Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Các Loại Bê Tông đặc Biệt

Để khắc phục những hạn chế về cường độ chịu kéo, cường độ chịu nén và khối lượng công trình cốt thép của các loại bê tông truyền thống, các loại bê tông đặc biệt ngày càng được sử dụng rộng rãi, và phổ biến hơn trong thi công. Vậy đâu là những loại bê tông đặc biệt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.

Theo các con số thống kê từ Bộ Xây dựng, tỷ lệ sử dụng hỗn hợp bê tông trong xây dựng nhà chiếm khoảng 40%, xây dựng cầu đường chiếm khoảng 15% tổng khối lượng các loại nguyên vật liệu.

Tuy nhiên vì các loại bê tông truyền thống có cường độ chịu kéo thấp, cường độ chịu nén tối đa chỉ đạt 50Mpa, và khối lượng công trình cốt thép lớn nên với các công trình nhà cao tầng, hoặc các công trình có đòi hỏi khắt khe về mặt kỹ thuật việc sử dụng các loại bê tông này không đáp ứng được các yêu cầu, chỉ số liên quan.

Đó là lý do vì sao ngay sau khi ra đời, các loại bê tông đặc biệt đã có được “sức lan tỏa” đáng kinh ngạc. Cụ thể sau đây là những thông tin chi tiết về các loại bê tông đặc biệt có tính ứng dụng cao nhất:

Những điều cần biết về các loại bê tông đặc biệt
Những điều cần biết về các loại bê tông đặc biệt

Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ là loại bê tông đặc biệt có cấu trúc gồm nhiều lỗ khí li ti dạng tổ ong kín được kết nối với nhau bằng bê tông. Chính vì vậy bê tông nhẹ còn được gọi là bê tông rỗng.

>>>Xem thêm: Vì sao bê tông siêu nhẹ có thể nổi trên mặt nước?

Đặc điểm đặc trưng của bê tông nhẹ là trọng lượng rất nhẹ. Cụ thể, tỷ trọng của một khối bê tông nhẹ chỉ khoảng 350kg/m3 trong khi các loại bê tông thông thường nặng khoảng 2800kg/m3.

Bên cạnh đó, bê tông nhẹ còn có các đặc điểm sau:

  • Cường độ chịu nén cao từ 2.5 – 4.5 N/m2
  • Khả năng cách âm, chống thấm tốt
  • Giảm thiểu ảnh hưởng của động đất
  • Khả năng cách nhiệt, chống cháy tốt
  • Giảm chi phí gia cố mỏng và kết cấu
  • Dễ thi công
  • Độ bền cao

Bê tông tươi

Về thành phần cấu tạo, bê tông tươi được sản xuất từ hỗn hợp xi măng, cốt liệu, nước, phụ gia và sợi gia cường riêng rẽ. Trong đó sợi gia cường riêng rẽ được sử dụng có thể là sợi phân tán ngẫu nhiên, hoặc sợi liên tục tùy theo yêu cầu đặc tính của thành phẩm bê tông tươi.

>>>Xem thêm: Phương pháp thi công bê tông tươi trong thời tiết nóng hiệu quả nhất

Các sợi gia cường riêng rẽ có nhiệm vụ cải thiện, là tăng cường các tính chất cho loại bê tông đặc biệt này. Trong một khối bê tông tươi, các sợi gia cường có thể được phân bố theo 1 hoặc 2 phương.

Bê tông tươi được sử dụng khá phổ ở các công trình có yêu cầu cao về khả năng chịu kéo, chịu uốn, chịu va đập, độ dẻo dai và độ co ngót. Bê tông cốt sợi là loại bê tông tươi tiêu biểu, được ứng dụng nhiều nhất.

Ưu điểm của bê tông tươi là khả năng cách nhiệt, chịu kéo uốn, chống va đập, độ bền cao. Do đó, loại bê tông đặc biệt này thường được sử dụng ở những phần kết cấu công trình cần cách nhiệt, cách âm…

Bê tông Polyme

Bê tông Polyme là một dạng đặc biệt trong các loại bê tông đặc biệt. Loại bê tông này được chế tạo từ nhựa tổng hợp cùng chất độn, cốt liệu bền hóa, tuy nhiên không có sự tham gia của chất kết dính khoáng và nước.

Điểm nổi bật trong thành phần cấu tạo của bê tông Polyme là chứa tới 3 thành phần hạt của chất độn và cốt liệu. Ưu điểm lớn nhất của loại bê tông đặc biệt này giá thành rẻ, và dễ sử dụng khi thi công.

Những điều cần biết về các loại bê tông đặc biệt
Những điều cần biết về các loại bê tông đặc biệt

Bê tông tự đầm (SCC)

Với khả năng tự lèn chặt, bê tông tự đầm có thể làm đầy và lèn chặt mọi góc cạnh của cốp pha, thậm chí cả những nơi dày đặc cốt thép bằng trọng lượng của chính bản thân nó mà không cần đầm khi thi công đổ hỗn hợp.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế

Sở dĩ bê tông tự đầm có khả năng tự lèn chặt, vì loại bê tông đặc biệt này có thể tự chảy sưới trọng lượng của bản thân không cần sự tác động của bất kỳ tác động cơ học nào mà vẫn đảm bảo được tính đồng nhất.

Nhờ khả năng tự lấp đầy cốp pha bằng trọng lượng bản thân, việc sử dụng bê tông tự đầm làm tăng độ bền, độ đồng nhất  của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong xây dựng

Ứng dụng chung của các loại bê tông đặc biệt

Các loại bê tông đặc biệt này phù hợp với các công trình xây dựng lớn, có yêu cầu kỹ thuật khắt khe.

Ngoài ra các loại bê tông hỗn hợp bê tông thương phẩm này còn được sử dụng để dung để thi công các hạng mục công trình móng sàn, dầm, hoặc trang trí…

Qua các thông tin cơ bản nhất trên đây Bê tông siêu nhẹ hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về các loại bê tông đặc biệt cũng như khả năng ứng của các loại bê tông này từ đó có sự chọn lựa tốt nhất cho công trình riêng.

Bài viết liên quan

  • Gạch block là gì?Gạch block là gì?
  • Ứng dụng của bê tông cường độ cao trong lĩnh vực xây dựng hiện đạiỨng dụng của bê tông cường độ cao trong lĩnh vực xây dựng hiện đại
  • Xây nhà bằng hệ khung thép và sàn bê tông nhẹ, ảnh thực tế tại Thạch Thất, Hà NộiXây nhà bằng hệ khung thép và sàn bê tông nhẹ, ảnh thực tế tại Thạch Thất, Hà Nội
  • Xây nhà 3 tầng bằng tấm ALC trong 2 tháng tại Bát Tràng Gia LâmXây nhà 3 tầng bằng tấm ALC trong 2 tháng tại Bát Tràng Gia Lâm
  • Hướng dẫn thi công gạch bê tông nhẹHướng dẫn thi công gạch bê tông nhẹ
  • Thi công sàn bê tông siêu nhẹ cho nhà anh Tuấn tại Sóc SơnThi công sàn bê tông siêu nhẹ cho nhà anh Tuấn tại Sóc Sơn

Từ khóa » Các Loại Bê Tông đặc Biệt