Tất Tần Tật Du Lịch Cộng đồng Đà Bắc, Hòa Bình - Megatravel

Giới thiệu thông tin chung về Đà Bắc CBT

HÒA BÌNH

Địa phận Tỉnh Hòa Bình có vị trị thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam có diện tích là 4.797 km2. Phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Phú Thọ, phía Nam với Ninh Bình, Phía Đông tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với tỉnh Sơn La và tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi với nhiều khó khăn bao gồm có 10 huyện và 1 thanh phố

ĐÀ BĂC

Đà Bắc là một huyện vùng cao nghèo thuộc tỉnh Hòa Bình với đa dạng các nhóm dân tộc thiểu số như Tày, Mường, Dao, Kinh và Thái. Thu nhập bình quân trên đầu người của huyện khá thấp, vào khoảng 14,5 triệu đồng/năm. Tỷ lệ nghèo dựa theo các tiêu chí mới năm 2013 là vào khoảng 54,52%. Đồng bào dân tộc nơi đây chủ yếu dựa vào các cây lâm nghiệp là chủ yếu, diện tích canh tác lúa của huyện bị thu hẹp do đất trồng, vào khoảng 925,5 ha. Bởi vậy bà con nơi đâ còn gặp nhiều khó khăn về an ninh lương thực do thiếu đất canh tác. Điều này cũng là nỗi băn khoăn của lãnh đạo chính quyền sở tại để tìm ra các phương pháp và phương hướng giúp cho bà con cải thiện được cuộc sống gia tăng thu nhập của huyện Đà Bắc

Để tìm hướng đi mới cho sự phát triển cộng đồng tại huyện nghèo miền núi Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Dựa trên kết quả khảo sát cuộc nghiên cứu trong tháng 4/2014 đã cho thấy tiềm năng rất lớn để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng dựa trên văn hóa địa phương đạp ứng được nhu cầu của khách nước ngoài và trong nước.

Được sự hỗ trợ từ tổ chức AOP Việt Nam thông qua Tiến sỹ Vance Gledhill đã tăng cơ hội kinh doanh du lịch và mục tiêu định hướng lâu dài phát triển nguồn thu nhập bền vững cho bà con huyện Đà Bắc, chương trình đã được khởi đông từ tháng 6/2014 cho tới nay đã giúp bà bà con tận dụng lợi thế văn hóa để xóa đói giảm nghèo thông qua du lịch cộng đồng

Từ nguồn hỗ trợ từ tài chính tới kỹ thuật trong dự án như nâng cao nghiệp vụ kỹ năng du lịch, cải tạo nhà lưu trú (homestay), dự án du lịch cộng đồng Đà Bắc bước đầu cũng đã có nhiều kết quả đáng khích lệ được đồng bào và chính quyền địa phương đánh giá cao

Dự án đã khai thác được nhiều lợi thế về cảnh đẹp thiên nhiên và các nét đặc trưng về văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương để mang lại trải nghiệm có giá trị cho các du khách. Điều quan trọng hơn, là dự án đã bước đầu khẳng định thêm một nguồn sinh kế mới, phù hợp cho người dân địa phương trong khi việc triển khai những sinh kế truyền thống đang g ặp phải nhiều khó khăn.

Từ năm 2017, căn cứ vào nhu cầu phát triển của mô hình dự án “Du lịch Cộng đồng” và định hướng phát triển du lịch của huyện Đà Bắc, Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Đà Bắc được thành lập nhằm mục đích điều hành và phát triển Du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc. Cụ thể:

  • Hỗ trợ chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ Du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn và bên vững hơn
  • Tăng cường quảng bá truyền thông về Du lịch cộng đồng Đà Bắc, kết nối nhiều thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân huyện Đà Bắc.
  • Đem lai lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn cho cộng đồng; đồng thời mang tới cho du khách những dịch vụ thú vị, đậm đà mang bản sắc và thân thiện với môi trường

Địa bàn triển khai: Xóm Đá Bia, xã Tiền Phong; xóm Ké, xã Hiền Lương, xóm Sưng, xã Cao Sơn của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Hiện tại đã có hơn 140 hộ tham gia vào hoạt động Du lịch cộng đồng bao gồm: 11 hộ homestay cung cấp lưu trú và ăn uống (05 homestay: Đinh Thu, Ngọc Nhềm, Quang Thọ, LakeView, Vượng Nguyên tại xóm Đá Bia, Tiền Phong; 03 homestay Sánh Thuấn, Hữu Thảo, Sắc Luyến – Ké, Hiền Lương; 03 homestay Toàn Thu, Xuân Lan, Nhất Quý – xóm Sưng, xã Cao Sơn); các hộ tham gia trong tổ cung cấp dịch vụ: (i) tiếp đón & hướng dẫn viên địa phương,

  • cho thuê thuyền; bè mảng; (iii) đ ội văn nghệ; (iv) cung cấp sản phẩm hàng hóa, nông thủy sản địa phương tại cửa hàng tiện ích;

Cách di chuyến tới CBT Đà Bắc từ Hà Nội

Cách 1: Đoàn đi từ Hà Nội, qua đại lộ Thăng Long (đường cao tốc mới) đến Tp. Hoà Bình (quốc lộ 6). Sau đó rẽ vào đường đến Thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc. Tổng đường đi khoảng 95 km, mất khoảng 2h30p.

Cách 2: Đoàn đi hết đại lộ Thăng Long, qua 54 dân tộc, Đá Chông (K9) – Ba Vì, qua cầu Đồng Quang, qua Thanh Sơn – Phú Thọ, sau đó đến xã Hào Lý của huyện Đà Bắc, đi tiếp 6 km là đến Thị trấn Đà Bắc.

Sau khi tới thị trấn Đà Bắc, khoảng cách đến các điểm CBT

  1. Xóm Sưng – xã Cao Sơn (cách thị trấn Đà Bắc 22 km)
  1. Xóm Ké – xã Hiền Lương (cách thị trấn 8km)
  1. Xóm Đá Bia – xã Tiền Phong (cách xóm Ké 30 km, cách Thị trấn 38 km)

Cách 3: Đoàn đi từ Hà Nội đến cảng Thung Nai (100 km), sau đó đi tàu từ Thung Nai đến các điểm xóm Ké – Hiền Lương hoặc xóm Đá Bia – Tiền Phong (khoảng 1,5h)

Thông tin của 03 điểm CBT

  1. Du lịch Cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Xóm Sưng (Bản Sưng) là xóm vùng cao thuộc xã Cao Sơn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có vị trí nằm cách trung tâm huyện 22km. Xóm có diện tích tự nhiên trên 780 ha, trong đó, đất rừng tự nhiên là 360 ha, đất rừng sản xuất là 420 ha bao gồm 240 ha đất lâm nghiệp và 180 ha đất nông nghiệp và nhà ở, còn lại là đồi núi đá.

Theo như lời các cụ kể lại, xóm Sưng có mặt vằ tồn tại từ 500 năm trước. Tên gọi xóm Sưng, bắt nguồn từ tên của cây Sâng – đây là tên một loại cây trước đây được trồng nhiều tại khu vực, nhưng do khó phát âm nên người dân chuyển dần tên gọi là xóm Sưng.

Hiện tại, xóm Sưng là nơi sinh sống của 75 hộ dân, gồm 349 nhân khẩu. Tất cả đều là người dân tộc Dao Tiền. Người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, lúa nước, cây trồng lương thực chủ yếu là ngô, khoai. Ngoài ra cây trồng rừng gồm có cây bồ đề, cây xoan cũng góp phần đem thu nhập lại cho người dân.

Từ năm 2017 được sự hỗ trợ từ Tổ chức AOP tại Việt Nam, Công ty cổ phần Du lịch Đà Bắc (Đà Bắc CBT) đã triển khai mô hình Du lịch Cộng đồng ngay tại xóm Sưng, và đến tháng 4 năm 2017 xóm Sưng đã vinh dự chính thức đón những du khách đầu tiên. Trong thời gian hoạt động xóm Sưng đã hình thành những tổ nhóm dịch vụ như : tổ nhóm lưu trú và ăn uống (03 homestay), tổ nhóm Hướng dẫn viên, tổ nhóm Văn nghệ, thổ cẩm, xe ôm … với sự tham gia của hơn 50/75 hộ gia đình trong xóm vào các tổ nhóm. Đà Bắc CBT đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho đồng bào tại đây. Dưa trên nền tảng văn hóa độc đáo của địa phương cùng những nét hoang sơ tự nhiên, kết hợp với tinh thần đoàn kết của người dân mà Xóm Sưng đã thu hút nhiều khách nước ngoài trên nhiều quốc gia tới tham quan và khám phá đặc biệt là phong tục tập quán của người Dao Tiền

Du khách tới với xóm Sưng sẽ được trải nghiệm nhiều những hoạt động thú vị như : được hòa mình trải nghiệm những lối sống phong tục người dân, thưởng thức các món ẩm thực từ núi rừng, cùng nhau giao lưu văn nghệ với người dân địa phương, tham quan làng nghề dệt thủ công, cùng tham gia sản xuất chè san tuyết, trekking lý thú…

  1. Du lịch Cộng đồng xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc

Đá Bia là một xóm của dân tộc mường Ạu Tá (01 nhánh nhỏ của dân tộc Mường Bi) sinh sống ven sông Đà, xóm Đá Bia bao gồm có 40 hộ dân và khoảng trên 200 nhân khẩu, đồng bào nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 6 năm 2014 được sự hỗ trợ của Tổ chức AOP tại Việt Nam về định hướng và hỗ trợ về phát triển du lịch cộng đồng, một số hộ dân tại đây đã mạnh dạn tham gia làm du lịch và được dự án hỗ trợ cho vay vốn và được tư vấn sửa lại nhà cửa, thay đổi lại nơi lưu trú ngoài ra người dân cũng được được tập huấn nấu ăn cũng như các kĩ năng đón tiếp khách du lịch.

Sau 4 năm triển khai mô hình du lịch cộng đồng, trong xóm đã có 33/40 hộ tham gia trực tiếp vào các tổ nhóm dịch vụ. Dựa vào lợi thế là gần hồ và người dân nơi đây vẫn giữ gìn được nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn được môi trường và cảnh quan thiên nhiên, bởi vậy đã thu hút được nhiều khách du lịch từ trong và ngoài nước.

Du khách khi tới với Đá Bia sẽ được trải nghiệm hòa mình vào cuộc sống và phong tục của đồng bào dân tộc Mường Ạu Tá, cùng thưởng thức các món đặc sản mang đậm hương vị bản sắc dân tộc, được nghỉ tại các ngôi nhà sàn xinh xắn và ấm cúng. Bên cạnh đó du khách còn được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm như: bơi lội, chèo kayak, bơi bè mảng, tắm suối, đi thuyền ngắm cảnh lòng hồ, leo núi, đạp xe, đi bộ khám phá bản làng, giao lưu văn nghệ với người dân địa phương, đốt lửa trại, thưởng thức rượu cần đặc sản của người mường, tham gia cùng người dân đi kéo vó, đổ rọ tôm và một số hoạt động nghiệm thú vị khác cùng với người dân địa phương.

  1. Du lịch Cộng đồng xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc

Xóm Ké có 93 hộ, (gần 100% là người Mường) được chia làm 03 khu vực sinh sống nằm dọc 2km trên tuyến đường Thị trấn Đà Bắc – Tiền Phong. Người dân xóm Ké tại đây chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (cây lâm nghiệp: keo, luồng … hái măng và đánh bắt thủy sản là chính. Vào mỗi buổi sáng, bà con đi kéo vó, đổ rọ tôm, kiếm thức ăn cho cá hoặc đi lên nương hái măng, chặt luồng, nhặt cỏ ngô, cỏ sắn. Gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ để cải thiện bữa ăn hàng ngày, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Cũng như xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, mô hình Du lịch Cộng đồng tại xóm Ké được triển khai từ tháng 6/2014, hiện tại xóm Ké có 40 hộ dân tham gia với 03 hộ homestay (Hữu Thảo, Sánh Thuấn và Sắc Luyến), các thành viên khác trong xóm sẽ tham gia các tổ nhóm dịch vụ khác: văn nghệ, Kayak, thuyền tham quan, Hướng dẫn viên …

Đến với tại CBT Đà Bắc, Du khách sẽ được trải nghiệm :

Trải nghiệm dịch vụ lưu trú tại nhà dân : với 10 homestay Đà Bắc đều được nâng cấp làm dịch vụ lưu trú và ăn uống đều mới, thoáng mát, có cảnh quan đẹp, chăn đệm và nhà cửa được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, các công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ cũng đảm bảo sự hài lòng của khách.

Thưởng thức ẩm thực với các món ăn truyền thông của đồng bào dân tộc như: lợn mẹt, xôi ngũ sắc, rau đồ, cá đồ, cá nướng … Nguyên liệu đều rất tươi ngon tại địa phương, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trình bày đẹp mắt và có sự thay đổi thực đơn giữa các bữa ăn nên được khách đánh giá cao. Ngoài ra, du khách có thể tham gia cùng người dân trong quá trình chuẩn bị và chế biến thức ăn.

Một điểm nhấn độc đáo trong các tour du lịch cộng đồng tại Đà Bắc là mang lại những trải nghiệm về văn hóa sống động cho du khách. Du khách có thể tìm hiểu về văn hóa địa phương thông qua các hoạt động giao lưu cộng đồng như: tham quan trường học gặp gỡ các em học sinh, trò chuyện cùng với người dân, tham quan lồng cá, tham gia hoạt động trồng trọt ngô, hái măng, thu hoạch nông sản, nấu rượu, … và thăm quan các vùng dân cư lân cận để tìm hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, văn hóa cũng như sinh hoạt của họ.

Các điểm du lịch tại xóm Ké – xã Hiền Lương và xóm Đá Bia – xã Tiền Phong đều là xóm lòng hồ ven sông Đà nên rất thuận tiện cho du khách có thể tham gia nhiều hoạt động dã ngoại như bơi lội, chèo bè mảng, chèo kayak, hay tham gia các hoạt động cùng người dân như đổ rọ tôm, kéo vó, hay thăm các lồng cá – mô hình sinh kế của người dân nơi đây trên lòng hồ sông Đà, để tìm hiểu về nghề nuôi trồng thủy sản vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế địa phương.

Du khách có thể trải nghiệm, tận hưởng cảnh thiên nhiên hùng vỹ của núi rừng thông qua hoạt động như đi xe đạp, xe máy, hay đi bộ qua rừng, qua núi và qua cả những bản làng xa xôi của đồng bào dân tộc. Tại các điểm dừng chân, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của trời mây, sông núi cùng cánh đồng lúa của địa phương, những ngôi nhà nằm rải rác trên các tuyến đi bộ và là nơi sinh sống của người Mương, Dao. Hay khám phá hang đá vôi kì vĩ trong lòng núi.

Vào buổi tối, du khách có thể xem biểu diễn văn nghệ được chính đồng bào dân tộc trong xóm biểu diễn ở mọi homestay trong bản. Các tiết mục văn nghệ đa dạng bao gồm âm nhạc địa phương và múa hát dân gian đặc trưng của người dân tộc Mường, Dao.

Đà Bắc là một địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách trải nghiệm khám phá không thể bỏ qua!

Các chương trình tour du lịch tại Đà Bắc cung cấp bởi :

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐÀ BẮC (Đà Bắc CBT )

Văn phòng tại Hà Nội: Số 30, ngõ 12, Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội

Từ khóa » Hà Nội đi đà Bắc Hòa Bình Bao Nhiêu Km