa hiện đại như Festival pháo hoa, Festival diều, Festival biển hay các Festival trà, cà phê, hoa, lúa gạo... đã làm cho bộ mặt lễ hội Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Lễ hội là một kênh để giới thiệu nền văn hóa Việt Nam, mang văn hóa Việt Nam giới thiệu ra thế giới. Việc tổ chức và quản lý Festival nghề truyền thống Huế đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nhưng cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. LỄ HỘI ĐỀN QUY LĨNH VÀ ĐỀN CỜN NGHỆ AN Thời gian vào 16 tháng giêng tại Quỳnh Lưu Nghệ An Đền Quy Lĩnh và đền Cờn là hai ngôi đền gắn kết với nhau từ lịch sử đến huyền thoại, được nhân dân xây dựng cách đây hàng trăm năm. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đền đã bị thiên tai, chiến tranh tàn phá. Song được sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương, du khách thập phương, đền đã được phục hồi lại với quy mô tương đối lớn, kết cấu kiến trúc đẹp, bền vững, tạo được vẻ đẹp thâm nghiêm và cổ kính cho công trình tín ngưỡng. Di tích đang trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái. Đền nằm ở vị trí đẹp, sơn thủy hữu tình, xung quanh là các di tích có giá trị như: đền Xuân Úc, đền Cờn trong, đền Cờn ngoài, ... tạo thành điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng rất hấp dẫn đối với Du khách. Vì vậy, việc xếp hạng di tích đền Quy Lĩnh là điều cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, cũng như quản lý tốt các hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với di tích trong hiện tại và tương lai. LỄ HỘI TRUNG THU BÌNH THUẬN Theo quan niệm dân gian, Trung thu là Tết đoàn viên, là lúc mọi người về bên gia đình, cùng ngồi bên nhau chia sẻ những câu chuyện ấm áp, phá cỗ và thưởng thức những món ăn ngon, trẻ em rước đèn, ngắm trăng nghe kể chuyện chú Cuội, chị Hằng. Nối tiếp truyền thống đó, vào rằm tháng Tám hàng năm, người dân Bình Thuận chuẩn bị cho lễ hội rước đèn Trung thu. Lễ hội không chỉ là sân chơi thú vị và hấp dẫn cho các em thiếu nhi trong dịp Trung Thu mà còn là một lễ hội Trung thu lớn nhất ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách mỗi dịp đến với thành phố biển Phan Thiết.Cảnh nhộn nhịp tại lễ hội trung thu
LỄ HỘI NGHINH ÔNG Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào trung tuần tháng Ba âm lịch, nhưng từ 1914, ngư dân đã chuyển lễ hội vào trung tuần tháng Tám để thuận tiện cho việc đánh bắt thủy hải sản. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch, với nhiều hoạt động cho cả phần lễ lẫn phần hội.Hoạt động lễ hội nghinh ông
Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự yên bình, thịnh vượng và đánh bắt nhiều hải sản. Đây là lễ hội lâu đời của ngư dân vùng biểnCÁC LỄ HỘI MIỀN NAM
LỄ HỘI CHÙA BÀ THIÊN HẬU BÌNH DƯƠNG Thời gian: Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 04 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một. Theo các tư liệu, Chùa Bà do bốn Bang người Hoa tạo lập từ những năm đầu thế kỷ 20 ở Thủ Dầu Một với mục đích tôn kính, thờ phụng Bà Thiên hậu Thánh Mẫu Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơiCông tác tổ chức lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Lễ hội Chùa Bà Bình Dương có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hoạt động du lịch, địa phương ngoài việc tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo Nhà nước về công tác tổ chức, quản lý lễ hội, cần phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý, không đùn đẩy, né tránh; tăng cường phối hợp liên ngành; phân công trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị tham gia. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong xử lý những hiện tượng tiêu cực, bói toán, đốt vàng mã tràn lan, biến tướng lễ hội LỄ HỘI MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Lễ hội chính diễn ra trong 2 ngày, từ 22 - 23.4 âm lịch, tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc). Lễ hội gồm có lễ phục dụng rước tượng Bà từ trên đỉnh núi, lễ tắm Bà, các lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu, lễ Túc yết, và Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc sẽ tuần tự diễn ra vào những ngày tiếp theo và kết thúc vào chiều 31.5 (nhằm ngày 27.4 âm lịch)Khách du lịch cúng tại lễ hội miếu bà Chúa Xứ Núi Sam
Đây là lễ hội hàng năm thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan và cầu nguyện, nơi đây từ xa xưa những người kinh doanh buôn bán đều chọn để đi hành hương vì linh thiên, các bạn có thể trải nghiệm thực tế Tour Hành Hương Núi Cấm LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY NAM BỘ Lễ vào năm mới Chol Chnam Thmay hay còn gọi là “ Lễ chịu tuổi”; Là ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội thường tổ chức khoảng giữa tháng 4 dương lịch và diễn ra trong 3 ngày, nếu năm nhuận kéo dài 4 ngàyBuổi lễ trong lễ hội Chnam Thmay của người Khmer
Trong một năm người Khmer có hơn ba mươi lễ hội lớn nhỏ và được chia thành hai nhóm chính là lễ hội định kỳ hàng năm và lễ hội không định kỳ, luôn gắn liền với chùa chiền và phật giáo. Tất cả lễ hội đều có giá trị cốt lõi là hướng về cội nguồn tổ tiên hoặc mong muốn quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, ruộng lúa tốt tươi. Tiêu biểu văn hóa của người dân được tái hiện trong lễ hội mừng năm mới Chol Chnam Thmay với hình ảnh cháu con thành kính trước tổ tiên, ông bà, cha mẹ với cầu mong những điều không lành sẽ được gột rửa và điều tốt lành sẽ đến. LỄ HỘI OK OM BOK -Tên gọi: theo tiếng Khmer: Ok Om Bok có nghĩa là “đút cốm dẹp”, ngoài ra có thể hiểu thêm một nghĩa nữa là “lễ cúng trăng”. -Thời gian tổ chức lễ hội: đêm rằm tháng 10 âm lịch.Đua ghe ngo trong lễ hội Ok Om Bok
Nếu như thời gian trước, Trà Vinh gần như được xem là một “ốc đảo” về du lịch thì những năm gần đây, Trà Vinh nổi lên như là một điểm đến mới, hấp dẫn về mặt văn hoá lẫn cảnh quan, đặc biệt là về nét văn hoá của dân tộc Khmer-dân tộc chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng dân số của tỉnh. Việc xây dựng và quảng bá hình ảnh lễ hội OK Om Bok sẽ góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất và con người tỉnh nhà, góp phần phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI AN GIANG Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trang trọng trong dịp lễ Sel Dolta của dân tộc Khmer Nam bộ, ngày hội bắt đầu từ ngày 29-8 đến ngày 1-9 âm lịch. Lễ hội thu hút du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt chương trình đua bò đặc sắc và thú vị.Đua Bò trong lễ hội đua bò bảy núi
LỄ HỘI GÒ THÁP Lễ hội Gò Tháp là một lễ hội lớn của người dân huyện Tháp Mười. Lễ hội này được tổ chức hai lần trong một năm. Nơi diễn ra lễ hội Gò Tháp là khu di tích Gò Tháp thuộc địa bàn 2 xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.Hình ảnh lễ hội gò tháp
Lễ hội Gò Tháp với 2 sự kiện chính: Lễ Vía Bà Chúa Xứ và Lễ Giỗ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương là một sự kiện văn hoá nổi bật của địa phương. Đây là dịp quảng bá hiệu quả cho hình ảnh du lịch địa phương đến du khách. Lễ hội này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ đi kèm tạo nên nguồn thu kinh tế cho cộng đồng tại địa phương. Hiện nay theo thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng phục vụ lễ hội hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ năng lực phục vụ du khách. Chính điều này làm cho mỗi dịp lễ hội khu vực Khu di tích thường quá tải. Nếu được sự đầu tư đúng mức sẽ có thể đáp ứng được lượng du khách lớn hơn trong thời gian diễn ra lễ hội, từ đó nguồn thu về tài chính cũng sẽ được nâng cao. Với sự đầu tư các công trình mới như Thiền viện Trúc Lâm Tháp Mười tiếp tục sẽ nâng cao sự thu hút với du khách và sẽ là một điểm đến hấp dẫn trong hoạt động du lịch tâm linh trong thời gian sắp tới. Với những thuận lợi vốn có và sự đầu tư đúng mức, trong tương lai, Lễ hội Gò Tháp tại Khu di tích Gò Tháp sẽ còn nhận được sự quan tâm hơn nữa của du khách gần xa và du khách quốc tế trong hành trình tham quan, khám phá vùng đất Đồng Tháp Mười. LỄ HỘI ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ SÀI GÒN Thời gian diễn ra vào tết cổ truyền Việt Nam 1-10 âlCảnh náo nhiệt lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ tại Sài Gòn
1. “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã gửi đến du khách một hình ảnh rõ ràng về các giá trị lịch sử, văn hóa và bản sắc của người dân TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, đó cũng là bản thông điệp, là lời nhắn gửi của Lãnh đạo với nhân dân Thành phố về nhiệm vụ, xu hướng phát triển trong năm mới. 2. Là công cụ quảng bá hữu hiệu một thành phố phát triển, năng động, giàu sức sống, thu hút du khách, giúp ngành du lịch, dịch vụ phát triển 3. Tăng nguồn thu cho Thành phố. Giờ đây “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách cũng như người dân TP trong những ngày xuân, Tết cổ truyền. 4. “Đường hoa Nguyễn Huệ” cũng là một nét văn hóa mang đậm dấu ấn riêng ngày Tết của người Sài Gòn từ nhiều năm nay. Lễ hội không những thu hút khách trong nước mà còn rất thu hút khách Việt kiều về quê ăn Tết mỗi năm và khách du lịch nước ngoài đến du lịch Việt Nam và muốn tìm hiểu thêm văn hóa ngày tết cổ truyền của một quốc gia hiền hòa và mến khách. LỄ HỘI GIÁNG SINH NOEL Thời Gian: Diễn ra vào đêm 24/12, tuy nhiên tại các nhà thờ các hoạt động lễ hội diễn ra từ 1 tuần trước đóĐi lễ mùa giáng sinh trong lễ hội noel
- Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc biệt để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình.
- Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây Noel…
- Với vị thế ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noel trở thành một buổi lễ của trẻ em. Một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.
Tin khác
-
CHỢ ĐÊM VUIFEST HA LONG
-
KHU DU LỊCH SINH THÁI THUNG PHEO FARMSTAY
-
KHU DU LỊCH MÙA XUÂN
-
KHU DU LỊCH EURO GARDEN
-
KHU DU LỊCH SINH THÁI HUỲNH KHA
-
SUỐI NƯỚC NÓNG HỘI VÂN
- Trong nước
- Nước ngoài
-
TOUR TÂY NGUYÊN 4 NGÀY 3 ĐÊM
2.990.000 VNĐ -
TOUR MIỀN TÂY TỪ HN/HP/ĐN...
6.990.000 VNĐ -
TOUR MIỀN TÂY 1 NGÀY
590.000 VNĐ -
TOUR CẦN THƠ 2 NGÀY
1.590.000 VNĐ -
TOUR MIỀN TÂY 3 NGÀY 2 ĐÊM
2.890.000 VNĐ
-
LAND TOUR CAMPUCHIA
4.990.000 VNĐ -
TOUR DU LỊCH PHILIPPINES
9.900.000 VNĐ -
TOUR DU LỊCH BRUNEI
12.500.000 VNĐ -
TOUR MÔNG CỔ
68.890.000 VNĐ -
TOUR DU LỊCH ÚC
39.900.000 VNĐ
-
- P.Kinh Doanh - 0909518409
- P. Dịch vụ - 028 625 90 999
- Phòng Kế Toán - 02862590999
- ĂN TỐI TRÊN TÀU SÀI GÒN
- Những địa điểm đón khách du lịch tại Cảnh Việt
- THUÊ XE LIMOUSINE TẠI TPHCM
- THUÊ XE DU LỊCH TẠI SÀI GÒN
- KHU DU LỊCH MỸ LUÔNG
- TƯỢNG PHẬT NÚI SAM
- ỨNG DỤNG APP PC COVID
- APP DU LỊCH VIỆT NAM AN TOÀN
- ĐẶC SẢN ẨM THỰC MIỀN TÂY
- CÁC ĐIỂM DU LỊCH GẦN SÀI GÒN
- Trang chủ
- Du lịch nội địa
- Du lịch nước ngoài
- TỔ CHỨC TEAM BUILDING
- Dịch vụ
- Hướng dẫn đặt tour
- Hướng dẫn thanh toán
- Blog
- Event
- Liên hệ
Từ khóa » Một Số Ngày Lễ Hội ở Việt Nam
-
Lưu Ngay 5 Lễ Hội Lớn Nhất Ba Miền Nhân Dịp Tết đến Xuân Về
-
Danh Sách Các Lễ Hội ở Việt Nam Nổi Tiếng Nhất Trên Cả Ba Miền
-
Top 10 Lễ Hội Truyền Thống ở Việt Nam
-
Các Ngày Lễ ở Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Các Ngày Lễ Lớn Trong Năm ở Việt Nam
-
Danh Sách đầy đủ Những Lễ Hội ở Việt Nam Cả 3 Vùng Miền
-
BTH: Các Ngày Lễ - Hội ở Việt Nam - Fudozon
-
26 Lễ Hội Lớn Nhất ở Việt Nam - Du Lịch Lễ Hội Cập Nhật 2022 - LocaVN
-
Danh Sách 10 Lễ Hội Truyền Thống Nổi Tiếng Nhất Của Việt Nam
-
GHI NHỚ – 36 Ngày Lễ, Tết Quan Trọng Trong Năm Của Việt Nam
-
Các Ngày Lễ Trong Năm ở Việt Nam
-
Danh Sách Lễ Hội Việt Nam Nổi Tiếng ở Cả 3 Miền
-
Việt Nam Có Bao Nhiêu Lễ Hội? Danh Sách Các Lễ Hội ở ... - Wolverineair
-
Tổng Hợp Các Ngày Lễ Trong Năm Của Việt Nam Mới, đầy đủ Nhất