Tất Tần Tật Về 02 Hệ Màu CMYK Và RGB - Color ME
Có thể bạn quan tâm
Đối với các bạn mới chập chững bước vào con đường design, việc phân biệt được 02 hệ màu CMYK và RGB là vô cùng khó, thậm chí đôi khi còn không biết nên sử dụng hệ màu nào. Bởi vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về CMYK và RGB nhé!
Những màu sắc cơ bản
Màu sắc cơ bản
Màu cơ bản là những kiến thức sơ đẳng nhất về hội họa mà những người mới theo con đường design cần phải biết. Nó là những màu sắc mà khi kết hợp với nhau theo những tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra một màu mới nằm trong dải ánh sáng nhìn thấy. RGB và CMYK là 2 hệ màu có các hệ thống màu cơ bản khác nhau: RGB là 3 màu cơ bản của ánh sáng thông thường còn CMYK là hệ thống màu cơ bản dành cho ngành in ấn. Hãy tìm hiểu và so sánh về 2 hệ màu cơ bản này và xem chúng làm việc như thế nào.
CMYK là gì?
CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau:
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)
Nguyên lý làm việc chính của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Do đó thay vì thêm độ sáng để có những màu sắc khác nhau, CMYK sẽ loại trừ ánh sáng đi từ ánh sáng gốc là màu trắng để tạo ra các màu sắc khác. 3 màu Cyan, Magenta và Yellow khi kết hợp sẽ tạo ra một màu đen.
Màu CMYK thường được sử dụng khi thiết kế phục vụ cho mục đích in ấn các thiết kế như poster, brochure, name card, catalogue, sách hoặc tạp chí,…
RGB là gì?
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó bao gồm các màu sau:
R = Red (đỏ)
G = Green (xanh lá)
B = Blue (xanh dương)
RGB là gì?
Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thành các màu đỏ, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.
Mã màu RGB thường được sử dụng để thiết kế vật thể trên màn hình, máy tính, điện thoại, và các thiết bị điện tử khác...
Sự khác nhau giữa CMYK và RGB
CMYK và RGB sẽ được sử dụng dựa trên các mục đích khác nhau.
Các file hệ RGB sẽ làm việc tốt với các thiết bị phát quang sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở. Vì thế hệ RGB được sử dụng cho các màu thể hiện trên màn hình máy tính cũng như các màu trong ngành thiết kế Web được chiếu qua các màn hình hay máy chiếu dùng ánh sáng.
Ngược lại, CMYK lại là hệ màu ưa thích của máy in, một nhà thiết kế ảnh số có thể chỉnh sửa với ảnh hệ màu RGB nhưng ảnh khi in ra trên các máy in sử dụng mực CMYK sẽ thể hiện các màu khác so với màu bạn thấy trên màn hình.
Bởi vậy, với các thiết kế digital trên web thì bạn cần chọn lựa màu RGB còn in ấn thì sẽ chọn CMYK. Bạn cũng cần lưu ý chỉnh hệ màu ngay từ đầu để tránh màu sản phẩm và màu thiết kế không khớp nhau.
Chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu
Trong hầu hết các phần mềm đồ họa đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu. Dưới đây là cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất - Photoshop và Illustrator để các bạn tham khảo.
Trong Illustrator : Vào menu File -> Document Color Mode -> CMYK Color (hoặc RGB Color)
Trong Photoshop : Vào menu Image -> Mode -> chọn mode muốn chuyển.
Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.
Lời kết
Hi vọng rằng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ được các đặc trưng cơ bản về 02 hệ màu chính: CMYK và RGB. Đối với các bạn đang bắt đầu theo đuổi con đường design, hiểu rõ về màu sắc mới chỉ là một khía cạnh nhỏ. Còn rất nhiều kiến thức quan trọng khác mà các bạn cần nắm rõ. Bởi vậy, hãy tham khảo ngay khóa học thiết kế của ColorME nhé!
Tham khảo: Học thiết kế đồ họa Online.
Từ khóa » Hệ Màu Rgb-cmyk Gồm Những Màu Nào
-
Sự Khác Biệt Giữa RGB Và CMYK Trong Thiết Kế Và In ấn | Công Thành
-
Khác Nhau Giữa 2 Bảng Màu RGB Và Bảng Màu CMYK Trong Thiết Kế
-
Cách Phân Biệt Màu CMYK Và RGB - Thùy Uyên
-
Tìm Hiểu Về 2 Hệ Màu RGB Và CMYK
-
Mọi Điều Cần Biết Về 2 Mã Màu RGB & Màu CMYK - Design Box
-
Mô Hình Màu CMYK – Wikipedia Tiếng Việt
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÃ MÀU RGB VÀ CMYK - O₂ Education
-
Cách Phân Biệt Hệ Màu CMYK Và RGB Trong Thiết Kế đồ Họa
-
Phân Biệt Hệ Màu CMYK Và RGB để Có Bản In Chuẩn Màu Nhất
-
Mọi điều Về Hệ Màu RGB Và CMYK Trong Thiết Kế Và In ấn
-
Tìm Hiểu Về Hệ Màu RGB Và CMYK - MyThuatMS
-
CMYK Là Gì? Vai Trò Và ứng Dụng Của Bảng Màu CMYK Trong Thiết Kế
-
Tìm Hiểu Hai Hệ Màu RGB Và CMYK - Creative
-
Các Hệ Màu CMYK, RGB, LAB COLOR Trong Thiết Kế In ấn