TẤT TẦN TẬT VỀ BỘ LỌC KHÍ NÉN - PHỤ TÙNG MÁY NÉN KHÍ

Bộ lọc khí nén là thiết bị kết nối giữa các thiết bị khí nén và thiết bị tách nước, có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng nguồn khí nén cung cấp cho cả quá trình sản xuất. Ngoài ra, bộ lọc còn có khả năng duy trì và điều chỉnh áp suất của hệ thống máy nén khí để đảm bảo sự kết nối giữa các chi tiết máy đến thiết bị nén khí. Vì có vai trò, nhiệm vụ quan trọng như vậy nên người dùng máy nén khí rất quan tâm đến bộ phận này.

bolocmaynenkhi

Bộ lọc khí nén là gì?

Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và vấn đề ô nhiễm môi trường nên không khí nước ta thường có độ ẩm cao, chứa nhiều tạp chất như bụi bẩn, hạt kim loại, vụn ni lông…

Những tạp chất này khi đi vào hệ thống máy nén khí sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng khí nén, gây giảm năng suất, công  suất của các thiết bị sử dụng khí.

Bởi vậy, bộ lọc khí nén được nghiên cứu sản xuất nhằm khắc phục tình trạng này.

LỌC GIÓ MÁY NÉN KHÍ LÀ GÌ?

Bộ lọc khí nén là thiết bị dùng để kết nối nguồn cung cấp khí nén với các thiết bị khác trong hệ thống, có chức năng tách nước, loại bỏ tạp chất lẫn trong không khí.

Ngoài ra, thiết bị còn giúp điều chỉnh và duy trì áp suất cần thiết trong các thiết bị truyền động, giữ cho máy móc luôn hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm.

Hình ảnh lọc được đấu nối tới thiết bị khác

Cấu tạo của bộ lọc khí nén

 Bộ lọc tinh ( Q) , Bộ lọc thô ( S ) dùng cho máy nén khí

Van lọc

Đây là thành phần quyết định chất lượng khí nén sau khi đi qua bộ lọc. Nhiệm vụ chính của van lọc là tách hơi nước và loại bỏ tạp chất lẫn trong nguồn khí như bụi bẩn, hạt kim loại li ti, bụi vải…

Khí nén được cung cấp từ bộ phận nguồn sẽ được dẫn vào bộ lọc thông qua ống dẫn khí. Tại đây, do ảnh hưởng của áp suất cao, khí sẽ chuyển động xoáy khi đi qua các lá chắn kim loại hình xoắn để đến với các phần tử lọc.

Tùy thuộc vào chất lượng, tính chất khí nén được đưa vào, kích thước các phần tử lọc sẽ có sự khác biệt. Thông thường, độ lớn của chúng sẽ dao động trong khoảng 5 µm đến 70 µm.

Vật liệu được sử dụng làm phần tử lọc thường là vật liệu tổng hợp, kim loại thêu kết hoặc sợi kim loại.

Ngoài ra, với một số hệ thống chất lượng cao, các phần tử lọc có thể làm từ sợi thủy tính với khả năng tách nước, tách chất bẩn lên đến 99,99%.

Sau khi các chất bẩn chuyển động theo chiều xoáy văng lên lưới lọc, đi qua phần tử lọc và rơi xuống đáy cốc, van lọc tự động sẽ tự xả sạch chúng. Còn nếu sử dụng van lọc tay, người dùng cần nhấn nút để xả mỗi khi chất bẩn đầy.

Van điều chỉnh áp suất

Theo đúng tên gọi của mình, van điều chỉnh áp suất có nhiệm vụ điều chỉnh và giữ áp suất luôn ở mức ổn định, giữ an toàn cho thiết bị ngay cả khi áp suất đầu vào hoặc đầu ra của van bị biến động. Chúng thường gắn với đồng hồ đo áp để người dùng dễ dàng quan sát và kiểm soát mức áp suất.

Khi áp suất đầu ra tăng lên so với áp suất điều chỉnh thì lượng khí nén sẽ tăng tác động lên màng van.

Điều này khiến vị trí kim trục thay đổi, khí nén sẽ thoát ra môi trường bên ngoài qua lỗ xả khí.

Quá trình đó lặp lại liên tục cho đến khí áp suất về đúng với mức áp suất điều chỉnh ban đầu, kim trục về lại vị trí xuất phát.

Van tra dầu

Van tra dầu còn có tên gọi khác là bình dầu. Thành phần này có thể hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với bộ phận điều áp, lọc nước để tạo nên bộ lọc khí nén. Chức năng của chúng là chứa dầu bôi trơn và phun dầu dạng sương vào khí nén đã lọc sạch. Dầu sẽ theo khí đi đến các khớp nối, xi lanh… để bôi trơn, giảm ma sát và làm mát.

Cấu tạo của bộ lọc khí nén đôi
Cấu tạo của bộ lọc khí nén đôi

VAN AN TOÀN MÁY NÉN KHÍ – PHỤ KIỆN ĐẶC BIỆT TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Sau khi không khí được nén lại, khí sẽ được dẫn vào bên trong bộ lọc. Tại đây, dòng khí sẽ chuyển động theo dạng xoáy vì chịu tác động từ các tấm chắn hình xoắn ốc. Chuyển động này tạo ra lực ly tâm, khiến nước và các tạp chất lẫn trong khí di chuyển qua các phần tử lọc khí. Các phần tử này sẽ loại bỏ khoảng 95% chất bẩn thô to. Còn khoảng 5% các loại bụi siêu nhỏ sẽ tiếp tục theo dòng khí đi qua một màng lọc để lọc thêm một lần nữa.

Toàn bộ chất bẩn qua 2 lần lọc sẽ rơi xuống đáy cốc lọc và tích tụ lại. Khi cốc đã đầy, bộ lọc tự động sẽ xả nước, mang tất cả chất bẩn ra khỏi bộ lọc. Còn đối với bộ lọc xả tay, người vận hành cần theo dõi để tiến hành xả tay, đưa chất bẩn ra ngoài bằng nút vặn.

.

Khí nén sau khi được lọc sạch sẽ đi qua cổng để đến bộ phận điều áp (van điều chỉnh áp suất). Tại đây, người dùng có thể quan sát mức áp suất khí nén thông qua màn hình đồng hồ hiển thị lắp bên ngoài bộ lọc. Trong trường hợp áp suất khí nén quá cao, người dùng cần thực hiện điều chỉnh áp suất bằng cách xoay vít vặn. Nếu không được điều chỉnh kịp thời khi áp suất tăng, màng khí sẽ bị đẩy lên để khí nén thoát ngoài nhằm giảm áp suất.

Sau khi đi qua bộ phận điều áp, khí nén tiếp tục di chuyển tới van tra dầu. Lượng dầu bôi trơn tại đây sẽ được phun dưới dạng sương li ti để khí nén mang theo dầu đi qua ống dẫn vào hệ thống làm việc.

Giới thiệu về lọc dầu máy nén khí: chức năng, cấu tạo, cơ chế hoạt động 💧

Phân loại bộ lọc khí nén

Do nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng nên các hãng sản xuất không ngừng nghiên cứu và chế tạo thêm nhiều loại bộ lọc để đáp ứng thị trường. Dưới đây là các loại bộ lọc khí phổ biến hiện nay được phân theo chức năng và chân ren.

Theo chức năng

Ngoài chức năng chung là lọc tách chất bẩn khỏi nguồn khí, bộ lọc còn có thể thực hiện nhiều chức năng hơn như lọc hạt, lọc dầu, loại mùi, vừa lọc vừa nạp nước…

Bộ lọc hạt

Đây là loại lọc được thiết kế riêng cho những công việc, môi trường mà khí nén chứa nhiều hạt bụi bẩn có kích thước tương đối lớn như hạt sắt, hạt bụi, hạt nhựa…

Đây là chức năng vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu suất làm việc cũng như tuổi thọ của các thiết bị.

Bộ lọc than hoạt tính

Bộ lọc than hoạt tính còn được gọi là bộ lọc hơi, chuyên dành cho những hệ thống sử dụng khí nén nhiễm mùi hoặc chất hữu cơ có gây mùi khó chịu.

Bộ lọc sử dụng vật liệu carbon, than hoạt tính với khả năng hút mùi, hút ẩm tốt nên thường được dùng trong các hệ thống cung cấp khí  nén :

  • Phục vụ sản xuất chế biến thực phẩm
  • Chế biến nông lâm sản hoặc trong các bệnh viện.
  • Đây đều là những lĩnh vực có yêu cầu cao về chất lượng nguồn khí nén.

Bộ lọc hợp nhất

Loại bộ lọc khí nén này có khả năng loại bỏ nước, dầu, hạt bụi bẩn có kích thước siêu nhỏ trong khí nén. Nhà sản xuất thường lắp đặt chúng tại các vị trí quanh co nhằm giảm áp lực và tiết kiệm chi phí.

Bộ lọc kết hợp lạnh

Bộ lọc kết hợp lạnh được thiết kế để có thể hoạt động ổn định trong những môi trường đặc biệt, nhiệt độ thấp khoảng 2 độ C. Điều này rất quan trọng, giúp loại bỏ hơi ẩm một cách hiệu quả khi môi trường lạnh.

Bộ lọc nạp khí nén

Đối với những hệ thống nén khí làm việc trong môi trường hóa chất độc hại thì cần sử dụng bộ lọc nạp khí nén. Bởi bên cạnh việc loại bỏ chất ô nhiễm có kích thước nhỏ tới  0.3 µm, loại lọc này còn nạp nước trong quá trình lọc.

bo loc tinh q s 300x300 1

Theo chân ren

Việc phân chia bộ lọc theo chân ren sẽ giúp khách hàng lựa chọn được các kích cỡ nhanh chóng và dễ dàng.

Ren ¼

Ren ¼ còn được gọi là ren 13, được sử dụng phổ biến trong các hệ thống khí nén vừa và nhỏ. Chúng phù hợp với các loại co nối YPC,YPL, YPX, YPB, YPCF, YPCL, YPD, YSC và các ống dẫn khí phi 4, 6, 8, 10…

Ren ⅜

Bộ lọc ren ⅜ hay bộ lọc ren 17 phù hợp với tất cả các loại co nối ren 17 như TPC, TPX, TPB, TPD, TSC, TPY, TPL…

Ren ½

Bộ lọc ren ½ còn có tên gọi là bộ lọc phi 12. Tùy vào lưu lượng khí nén của hệ thống mà người dùng có thể chọn 13, 17, 21 hay loại lớn hơn 27, 34, 49.

Tùy vào lưu lượng khí nén của hệ thống mà người dùng lựa chọn loại bộ lọc có chân ren phù hợp

Ưu và nhược điểm của bộ lọc khí nén

Tương tự như các thiết bị kỹ thuật khác, bộ lọc khí nén sở hữu song song nhiều ưu điểm nổi bật cũng như những nhược điểm cần được khắc phục.

Để quá trình sử dụng bộ lọc được an toàn và ổn định, người dùng cần nắm rõ tất cả những điểm này.

👉 Cách thay thế phụ tùng máy nén khí

Ưu điểm

Với vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống máy nén khí, bộ lọc khí nén có nhiều ưu điểm nổi trội như sau:

  • Thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình lắp đặt, di chuyển, sửa chữa. Với những bộ lọc ba gồm bình dầu, điều áp và lọc nước, người dùng có thể tháo riêng từng phần để thay thế khi có sự cố hỏng hóc.
  • Các bộ lọc được sản xuất với nhiều kích cỡ, phù hợp cho nhiều loại máy với công suất khác nhau.
  • Khả năng lọc sạch cao, có thể nâng chất lượng khí nén lên đến 99,99% với những loại lọc cao cấp và giữ mức 95-98% với lọc thông thường.
  • Thiết bị ít bị hư hỏng hoặc gặp sự cố.
  • Bộ lọc sử dụng chất liệu thép không gỉ cứng cáp, khả năng chịu va đập cao, có thể làm việc bền bỉ cả trong những môi trường có áp suất và nhiệt độ, độ ẩm cao.

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm kể trên, bộ lọc khí nén vẫn tồn tại một số nhược điểm cần cải tiến, khắc phục như:

  • Khí nén khi được xả ra ngoài từ bộ phận điều áp thường tạo ra tiếng rít lớn, gây ồn ào và khó chịu cho người dùng.
  • Do vị trí lắp đặt của linh kiện là bên ngoài máy nén khí hoặc trên các ống dẫn nên thường chịu ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, có thể nứt vỡ khi va chạm mạnh.
  • Do có quá nhiều mẫu mã, đa dạng về chất lượng, thương hiệu sản xuất nên người dùng có thể gặp khó khăn khi lựa chọn sản phẩm.
  • loc.dau

Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ lọc khí nén. Để vận hành tốt các thiết bị, đảm bảo chất lượng hệ thống máy nén khí, người dùng cần am hiểu và sử dụng tốt linh kiện này.

Nếu gặp bất cứ sự cố nào trong quá trình hoạt động, hãy liên hệ ngay với TLC Compressor để nhận tư vấn xử lý vấn đề nhanh nhất có thể.

Chúc các bạn vận hành hệ thống máy thuận lợi, mang lại hiệu suất cao trong công việc.

Từ khóa » Bo Lọc Khí