''Tất Tần Tật'' Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ Cho Cặp Đôi Thiên Chúa!

nghi thuc le cuoi nha tho

Đối với các cô dâu chú rể theo đạo Thiên Chúa, việc tổ chức hôn phối ở nhà thờ trước sự chứng giám của chúa và cộng đoàn là hết sức linh thiêng. Tuy nhiên hai bạn lại cảm thấy bối rối vì chưa rõ cần phải chuẩn bị những gì và nghi thức của một lễ cưới tại nhà thờ Thiên Chúa giáo sẽ diễn ra như thế nào đúng không?

Đừng quá lo lắng, Azwedding sẽ mang đến cho bạn một vài thông tin khá hữu ích và có thể giúp cho bạn rất nhiều trước khi bắt tay vào chuẩn bị cho hôn phối của mình đấy!

1. Trước khi tổ chức

1.1 Chọn ngày lành tháng tốt

Cũng giống như bất kỳ một lễ thành hôn nào, việc cưới ở nhà thờ cũng phải trải qua việc chọn ngày lành tháng tốt do Cha xứ chọn, chiếu theo lịch Công giáo. Nhưng trước khi gặp Cha xứ để xin chọn ngày, gia đình cần phải định xong thời gian tổ chức lễ vu quy, lễ thành hôn, điều này sẽ giúp Cha xứ cùng gia đình dễ dàng chọn được khoảng thời gian thích hợp phù hợp với mốc thời gian mà gia đình đã chọn.

nghi thuc le cuoi nha tho 2

1.2 Khoá học giáo lý hôn nhân

Bên cạnh đó, trước khi lễ Hôn phối diễn ra, hai bạn cần phải trải qua khóa học giáo lý hôn nhân. Đây là một khóa học ngắn cho đôi vợ chồng trước khi cưới, do chính cha cố thụ giảng, nhằm giúp họ hiểu rõ sự thiêng liêng của việc kết hôn, trách nhiệm và ràng buộc của người vợ, và người chồng cùng con cái trong một gia đình. Khóa học có thể kéo dài từ 2 tuần đến vài tháng tùy theo sắp xếp của đôi vợ chồng với cha cố.

nghi thuc le cuoi nha tho 8

1.3 Thông báo và chuẩn bị các chi tiết cho Hôn phối

Để cộng đồng biết về hôn phối của hai bạn, một thông báo ngắn gọn về việc kết hôn của đôi vợ chồng sẽ được đọc lên trong các buổi lễ tại nhà thờ, liên tục trong vòng 3 tuần trước ngày cưới. Nếu ai thấy có điều gì ngăn cản hoặc chưa minh bạch có thể liên hệ với cha cố để trình bày và xác minh.

nghi thuc le cuoi nha tho 15

Trước khi Hôn phối diễn ra, hai bạn cần chuẩn bị cho các chi tiết trong ngày cưới tại nhà thờ như trang trí nhà thờ, tìm người dẫn dâu, đội hát thánh ca, người quay phim chụp hình, tập duyệt trước việc đọc lời thề để mọi thứ diễn ra thật suôn sẻ,…

2. Trang trí như thế nào cho phù hợp?

2.1 Trang trí bàn thờ Chúa

Mặc dù đa phần người theo Công giáo không có bàn thờ ông bà nhưng đó vẫn là một phần trong nghi thức rước dâu và lễ gia tiên. Việc cần làm là chúng ta phải bày một chiếc bàn nhỏ đơn giản phía dưới bàn thờ của Chúa với một ít hoa, ít trái cây, lư đồng, đèn và 3 nén hương để thực hiện phần nghi thức kính nhớ ông bà tổ tiên, có phần lên đèn, thắp hương lạy tổ tiên ông bà theo tục cổ truyền. Các lễ vật khác như mâm hoa quả, hoa cầm tay thì theo nghi thức truyền thống.

nghi thuc le cuoi nha tho 13

Về phần bàn thờ Chúa, chúng ta có thể trang trí thêm hoa cho lộng lẫy, tươi sáng và nên nhớ tránh đặt đĩa hoa quả lên bàn thờ của Chúa. Ngoài ra bạn có thể tăng thêm tính trang nghiêm bằng cách treo các khẩu hiệu “Thiên chúa là tình yêu” hay “Sự gì Chúa đã sắp đặt loài người không được phân ly”. Lưu ý việc giữ bàn thờ sạch sẽ, bóng loáng cũng rất quan trọng.

2.2 Trang trí nhà thờ tổ chức hôn lễ

Một số nhà thờ ở Việt Nam sẽ có trang trí sẵn như hoa, ruy băng để đồng bộ với khung cảnh lễ đường. Nếu muốn trang hoàng theo ý mình, cô dâu chú rể nên trình bày rõ với cha xứ và tìm hiểu những điều được phép cũng như không được phép thêm vào nơi làm lễ.

nghi thuc le cuoi nha tho 12

Về việc trang trí với hoa, vì không gian nhà thờ mang tính chất tôn nghiêm, nên khi tự trang trí, cô dâu chú rể không nên gắn nhiều hoa hay phụ kiện vào không gian, tránh rườm rà mà chủ yếu cần điểm hoa ở những vị trí quan trọng như hai bên bàn thờ Chúa, lối dẫn lên sân khấu và dọc những băng ghế của nhà thờ.

nghi thuc le cuoi nha tho 7 nghi thuc le cuoi nha tho 4 nghi thuc le cuoi nha tho 3

3. Trang phục là hết sức quan trọng

Nhà thờ không quy định trang phục dành cho cô dâu – chú rể là áo dài truyền thống hay soiree, veston, nhưng điều này không có nghĩa là các cặp đôi có thể ăn mặc tùy tiện khi cử hành thánh lễ. Ngày xưa, cô dâu thường mặc áo dài kín đáo trong lễ hôn phối, nhưng nay soiree được các cô dâu ưu tiên hơn. Tại các nhà thờ ở Việt Nam các cô dâu lưu ý tránh chọn những soiree cúp ngực, hay cổ áo khoét sâu, hở lưng, mà nên chọn soiree có tay để phù hợp nơi tôn nghiêm và sự thiêng liêng của buổi lễ.

nghi thuc le cuoi nha tho 10

Nếu vẫn chọn áo dài, việc lựa chọn những chiếc áo dài đơn giản là gợi ý hoàn hảo cho các cô dâu trẻ. Bạn nên tránh những mẫu áo dài bằng chất liệu ren, xuyên thấu để tránh cảm giác phô phang. Nếu là tín đồ của những chất liệu này, nên lót thêm một lớp vải mỏng như chiffon, voan hoặc các loại lụa có chất liệu tự nhiên, hút mồ hôi như tơ tằm, lụa organdy… Việc lựa chọn phụ kiện cũng vô cùng quan trọng nếu bạn đang có ý định tổ chức lễ cưới trong nhà thờ. Đừng quên các món trang sức như vòng kiềng hoặc hoa tai sẽ tô điểm thêm nét đoan trang, thùy mị.

4. Các nghi thức cơ bản nhất

Khi cô dâu bước vào lễ đường nghĩa là buổi lễ chính thức bắt đầu. Trước đó, có thể để hai phù dâu nhí cầm hoa và nhẫn bước vào trước, tượng trưng cho những thiên thần đưa cô dâu tới thiên đường hạnh phúc. Thông thường, cô dâu sẽ khoác tay cha hoặc người đỡ đầu tiến vào nơi làm lễ. Lời khuyên dành cho cô dâu lúc này là cần bình tĩnh, tươi tắn và tự tin tiến bước trên con đường dẫn tới sân khấu.Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ trước cha xứ

nghi thuc le cuoi nha tho 11

Sau phần mở đầu lễ cưới, Linh mục sẽ cử hành thánh lễ. Cô dâu chú rể sẽ lần lượt đọc Thánh Thư trước lễ đường. Sau khi Linh mục thể hiện lời thề của cô dâu chú rể trước mặt Chúa. Bên cạnh đó là thông điệp “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly”. Sau đó đôi vợ chồng tiến hành trao nhẫn cho nhau trước sự chứng giám của Chúa và mọi người.

nghi thuc le cuoi nha tho 6

Sau khi hoàn thành các lễ nghi đám cưới trong nhà thờ, đôi tân hôn sẽ được Cha xứ hướng dẫn thực hiện nghi thức “Ký sổ Hôn phối”, cùng với các chữ ký của Cha xứ, chữ ký chứng giám hôn phối của 2 người làm chứng đại diện cho cô dâu, chú rể.

5. Một số điều cơ bản khác bạn cần biết

Điều kiện bắt buộc để được làm lễ Hôn phối khi đám cưới trong nhà thờ là cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo, và cả hai đều nhận được Giấy chứng nhận hoàn tất khóa giáo lý hôn nhân do nhà thờ tổ chức trong vòng 3 đến 6 tháng liên tục. Trong trường hợp cô dâu hoặc chú rể không theo đạo, buổi lễ kết hôn trong nhà thờ chỉ có thể diễn ra nhỏ gọn, nhanh chóng, gọi là Phép chuẩn.

nghi thuc le cuoi nha tho 14

Chiếc nhẫn với hình vòng tròn được người Thiên Chúa coi là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Chính vì vậy nhẫn là vật không thể thiếu và được chú rể trao cho cô dâu như lời hứa hẹn họ sẽ sống trọn đời bên nhau.

nghi thuc le cuoi nha tho

Tại một số đám cưới của người Thiên Chúa bạn sẽ thấy cô dâu và chú rể, mỗi người cầm một ngọn nến. Đừng ngạc nhiên vì mỗi cây nến họ cầm tượng trưng cho cuộc sống riêng của mỗi người trước khi kết hôn. Cả hai sẽ dùng cây nến của mỗi người thắp chung một cây nến khác và cùng thổi tắt cây nến riêng của họ.

Vậy là bạn đã nắm được phần nào trình tự của một lễ cưới ở nhà thờ cũng như những thứ cần chuẩn bị để có một lễ Hôn phối diễn ra thật thành công rồi đúng không? Hãy nhờ thêm sự tư vấn của bố mẹ, anh chị hay bạn bè để có thêm thật nhiều kinh nghiệm thực tế cho việc hết sức trọng đại này nhé.

Azwedding xin chúc hai bạn sẽ có Hôn phối như ý và sống bên nhau trọn đạo vợ chồng, xây dựng một gia đình hạnh phúc theo thánh ý của Thiên Chúa!

Xem thêm: Gợi Ý Những Nghi Thức Cần Có Của Một Đám Cưới Tổ Chức Ở Nhà Hàng!

AZWedding gợi ý cho bạn địa chỉ chuyên thuê, may váy cưới, áo dài, vest chú rể với hơn 500 kiểu dáng có sẵn tại Marymy. Chắc chắn sẽ giúp bạn chọn được chiếc váy cưới như ý, tự tin toả sáng trong ngày trọng đại của đời mình.

M A R Y M Y.VN

■ Time: 9:00 - 21:00 (Thứ 2 - Chủ Nhật) ■ Address: 47-47A Nguyễn Thông, P.9, Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh. ■ Fanpage: fb.com/Marymy.vn ■ Instagram: instagram.com/marymy.vn/ ■ Website: http://marymy.vn ■ Hotline: 0995 999 986

Từ khóa » Tổ Chức Lễ Cưới Tại Nhà Thờ