Tất Tần Tật Nghệ Thuật Sử Dụng ánh Sáng Trong Kiến Trúc, Nội Thất

Ánh sáng trong kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng. Bất kỳ một công trình nào cũng cần được bố trí ánh sáng để tạo nên một không gian đẹp mắt và nghệ thuật. Vậy ánh sáng trong công trình kiến trúc là gì? Nên bố trí ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có những thông tin thật hữu ích.

> Có thể bạn quan tâm:

  • Cách bố trí đèn trong shop quần áo khoa học nhất (Từ A đến Z)
  • Top 3 mẫu đèn trang trí trần thạch cao hot nhất
  • Bí quyết chọn mẫu đèn trang trí phòng bếp ai cũng cần biết

Ánh sáng trong kiến trúc là gì?

Thuật ngữ có thể hiểu đơn giản là sự sắp xếp về cường độ, màu sắc ánh sáng cũng như hướng chiếu sáng sao cho thích hợp, đáp ứng được các nhu cầu về công năng sử dụng và mục đích mà người thiết kế muốn thể hiện. Đôi khi chúng còn tới từ cách bài trí và kết hợp nhiều hiệu ứng ánh sáng với nhau.

Trong nhiều công trình nổi tiếng, nghệ thuật ánh sáng được các kiến trúc sư áp dụng nhằm thể hiện ý tưởng độc đáo, thông điệp ý nghĩa hoặc tạo ấn tượng sâu sắc cho người nhìn.

Ánh sáng trong kiến trúc là sự sắp xếp về cường độ, màu sắc ánh sáng cũng như hướng chiếu sáng sao cho thích hợp
Ánh sáng trong kiến trúc là sự sắp xếp về cường độ, màu sắc ánh sáng cũng như hướng chiếu sáng sao cho thích hợp

Hiểu đúng về khái niệm nguồn sáng và ánh sáng trong kiến trúc

Trước khi tìm hiểu về cách vận dụng ánh sáng kiến trúc nghệ thuật và tinh tế hơn cho không gian, bạn cần hiểu đúng về khái niệm nguồn sáng – ánh sáng. Có tới 80% người dùng vẫn chưa phân biệt rõ được hai khái niệm này. Phân biệt nguồn sáng và ánh sáng giúp người thiết kế định hình và sắp xếp hệ thống chiếu sáng hợp lý nhất, bộc lộ hết vẻ đẹp của công trình kiến trúc.

Về nguồn sáng

Có hai loại nguồn sáng chủ yếu như sau:

  • Nguồn sáng tự nhiên: Là nguồn sáng phát ra từ thực thể phát sáng trong tự nhiên như mặt trời, trăng, sao,… Con người không điều khiển được loại nguồn sáng này mà chỉ thay đổi và điều tiết chúng tùy theo thời điểm, không gian hoặc dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh tính chất và cường độ sáng.
  • Nguồn sáng nhân tạo: Là nguồn sáng phát ra từ đèn do con người tạo ra, nên chúng ta có thể chủ động bố trí, điều chỉnh được về góc chiếu, cường độ cũng như màu sắc của chúng.
Nguồn sáng nhân tạo là nguồn sáng phát ra từ đèn do con người tạo ra
Nguồn sáng nhân tạo là nguồn sáng phát ra từ đèn do con người tạo ra

Về ánh sáng

Có hai dạng là ánh sáng thẳng và ánh sáng phân tán:

  • Ánh sáng thẳng: Là loại ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng tới xung quanh nên có cường độ khá mạnh, tạo đổ bóng rõ ràng.
  • Ánh sáng phân tán: Là loại ánh sáng khuếch tán từ môi trường khác chẳng hạn như mây, rèm cửa,… hoặc phản chiếu lại từ một vật thể nào đó. Chính vì vậy chúng khá dịu nhẹ và đều, không đổ bóng rõ.
Phân biệt hai khái niệm trên sẽ chúng ta sử dụng ánh sáng trong kiến trúc đạt hiệu quả cao và đúng theo ý muốn
Phân biệt hai khái niệm trên sẽ chúng ta sử dụng ánh sáng trong kiến trúc đạt hiệu quả cao và đúng theo ý muốn

Vai trò của ánh sáng đối với các công trình kiến trúc

  • Ánh sáng khẳng định các tuyến tính, làm nổi bật thêm các khối hình trong không gian ba chiều.
  • Ánh sáng có thể làm cho không gian kiến trúc thay đổi, làm đồng nhất hoá không gian, phát hiện và nổi bật hoặc kiểm soát bề mặt, làm cho công trình trông cao lên hay thấp đi, lồi ra hoặc lõm vào.
  • Ánh sáng thể hiện một cách hoàn hảo những triết học ẩn chứa trong ý đồ sáng tạo nghệ thuật của công trình hay ý tưởng của người thiết kế.
  • Trong tổng thể kiến trúc, ánh sáng sẽ làm nổi bật các nét riêng biệt của từng hình dáng, từng cá thể, từng chi tiết trong tổng thể có sự đan xen phong phú.
  • Ánh sáng đóng vai trò trung gian tạo ra sự hoà hợp giữa công trình kiến trúc với môi trường xung quanh.
  • Ánh sáng với màu sắc thích hợp không chỉ đem lại sự thu hút tạo sự bắt mắt mà chúng còn phản ánh được cái hồn của đối tượng được chiếu sáng. Mức độ và màu sắc ánh sáng ra hình thức âm – dương, ngũ hành, ấn tượng nặng – nhẹ cũng như nhịp điệu thu hút.
Ánh sáng làm tăng lên giá trị nghệ thuật cho các công trình kiến trúc
Ánh sáng làm tăng lên giá trị nghệ thuật cho các công trình kiến trúc

Nguyên tắc sử dụng ánh sáng trong kiến trúc

Để vận dụng tốt được nghệ thuật ánh sáng vào các không gian kiến trúc, bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản. Ngay cả các công trình lớn, hay thiết kế căn hộ chung cư nhỏ, đều cần quan tâm tới yếu tố này để bảo đảm sự hài hòa. Chúng cũng góp phần giúp chúng ta căn chỉnh và điều tiết ánh sáng nghệ thuật, hiệu quả hơn, cùng tìm hiểu.

Ánh sáng cần khơi nguồn từ cảm xúc

Việc sử dụng ánh sáng cần bắt nguồn từ chính những cảm xúc trong kiến trúc, để tạo nên mối liên hệ giữa người và không gian. Dựa theo nhu cầu, mong muốn mà bạn có thể thiết kế ánh sáng sao cho phù hợp. Ngoài ra, có thể cân nhắc về phong cách nội thất hoặc kiến trúc tổng quan để có kiểu ánh sáng hài hòa nhất.

Ánh sáng cần khơi nguồn từ cảm xúc
Ánh sáng cần khơi nguồn từ cảm xúc

Lựa chọn màu sắc khéo léo

Các màu sắc khác nhau sẽ đem lại những cảm giác khác nhau. Chẳng hạn như màu trắng ấm làm không gian trông nhỏ hơn, trong khi đó màu trắng sáng lại làm cho không gian có cảm giác rộng lớn hơn. Cảm nhận về không gian sống được tạo nên từ ánh sáng phản xạ trên bề mặt của tường nhà và đồ nội thất xung quanh.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo hài hòa

Hai nguồn sáng trên cần được sử dụng một cách hài hòa để đáp ứng công năng về chiếu sáng cũng như đáp ứng nhu cầu trang trí không gian. Ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc sẽ mang lại sự thoải mái, gần gũi và làm cho không gian trở nên gần gũi, tươi mới hơn, Trong khi đó ánh sáng đèn lại giúp không gian sinh động, sáng tạo và tràn đầy tính nghệ thuật.

Việc kết hợp hai nguồn sáng trên bảo đảm ngôi nhà chúng ta thêm phần tinh tế, ấn tượng và mang lại cảm giác tích cực mỗi ngày.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo hài hòa
Sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo hài hòa

Chiếu sáng có định hướng

Việc lựa chọn góc và hướng chiếu sáng làm cho không gian trở nên rõ ràng hơn, cũng như thể hiện ý nghĩa và mục đích thiết kế rõ ràng hơn cả. Nghệ thuật chiếu sáng kiến trúc có thể làm nổi bật hoặc phá hủy trực quan của một không gian kiến trúc. Vì vậy bạn cần lưu ý nguyên tắc quan trọng này.

Thiết kế ánh sáng phân tầng

Nguyên tắc này bảo đảm cho tính thẩm mỹ về không gian và thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt của con người. Nguồn sáng mạnh cần đặt ở khu vực trọng điểm và các nguồn sáng cường độ thấp hơn nên bố trí ở xung quanh. Việc phân tầng ánh sáng sẽ giúp cải thiện chức năng chiếu sáng và tạo ra nhiều màu sắc lung linh hơn, tương tự như nghệ thuật phân cấp chiếu sáng.

Thiết kế ánh sáng phân tầng bảo đảm cho tính thẩm mỹ
Thiết kế ánh sáng phân tầng bảo đảm cho tính thẩm mỹ

Vận dụng nghệ thuật ánh sáng trong thiết kế kiến trúc và nội thất

Nếu bạn đang phân vân chưa có ý tưởng để làm cho ánh sáng trong không gian nhà mình trở nên ấn tượng hơn, hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây, tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc vận dụng nghệ thuật ánh sáng vào kiến trúc. Không quan trọng là diện tích hay cách bài trí như thế nào, những gợi ý dưới đây đều giúp chúng ta đạt được hiệu ứng trang trí đẹp mắt và ấn tượng.

Thiết kế giếng trời hoặc tầng áp mái

Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất cho những căn nhà ít cửa sổ. Khoảng không gian trên mái nhà sẽ được thay bằng lớp kính cường lực hoặc kính mờ để hứng ánh sáng mạnh vào ban ngày, từ đó làm cho không gian trở nên sinh động hơn. Một vài vị trí đặt giếng trời là ở cầu thang, phía sau hoặc trung tâm ngôi nhà, bảo đảm ánh sáng phân bố đồng đều hơn.

Thiết kế giếng trời hoặc tầng áp mái để tận dụng ánh sáng
Thiết kế giếng trời hoặc tầng áp mái để tận dụng ánh sáng

Tạo khoảng thông giữa những không gian

Không nên thiết kế quá nhiều tường hoặc vách ngăn giữa các không gian trong ngôi nhà, vì chúng tạo nên sự rời rạc và chật chội hơn. Việc tạo các khoảng thông nhau vừa phải giúp những người trong nhà thấy thoải mái và dễ chịu, đồng thời ánh sáng đi theo chiều thẳng, với hiệu ứng phân tầng và khuếch tán tự nhiên. Chẳng hạn như bạn thiết kế phòng ăn và phòng khách cạnh nhau,…

Tạo khoảng thông giữa những không gian giúp ánh sáng tự nhiên hơn
Tạo khoảng thông giữa những không gian giúp ánh sáng tự nhiên hơn

Sáng tạo với đèn chiếu sáng

Hiện nay các loại đèn chiếu sáng rất đa dạng như đèn thông tầng, đèn led dây, đèn ốp tường,… Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà chúng ta có thể chọn sản phẩm phù hợp, miễn sao vẫn bảo đảm đủ độ sáng, thuận tiện và mang lại cảm giác tích cực khi sử dụng.

Sáng tạo với đèn chiếu sáng đem đến một không gian hoàn hảo
Sáng tạo với đèn chiếu sáng đem đến một không gian hoàn hảo

Phối đúng cách với ánh sáng tự nhiên và nhân tạo

Chơi “sáng” nghĩa là việc thiết kế - lắp đặt – sử dụng hệ thống chiếu sáng hợp lý, thẩm mỹ cũng như tinh tế. Điểm quan trọng nhất ở đây là ánh sáng đẹp chứ không phải nguồn sáng đẹp. Người biết phối ánh sẽ biết nên sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo sao cho hợp lý.

Ví dụ: Khi tiếp khách quan trọng cần tận dụng ánh sáng tự nhiên, kết hợp đèn chiếu sáng để nhìn rõ cả hai phía. Với khách thân mật có thể dùng đèn chiếu trang trí. Khi nghe nhạc không để ánh sáng quá chói; khi soi gương cần sử dụng loại ánh sáng tự nhiên nhất,…

Phối đúng cách với ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Phối đúng cách với ánh sáng tự nhiên và nhân tạo

Sử dụng theo từng nhu cầu sử dụng

Bên cạnh sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, thì nghệ thuật chiếu sáng trong các công trình kiến trúc cũng là điều cần lưu ý. Tuy nhiên hiện nay nhiều người lại bỏ qua phần này dẫn tới hiệu quả về ánh sáng và thẩm mỹ chưa cao.

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà sử dụng ánh sáng cho phù hợp
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà sử dụng ánh sáng cho phù hợp

Mỗi hệ thống chiếu sáng lại mang lại một hiệu ứng khác nhau, cụ thể:

Chiếu sáng trực tiếp

Khi đó ánh sáng chiếu trực tiếp tới về mặt và mang lại cảm giác rõ ràng nhất cho không gian nên thường sử dụng cho văn phòng, bàn làm việc, bếp,… Cách chiếu này tăng khả năng tập trung nhưng lại khá “cứng nhắc” và dễ gây nhức mỏi cho mắt.

Chiếu sáng gián tiếp

Phương pháp này là hướng nguồn sáng tới bề mặt khác và sau đó ánh sáng được phản xạ lại nên tương đối dịu nhẹ. Chúng mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng nên thường được dùng cho các không gian thư giãn.

Chiếu sáng khuếch tán

Đường đi của ánh sáng sẽ qua bộ phận khuếch tán chẳng hạn như thủy tinh hoặc nhựa và tỏa ra nhiều hướng. Phần lớn ánh sáng sẽ chiếu vào bề mặt nhất định như tường hoặc trần nhà rồi phản xạ lại, tạo nên sự đồng nhất về ánh sáng với những không gian xung quanh.

Chiếu sáng hiệu ứng

Cách chiếu sáng hiệu ứng làm ánh sáng gắn chìm vào tường hoặc trần nhà, với mục đích nổi bật nguồn sáng và các đường nét không gian, tạo hiệu ứng mạnh mẽ. Thường chúng được dùng khi muốn tạo hiệu ứng hào quang hoặc ứng dụng ngoài trời cho cảnh quan.

Chiếu sáng điểm nhấn

Chiếu sáng điểm nhấn là hệ thống chiếu sáng theo các điểm chính, đặt nguồn sáng trực tiếp lên vật thể nên thường dùng trong bảo tàng, khu thương mại. Tuy nhiên không khuyến khích sử dụng nhiều vì chúng có nhiệt độ tăng cao sau thời gian dài.

Chiếu sáng dạng dải

Phương pháp này sử dụng một chuỗi các điểm sáng hoặc đèn led tạo nên dải ánh sáng trên bề mặt. Đây là gợi ý sử dụng để làm nổi bật mặt tiền hoặc cấu trúc không gian.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã hiểu hơn về ánh sáng trong kiến trúc cũng như có những cách bố trí thật hợp lý. Một không gian đẹp không thể thiếu đi ánh sáng hài hòa được vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng nhé!

Từ khóa » Chiếu Sáng Mỹ Thuật