Tất Tần Tật Những SAI LẦM TẮM BÉ MÙA ĐÔNG Và Lời Giải đáp Về ...
Có thể bạn quan tâm
Các bác sĩ khuyên rằng, không nên tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà quá sớm hoặc quá muộn. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để tắm cho bé vào mùa đông là từ 10h đến 10h30 và từ 13h đến 16h. Vì đây là khoảng thời gian thân nhiệt bé ổn định nhất. Đối với những trẻ sơ sinh thông thường, tắm từ 2 – 3 lần/ tuần là phù hợp với sức khỏe của bé. Đối với những bé đã bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm có thể tắm nhiều lần hơn bởi lúc này thức ăn có thể dính vào người làm bẩn một số bộ phận, thậm chí là toàn cơ thể.
Tuy nhiên, việc rửa tay, chân, mặt và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé thì cần được thực hiện hàng ngày.
Chọn cho bé một khu vực tắm kín gió bởi mùa đông nhiệt độ đã rất thấp, nếu có gió lạnh lùa vào rất có thể khiến bé trúng gió độc, hoặc bị cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Các bước tắm cho bé mùa đông mẹ nào cũng cần biết:
Bước 1: Chuẩn bị tất cả các vật dụng cần thiết như khăn tắm, xà bông, dầu gội, tã, quần áo, một chiếc cốc, thậm chí là cả những đồ chơi để dỗ khi con khóc.
Bước 2: Mẹ nên đo nhiệt độ nước trước khi đưa nước lên cơ thể của bé để tránh trường hợp quá nóng hoặc quá lạnh.
Thử nước ở trên cổ tay của mẹ, nếu có cảm giác ấm ấm hoặc dùng nhiệt kế đo nhiệt độ ở 90 độ F (32 độ C) là được.
Bước 3: Bắt đầu bế bé ra phòng tắm. Cởi toàn bộ quần áo và bắt đầu tắm. Tuy nhiên, nếu con có biểu hiện sợ hãi và khóc, tạm thời đừng cởi tã để bé có cảm giác ấm áp và an toàn, sau đó dần dần mới cởi bỏ hết.
Bước 4: Đầu tiên, hãy cho phần chân của bé tiếp xúc nước, tay đỡ phần cổ và đầu.
Sau đó rửa mặt bằng nước ấm, đặc biệt là sau tai, các khe kẽ tai và trong các nếp gấp cổ. Trừ khi da bé có mồ hôi, dầu mỡ, bụi bẩn thì sử dụng xà phòng nhẹ, còn không dùng nước ấm là đủ.
Tiếp theo là tắm đến cơ thể, mở rộng cánh tay và chân để rửa các nếp gấp ở bẹn, đầu gối, khuỷu tay và những nơi có nhờn. Mẹ lưu ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, phần mông và đùi cho bé bởi những bộ phận này tiếp xúc với nước tiểu, phân và thường xuyên được ủ bởi tã nên nếu không được làm sạch sẽ rất dễ bị hăm da.
Cuối cùng là cho một chút nước ấm trên đỉnh đầu của bé, sau đó thoa dầu gội và massage nhẹ nhàng toàn bộ da đầu. Phải thật cẩn thận khi tắm chỗ phần mềm trên đầu. Sau đó gội sạch lại bằng nước.
Bước 5:
Tắm lại thật kĩ từng bộ phận trên cơ thể bằng nước sạch và cẩn thận đưa bé ra khỏi bồn tắm. Dùng khăn khô lau từ trên đầu xuống từng kẽ của cơ thể và nhanh chóng ủ ấm cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm da sau khi tắm.
Cách tắm đúng cho con như sau:
Sai lầm của nhiều mẹ là có thói quen tắm cho con từ trên đầu xuống chân Các bác sĩ cho rằng, những bộ phận ở phía trên dễ bị lạnh hơn. Do đó cách tắm từ trên đầu xuống chân sẽ làm trẻ bị lạnh.
Cách tắm đúng là:
- Rửa mặt cho con bằng khăn mềm, sạch. Lau mắt, mũi, tai cho con, nhưng đừng để nước vào mắt, mũi, tai làm trẻ sợ tắm.
- Mùa đông nên tắm / lau từ dưới chân lên bụng con. Không nên cởi hết quần áo của con, hãy tắm /lau đến đâu cởi ở đó.
- Trẻ lớn có thể ngồi bồn/chậu tắm, lượng nước nên ngập đến giữa bụng, hoặc ngực. Vừa kỳ cọ, vừa dùng khăn bông dấp nước ấm lên lưng, ngực con để giữ ấm cơ thể.
- Tắm xong quấn khăn bông dày vừa lau người, vừa giữ ấm cho con. Nên quấn khăn trên người trẻ, lau đến đâu thì mở khăn đến đó để giữ ấm cho trẻ).
- Mẹ cần thao tác nhanh để cơ thể con không bị hạ nhiệt. Dù con thích vầy nước cũng chỉ cho tắm trong khoảng 5 – 10 phút để tránh bị nhiễm lạnh, con sạch mà không bị ốm.
- Lưu ý là lau mình cho con xong mới gội đầu - như thế giúp não bộ của con (và cả người lớn) kịp tiếp nhận và thích ứng với những tín hiệu thay đổi của cơ thể, bảo vệ bộ não. Gội đầu cho con nhanh và lau khô nhanh.
Để tắm an toàn cho con mùa đông, mẹ cần nhớ:
- Thời gian tắm không quá 2 - 3 phút (với trẻ sơ sinh kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc ra khỏi chậu), 5 phút với trẻ lớn hơn.
- Nên cho con mặc quần áo ấm ngay, tốt nhất là có máy sưởi, quạt sưởi thì hơ qua quần áo của con, rồi ủ vào khăn bông. Tắm xong cho con mặc sẽ không lạnh. Hoặc ấp quần áo vào người mẹ một lúc rồi mặc cho con.
- Không pha nước tắm nóng quá vì da con mỏng và nhạy cảm sẽ làm con sợ nước nóng. Trẻ 1 – 6 tuổi nếu nhà không có bồn tắm thì nên mua chậu to, thành cao để con ngồi vào nước dềnh lên phủ phần lớn cơ thể sẽ ấm hơn.
- Không để con tắm lúc đói, hoặc vừa ăn no, hoặc đang có dấu hiệu sốt và ốm nhẹ.
- Nếu con vừa ngủ dậy, hãy chờ tỉnh hẳn rồi hãy cho con tắm.
Mai Anh (tổng hợp)
Từ khóa » Cách Tắm Cho Trẻ Vào Mùa đông
-
Cẩm Nang Của Mẹ Khi Tắm Cho Trẻ Vào Mùa đông - VietNamNet
-
[Hướng Dẫn] Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Mùa đông đúng Chuẩn Khoa Học
-
Nguyên Tắc Tắm Cho Bé Vào Mùa đông để đảm Bảo An Toàn Các Mẹ ...
-
Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Trong Mùa đông: Lưu ý Cần Nhớ - 24H
-
Mùa Lạnh, Tắm Vào Thời điểm Nào Trong Ngày để Trẻ Không ốm?
-
Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa đông Mẹ Cần Biết - MarryBaby
-
Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Mùa đông, 7 điều Mẹ Cần Lưu ý - Dr.Papie
-
Trẻ Sơ Sinh Mùa đông Tắm Mấy Lần? Tắm Thế Nào đúng Nhất?
-
MÙA ĐÔNG Mẹ Làm Ngay 6 điều Này Khi TẮM CHO BÉ Thì Trời Có Rét ...
-
Có Cần Tắm Cho Trẻ Thường Xuyên Vào Mùa đông - Bách Hóa XANH
-
Chuyên Gia Giải đáp: Trẻ Sơ Sinh Mùa đông Tắm Mấy Lần Là Tốt Nhất?
-
4 Lưu ý Khi Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Mùa đông Lạnh - Eva
-
Trời Lạnh Có Nên Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Không? Nguyên Tắc ... - Sức Khỏe
-
Cách Tắm Cho Bé Vào Mùa đông Mẹ Nào Cũng Nên Biết - Báo Mới