Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Khi Nổi Hạch ở Cổ

Hiện tượng nổi hạch ở cổ thường xuất hiện ở trẻ em, người trong độ tuổi 20 – 50, tỷ lệ xảy ra ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới. Hạch này có thể gây đau hoặc không gây đau, sưng lên không rõ nguyên nhân, không do bệnh gì rồi dần dần tự biến mất. Cũng có trường hợp nó không có dấu hiệu biến mất khiến nhiều người lo lắng vì sự xuất hiện của “vị khách” không mời mà đến này.

1. Hạch ở cổ là gì?

Nổi hạch ở cổ là hiện tượng ở cổ bỗng nhiên xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu, hình bầu dục hoặc hình tròn, đa phần đều chứa dịch bên trong. Hạch thực chất là một tổ chức lympho. Nó nằm trên khắp cơ thể chủ yếu là ở vùng cổ, xương đòn, nách, bẹn,… Nếu cơ thể bạn bình thường thì chắc chắn bạn sờ sẽ không thấy được hạch. Tuy nhiên, khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, hạch sẽ hoạt động mạnh mẽ để chống lại bệnh tật nên sẽ sưng to.

Nổi hạch ở cổ là hiện tượng xuất hiện các khối nhỏ hình bầu dục ở cổ

Nói như vậy có nghĩa là hạch vốn dĩ là thành phần của liên võng nội mô (Tổ hợp toàn bộ bạch cầu mono, đại thực bào di động, đại thực bào mô cố định, và một vài tế bào nội mô chuyên biệt trong tủy xương, lách, và hạch lympho gọi là hệ thống võng nội mô). Nó đảm nhiệm một vai trò cực kỳ quan trọng là tạo ra kháng thể giúp chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể. Kích thước bình thường của hạch chỉ bằng hạt bắp. Thế nhưng khi hoạt động mạnh nó sẽ to bằng một quả xoài, quả trứng gây đau nên dễ nhận biết.

Bình thường hạch chìm và không thể sờ thấy, chỉ đến khi nó phải hoạt động mạnh để chống lại tác nhân gây hại nào đó thì mới sưng to.

2. Nguyên nhân nổi hạch ở cổ

Có nhiều nguyên nhân gây mọc hạch ở cổ, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là do bệnh nhiễm khuẩn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết đảm nhiệm chức năng làm bộ lọc ngăn cản các phần tử ngoại lai xâm nhập cơ thể. Khi có một nhiễm khuẩn ở vùng đầu cổ, hạch bạch huyết sẽ thu thập và tiêu diệt vi khuẩn. 

Thông thường, hạch ở cổ sẽ biến mất sau khi hết nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu hạch ở cổ không biến mất, cứng và không đau thì đây được xem là một dấu hiệu bất thường, cảnh báo cho nhiều trường hợp bệnh lý nguy hiểm. Ngoài nguyên nhân do bệnh nhiễm khuẩn, nổi hạch ở cổ có thể do:

  • Tác dụng phụ khi dùng một số thuốc như carbamazepin và phenytoin
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm chủng vắc – xin thương hàn, quai bị, sởi
  • Nổi hạch ở cổ có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng,..
  • Những bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS, lupus ban đỏ gây nên

Để xác định được nguyên nhân thật sự gây nổi hạch ở cổ, bạn cần đến các cơ sở y tế để sinh thiết hạch và có can thiệp sớm cho những trường hợp nguy hiểm.

Mọc hạch ở cổ có thể là tác dụng phụ sau khi tiêm chủng vắc – xin thương hàn, quai bị, sởi,…

3. Phân biệt một số loại hạch ở cổ

Khi nổi hạch ở cổ, bước đầu bạn có thể nhận dạng mức độ nguy hiểm bằng cách phân biệt sau:

  • Các hạch bạch huyết sưng vì nhiễm khuẩn sẽ đau, mềm và di động được.
  • Các hạch ở cổ do ung thư sẽ ít hoặc không đau đớn, cứng và cố định một chỗ.

Khi nổi hạch ở cổ đi kèm với triệu chứng khác lạ như sụt cân, sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi vào ban đêm, khó nuốt hoặc đau họng, sưng tấy liên tục kéo dài 2-4 tuần, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

4. Cách xử lý khi bị hạch ở cổ

Khi phát hiện nổi hạch ở cổ, kèm theo một số triệu chứng bất thường, bước đầu bạn có thể tự xử lý tại nhà theo các biện pháp sau:

  • Chườm nóng: nhúng một khăn lau trong nước nóng, vắt ráo và sau đó chườm lên chỗ nổi hạch để làm giảm sưng hạch lympho vùng cổ gáy.
  • Dùng thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa để giảm đau và hạ sốt. Một số thuốc giảm đau đề nghị bao gồm ibuprofen, acetaminophen.
  • Nghỉ ngơi: Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn khi gặp phải tình trạng sưng hạch bạch huyết vùng cổ gáy. 

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xác định chính xác vấn đề nổi hạch

Tuy nhiên, để tránh những biến chứng nguy hiểm và phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng, khi phát hiện nổi hạch ở cổ không đau hoặc đau, bạn cần phải tìm đến bác sĩ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân để tìm phương pháp điều trị thích hợp. Các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp y học hiện đại như siêu âm, sinh thiết hạch để chẩn đoán bệnh. Từ đó đánh giá tình trạng hạch và loại bệnh để điều trị tận gốc.

  • Nếu nghi ngờ hạch nổi do ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa,… hoặc sinh thiết hạch. Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư thì hạch đã mất đi chức năng bảo vệ cơ thể nên cần được điều trị bằng xạ trị hoặc phẫu thuật nạo vét toàn bộ hạch mang tế bào ung thư.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những địa chỉ khám và điều trị y khoa uy tín trong đó có nổi hạch ở cổ. Với quy trình thăm khám khoa học, thủ tục nhanh gọn, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, người bệnh sẽ được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, giải quyết triệt để vấn đề mọc hạch ở cổ

Vui lòng liên hệ hotline 1900234529 để được tư vấn trực tiếp.

Xem thêm: Nổi hạch ở cổ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

  1. Những điều cần biết về ung thư phần mềm
  2. Tầm soát ung thư thực quản và những điều cần biết
  3. Nổi hạch ở cổ nên uống thuốc gì thì khỏi?
  4. Nổi hạch ở cổ khám chuyên khoa nào?

Từ khóa » Nổi Hạch ở Cổ Không đau