Tất Tần Tật Về Bộ Nguồn Máy Tính Của Bạn! - TNC Store

PSU là viết tắt tiếng anh của Power Supply Unit, được gọi là bộ nguồn của máy tính. Nó cung cấp năng lượng cho toàn bộ các linh kiện trong PC của các bạn (CPU, ổ cứng, mainboard, bàn phím, card màn hình và chuột). Chính vì thế bộ nguồn rất quan trọng với máy tính. Nếu như không có bộ phận nào thì máy tính không hoạt động.

1, Nguyên lí hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của nguồn dựa theo lý thuyết chuyển mạch tự động, tên tiếng anh là Switching Power Supply. Dòng điện từ lưới điện chúng ta sử dụng hàng ngày là dòng xoay chiều, các bộ nguồn chủ yếu sử dụng dòng điện một chiều nên bộ nguồn có tác dụng chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Cụ thể: Bộ nắn điện (chỉnh lưu) sẽ nắn dòng điện xoay chiều từ nguồn điện dân dụng hàng ngày của chúng ta thành dòng điện một chiều. Từ điện áp một chiều này qua các bộ gợn sóng để làm phẳng dòng điện sau đó tiếp tục biến thành dòng điện xoay chiều với tần số cao. Chúng lại được chuyển qua một bộ biến áp để hạ thành dòng điện xoay chiều có điện áp thấp hơn, cuối cùng chúng lại được nắn trở lại thành dòng điện một chiều. Một bộ nguồn lý tưởng là bộ nguồn có điện áp đầu ra ổn định, bằng phẳng, không gợn sóng, lượng nhiệt hao phí tỏa ra ít và đạt hiệu suất sử dụng tối đa.

2, Chuẩn 80 Plus

Như phần ở trên mình đã nói thì điện dân dụng mình xài đó chính là dòng điện xoay chiều (AC) nhưng các bộ phận của máy tính thì đều sử dụng dòng điện 1 chiều. Vậy nên nguồn có tác dùng là chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Và có một chuyện xảy ra đó chính là, không phải cứ 100w điện AC thì chuyển được 100w điện DC.

Vậy nên có một số nhà xuất đã có tem đã bảo đó chính là chuẩn 80 Plus

Chuẩn 80 plus chính là nhà sản xuất thông báo với bạn là 100w sẽ chuyển thành bao nhiêu trong dòng điện DC.

3, Công suất nguồn.

Đơn vị công suất nguồn là W (thể hiện sức mạnh của nguồn). Khi mua nguồn bạn phải chú ý đến điều này, vì công suất phù hợp với thành phần máy tính, đủ sức tải điện cho tất cả các thành phần của máy tính. Các bạn nên chú ý những điều sau khi mua nguồn:

- Total Power: Tức là công suất tổng

- Continuous Power: Công suất ổn định

- Peak Power: Tức là công suất đỉnh

Khi mua nguồn bạn phải chú ý số in trên nguồn là Total Power hay Continuous Power thì bạn nên mua. Nếu là Peak Power thì phải cân nhắc kĩ, vì nó là công suất cao nhất mà nguồn đó có thể đạt được trong vài mili giây.

4, Các kích thước của bộ nguồn

Kích thước thì PSU cũng rất rất nhiều, hiện tại thì những nguồn chuẩn ATX PS2 thì rất phổ biến. Sử dụng ở hầu hết các bộ PC gaming hiện nay. Có công suất từ 250W đến 1000W

- ATX PS3: Giống như ATX PSU PS2 nhưng ngắn hơn. Tuy nhiên vẫn gắn những PS3 vào những case hỗ trợ PS2. Sử dụng trong những case nhỏ. Công suất tối đa: 300W

- SFX PSU: Với kích thước Micro ATX PSU được sử dụng trong những case nhỏ, bị hạn chế kích thước. Công suất tối đa: 300W. Cái này cũng sẽ gắn được những case có ATX PSU tiêu chuẩn với 1 cái khung kim loại.

- SFX PSU 2: Với kích thước Micro ATX PSU, được sử dụng trong những case nhỏ, bị hạn chế kích thước. Công suất tối đa: 180W

- Slim ATX Desktop PSU: Với kích thước nhỏ và dài hơn ATX PSU tiêu chuẩn. Sử dụng trong một số máy tính để bàn quá mỏng. Công suất tối đa: 350W

- TFX PSU: Với kích thước Micro ATX PSU, được sử dụng trong một số máy tính để bàn siêu mỏng. Công suất tối đa: 250W

5, Dây nguồn

Trên thị trường hiện nay có 3 dây nguồn đó là:

- Full Module: Là loại có thể tháo được dây, để giúp bạn chọn những dây cần thiết thôi, cho gọn và nhìn đở rắc rối.

- Non Module: Là loại thường thấy nhất ở Việt Nam. Không tháo được dây.

- Semi Module: Là chỉ tháo được một vài dây. Và chắc chắn là 2 đầu 8-Pin và 24-Pin là không thế tháo được.

6, Cách chọn nguồn sao cho chuẩn.

Chọn nguồn sao cho công suất đủ để tải cả bộ PC là 1 bài toán đơn giản nhưng không nhiều người để tâm. Có 1 cách tính công suất nguồn tối thiểu khá đơn giản đó là lấy TDP của CPU cộng với TDP của GPU và cộng thêm với khoảng 200W nữa là ra công suất nguồn tối thiểu. Khá đơn giản đúng không!

Và đó là tất cả những gì mình muốn chia sẻ về bộ nguồn của máy tính. Đừng quên ghé thămTNC News để cập nhật tin tức và những mẹo bổ ích về các sản phẩm công nghệ nhé!

Từ khóa » Chuẩn Nguồn Atx Là Gì