Tất Tần Tật Hệ Thống Biển Báo Giao Thông đường Bộ - Học Lý Thuyết Lái ...

Khi tham gia giao thông, việc nắm bắt thông tin trên các biển báo, chỉ dẫn giao thông là vô cùng cần thiết. Theo thống kê trong nội thành trung bình cứ 1km tài xế lái xe sẽ bắt gặp một biển báo giao thông ô tô. 

 

Ở bài này về học lái xe ô tô, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại biển báo ô tô theo hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam.

 

MỤC LỤC

1. Hệ thống biển báo giao thông đường bộ là gì?

2. Tầm quan trọng của hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam

3. Tổng hợp biển báo giao thông đường bộ mới nhất Việt Nam

       3.1 Biển báo chỉ dẫn

       3.2 Biển báo hiệu lệnh

       3.3 Biển báo cấm

       3.4 Biển báo nguy hiểm

       3.5 Nhóm biển báo phụ

       3.6 Vạch kẻ đường

4. Những lưu ý về biển báo giao thông ô tô đường bộ Việt Nam

       4.1 Biển báo cấm rẽ trái, cấm quay đầu

       4.2 Biển dừng đỗ theo ngày chẵn lẻ

       4.3 Biển giới hạn tốc độ di chuyển theo làn xe

       4.4 Biển cấm dành cho taxi, cấm xe khách

       4.5 Biển báo vào khu dân cư yêu cầu giới hạn tốc độ

       4.6 Biển báo cảnh báo nguy hiểm

5. Quy định xử phạt khi vi phạm biển báo giao thông ô tô

 

1. Hệ thống biển báo giao thông đường bộ là gì?

 

Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể.

 

Mặc định là người tham gia giao thông phải quan sát biển báo và nắm được các thông tin cơ bản trên biển báo. Nếu bạn đi vào đường cấm và nói với cảnh sát giao thông rằng không nhìn thấy biển báo, thì rõ ràng là bạn đang không tuân thủ đúng luật giao thông.

 

Phải luôn quan sát biển báo giao thông ô tô và nắm bắt thông tin nhanh, vì bạn không thể nhìn biển báo tới 10 giây mới hiểu biển báo đó muốn nói gì khi đang lái xe.

 

Vì vậy, việc nằm lòng hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam cơ bản là quy trình quan trọng của việc học lái xe ô tô.

 

2. Tầm quan trọng của hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam

 

Cùng với người điều khiển giao thông (Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng.

 

hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam
Tầm quan trọng của hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam

 

>> Xem thêm hệ thống biển báo giao thông đường bộ và mức độ xử phạt khi vi phạm. Bạn nên xem ngay để hiểu rõ thêm về các biển báo tránh bị mất tiền oan nhé!

Không quá khi ta nói rằng biển báo giao thông ô tô là cần nhất, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.

 

Những nơi vắng vẻ, khu vực đông dân cư, nơi mà người cảnh sát không thể túc trực hàng giờ để cảnh báo phân luồng thì các biển báo giao thông đang thay họ hàng ngày hàng đêm, chúng giúp cải thiện đáng kể công việc con người, tiết kiệm được thời gian, con người và kinh tế.

 

3. Tổng hợp biển báo giao thông đường bộ mới nhất Việt Nam

 

Theo Luật giao thông đường bộ, hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam được chia làm 6 loại biển báo thông tin với từng mục đích khác nhau.

 

Bao gồm biển báo chi dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển phụ và các loại biển khác như biển trên đường cao tốc, biển báo trên đường cao tốc.

 

3.1 Biển báo chỉ dẫn

 

Biển chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam, cung cấp thông tin chỉ dẫn cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.

 

Biển báo chỉ dẫn có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy. Biển báo ô tô này hướng dẫn mọi người lưu thông đúng cách.

 

Biển báo chỉ dẫn
Biển báo chỉ dẫn

 

>> Vào một ngày đẹp trời bạn vô tình đi vào khu dân cư mà không biết quy định tốc độ và ý nghĩa biển báo giao thông tại đây. Tham khảo ngay Quy định tốc độ lái xe và biển báo giao thông tại các khu dân cư để tránh bị phạt nhé!

3.2 Biển báo hiệu lệnh

 

Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên biển có hình vẽ màu trắng. Với mục đích cảnh báo cho người tham gia giao thông những mệnh lệnh phải thi hành. 

 

Biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh

 

Biển báo này bắt buộc người lái xe phải thực hiện theo. Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy.

 

Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy.

 

3.3 Biển báo cấm

 

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm, các hành vi vi phạm mà người tham gia giao thông không được phép làm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

 

Biển báo cấm

 

Hệ thống biển báo cấm có 39 biển và được đánh số từ 101 - 139.  Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

 

3.4 Biển báo nguy hiểm

 

Hãy chú ý các loại biển báo sau, đây là loại cảnh báo có nguy hiểm phía trước.

 

Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm

 

Biển báo nguy hiểm cung cấp thông tin cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường.

 

Chủ yếu là người lái xe cơ giới biết trước tính chất của sự nguy hiển trên tuyến đường để phòng ngừa.

 

3.5 Nhóm biển báo phụ

 

Nhóm biển báo phụ
Nhóm biển báo phụ

 

Nhóm biển báo phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.

 

3.6 Vạch kẻ đường

 

Là những vạch được vẽ trên đường với mục đích cũng cấp những thông tin quan trọng cho người lái xe.

 

Về phân loại xe, làn đường, đường đi phụ và lối rẽ nếu không có bare, đường cấm trong từng trường hợp.

 

Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường

 

>> Nếu bạn cảm thấy kỹ năng lái xe của mình chưa ổn và đặc biệt là hay nhầm lẫn với các biển báo ô tô thì hãy đăng ký ngay khóa học bổ túc tay lái. Tại đây chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện kĩ năng lái xe của mình hơn.

Báo hiệu trên vạch kẻ đường trong trường hợp chỉ dẫn trên đường có hiệu quả hơn và hạn chế một số nhược điểm khi trình bày thông tin trên biển báo.

 

4. Những lưu ý về biển báo giao thông ô tô đường bộ Việt Nam

 

4.1 Biển báo cấm rẽ trái, cấm quay đầu

 

Ý nghĩa của biển cấm rẽ trái không đồng nhất với khái niệm cấm quay đầu xe. Theo quy định số 41/2016, ở những nơi có biển cấm rẽ trái P.123a hay 103C, tài xế có thể quay đầu xe mà không lo vi phạm luật giao thông.

 

Theo hình, biển số P.124a cấm các loại xe bao gồm xe cơ giới và thô sơ quay đầu, chiều mũi tên hướng với chiều cấm quay đầu xe. Trừ các xe chỉ định được ưu tiên. Biển không mang ý nghĩa cấm rẽ trái để di chuyển sang đường khác.

 

Sự khác biệt về nội dung của biển báo số P.124 a,b,c,d,f
Sự khác biệt về nội dung của biển báo ô tô số P.124 a,b,c,d,f
 

 

Đối với biển P.124b dùng để cấm xe ô tô (xe ô tô và xe máy 3 bánh) khi quay đầu, có chiều mũi tên thích hợp với chiều cấm quay đầu xe. Không áp dụng cho các xe ưu tiên.

 

Biển báo giao thông ô tô này không có ý nghĩa cấm rẽ sang trái để đi sang hướng khác. Còn biển số P.124c báo cấm các loại xe rẽ trái và cấm quay đầu xe.

 

Biển P.124d cấm các loại xe rẽ phải và cũng cấm quay đầu. Biển P.124e báo cấm ô tô rẽ trái, cấm quay đầu và biển số P.124f cấm xe ô tô phải và cấm quay đầu.

 

4.2 Biển dừng đỗ theo ngày chẵn lẻ

 

Loại biển báo ô tô này bao gồm hai loại là biển số P.131b cấm đỗ xe ngày lẻ và P.131c cấm đỗ xe ngày chẵn.

 

Biển báo dừng đỗ theo ngày chẵn lẻ
Nếu chủ xe ô tô muốn đỗ xe, thì cần chú ý loại biển báo này, để tránh bị “hỏi thăm”
 

 

4.3 Biển giới hạn tốc độ di chuyển theo làn xe

 

Biển P.127b quy định tốc độ tối đa theo làn đường, áp dụng cho các phương tiện di chuyển theo đúng làn đường của mình.

 

Còn biển số P.127c yêu cầu các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ đúng tốc độ tối đa cho phép.

 

Biển báo giao thông P.127 b,c
Biển báo P.127 b,c thể hiện tốc độ cho phép và việc áp dụng cho các loại phương tiện
 

 

Trường hợp P.127d thông báo việc hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép.

 

Điều đó đồng nghĩa với việc, sau đó tính từ biển P.127d các loại xe được phép chạy với tốc độ tối đa được quy định theo luật giao thông đường bộ.

 

Biển báo giao thông ô tô P.127d
Biển số P.127d người lái xe có thể vận hành xe với tốc độ mong muốn nhưng phải đúng luật giao thông đường bộ
 

 

4.4 Biển cấm dành cho taxi, cấm xe khách

 

Các biển số P.107a dành để báo cấm ô tô chờ khách đi qua, không áp dụng với các xe ưu tiên và xe buýt.

 

Nếu cấm xe khách theo số lượng ghế ngồi thì trong biển phụ cần có ghi rõ số chỗ ngồi cho xe cần cấm. Còn biển P.107b nhằm cấm xe ô tô đi lại và nếu cấm theo giờ thì sẽ có biển phụ đề cập thời gian.

 

Loại biển cấm dành cho xe bốn bánh trở lên
Loại biển cấm dành cho xe bốn bánh trở lên
 

 

Biển P.108 sử dụng để báo cấm các loại xe cơ giới tính cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ- moóc. Và biển số P.108a chuyên dùng cấm chỉ riêng các loại xe sơ-mi-rơ-moóc và xe kéo rơ- moóc trừ các xe có dạng được ưu tiên theo quy định.

 

Do đó, nếu có sử dụng xe ô tô, xe khách hay xe bán tải, xe tải… khi di chuyển vào các khu vực nội thành, bạn cần chú ý quan sát kỹ các biển báo thông tin, để tránh sự nhầm lẫn không đáng.

 

Ý nghĩa của P.108 và P.108a có sự khác biệt
Ý nghĩa của P.108 và P.108a có sự khác biệt
 

 

4.5 Biển báo vào khu dân cư yêu cầu giới hạn tốc độ

 

Đây là vấn đề lo ngại của người lái xe khi di chuyển trong khu dân cư.

 

Quy định 41/2016 đã chỉ rõ, nếu di chuyển trong đoạn đường dài cần thi hành hiệu lệnh biển báo ô tô hạn chế về tốc độ trong khu vực dân cư thì cần được nhắc lại.

 

Điều đó, đồng nghĩa việc tại các điểm giao nhau áp dụng hiệu lực biển báo khu dân cư, phải có biển hiệu lệnh khu dân cư ngay tại điểm giao nhau theo chiều con đường.

 

Nếu như không có tại các điểm giao nhau thì xem như không có hiệu lực.

 

Các biển báo giới hạn tốc độ trong khu dân cư
Các biển báo ô tô trong khu dân cư cần được chú thích rõ ràng cho người lái xe
 

 

Mặt khác, theo biển P.127a có quy định về tốc độ tối đa cho phép về ban đêm, được dùng cho một số loại phương tiện khi chạy qua khu vực có đông dân cư, nhằm mục đích nâng cao khả năng vận hành tốc độ khi đường vắng.

 

Các biển báo giao thông ô tô được đặt sau vị trí biển R.420 mang ý nghĩa đoạn đường qua khu vực đông dân cư, chỉ áp dụng theo thời gian được ghi trên biển.

 

Và kéo dài cho tới vị trí của biển số R.421 thông báo hết đoạn đường của khu dân cư.

 

Dù vậy, vận tốc của xe cũng không được vượt quá 80km/h và nếu có biển báo tốc độ tối đa thông thường thì người tham gia giao thông phải chấp hành.

 

4.6 Biển báo cảnh báo nguy hiểm

 

Có thể kể đến các loại biển báo ô tô như biển số W.201c và W.201d được sử dụng cảnh báo chỗ ngoặt nguy hiểm, có thể gây lật xe, ảnh hưởng đến xe có trọng tải lớn.

 

Biển số W.215b và W.215c được Bộ Giao thông vận tải bổ sung nhằm giúp tài xế tránh những khu vực có sông, suối, sâu ở phía trước.

 

Bên cạnh đó, biển số W.216b sẽ có nội dung “Đường hầm có nguy cơ lũ quét” và có thể có thêm biển phụ chú thích thêm.

 

Các biển báo giao thông ô tô trên đây, đều giúp người điều khiển phương tiện giao thông an toàn hơn.

 

Việc biết và hiểu hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam sẽ giúp bạn luôn linh hoạt xử lý trước mọi tình huống và làm “dày” thêm kinh nghiệm chạy xe của mình.

 

Và bạn cũng đừng quên cập nhật các thông tin giao thông đường bộ để chấp hành đúng luật và vững tâm trên mọi nẻo đường.

 

5. Quy định xử phạt khi vi phạm biển báo giao thông ô tô

 

Không chấp hành biển báo ô tô, vạch kẻ đường:

 

  • Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo giao thông ô tô, vạch kẻ đường.
  • Mực phạt: 100.000 - 200.000 VNĐ
  • Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

 

Không tuân thủ đèn giao thông:

 

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
  • Mức phạt: 1.200.000 - 2.000.000 VNĐ
  • Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

 

Việc học và nắm được thông tin của hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam là vô cùng cần thiết. Chi tiết về các loại biển báo ô tô sẽ được trình bày trong giáo trình học lái xe ô tô và được các giảng viên giải thích chi tiết ở phòng học lý thuyết.

 

Các bạn nên học biển báo giao thông ô tô một cách bài bản nhất để lái xe ô tô an toàn và vượt qua kỳ thi lấy bằng lái xe hạng B1, B2. Chúc các bạn có những giờ học lái xe vui vẻ và lái xe an toàn.

 

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP

Từ khóa » Các Loại Biển Báo Thi Bằng A1