Tất Tần Tật Về Các Loại ổ Cứng SSD: SSD MSATA, M2 SATA, M2 ...

Ổ cứng SSD sở hữu nhiều ưu điểm về tốc độ, độ bền và kích thước so với loại HDD trước đây. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu thử có bao nhiêu loại ổ cứng SSD hiện nay trên thị trường, và cách nhận biết.

SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng di động thể rắn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như bộ nhớ RAM hay các loại thẻ nhớ, USB đó là sử dụng các chip nhớ flash. SSD có nhiều phương thức kết nối không chỉ dừng lại ở SATA III có tốc độ tối đa 6 Gbps mà còn PCIe lên đến 32 Gbps.

Xem thêm: Ổ cứng SSD là gì?

1Các loại SSD trên thị trường hiện nay

Để phân loại theo ổ cứng, bạn có thể dựa vào yếu tố như kích thước, chuẩn công nghệ và hình dạng ổ, cụ thể như sau:

SSD 3.5 inch SATA

SSD 3.5 inch SATA là sản phẩm thường được dùng cho máy tính để bàn. Tuy nhiên loại bổ cứng này ngày nay khá khó tìm và đang dần bị thay thế dần bởi ổ cứng SSD 2.5 inch.

SSD 2.5 inch SATA III

Kích thước ổ cứng SSD 2.5 inch

Ổ cứng SSD 2.5 inch SATA III được sử dụng khá phổ biến hiện nay với tốc độ đọc - ghi dữ liệu giới hạn ở mức 6Gbps tương đương 550MB/s. Với ưu điểm giá thành khá rẻ nên đang được trang bị trên hầu hết các dòng laptop phổ thông.

Ngoài ra, một số hãng sản xuất còn tung ra phiên bản SSD 2.5 inch SATA III NAND với công nghệ lưu trữ chip nhớ mới, giúp tăng tuổi thọ ổ cứng đáng kể so với SSD 2.5 inch SATA III truyền thống, tất nhiên giá thành của phiên bản này cũng cao hơn.

SSD 1.8 inch micro SATA

SSD 1.8 inch micro SATA sử dụng chuẩn giao tiếp Micro SATA với hình dáng chỉ to hơn thanh RAM đôi chút, đây là ổ SSD có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với SSD 2.5 inch truyền thống, được sử dụng cho các dòng laptop mỏng nhẹ.

phân biệt Ổ cứng SSD chuẩn Micro SATA

SSD mSATA

SSD mSATA là chuẩn dạng thu nhỏ của SSD 2.5 inch SATA, về hình thức SSD mSATA có kích thước gần giống với Card Wifi trên laptop với kích thước phổ biến 50x30mm.

Các loại SSD

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp một số dạng mSATA half size có kích thước nhỏ hơn khoảng 25x30mm, nhưng các sản phẩm này rất hiếm và ít gặp trên thị trường. Về tốc độ SSD mSATA có tốc độ đọc ghi khoảng 550 MB/s, tương đương với chuẩn SSD 2.5 inch SATA và SSD M.2 SATA sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

SSD M.2 SATA

Các loại ổ cứng SSD phổ biến hiện nay

Tương tự như SSD 2.5 inch SATA III, SSD M.2 SATA vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp dữ liệu SATA III nên tốc độ đọc - ghi dữ liệu ở giới hạn ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Tuy nhiên, kích thước của SSD M.2 SATA III lại nhỏ gọn hơn so với SSD 2.5 inch SATA III, hình dáng chỉ tương tự như một thanh RAM máy tính thích hợp cho các dòng máy tính nhỏ gọn, nhẹ.

SSD M2 SATA không phải có 1 chuẩn duy nhất mà có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Hình dáng các loại SSD M2 SATA hiện nayHình dáng các loại SSD M2 SATA hiện nay (từ trái sang phải 2242, 2260 và 2280).

Trong đó, loại thông dụng đang được bán phổ biến trên thị trường là 2280, các loại khác thì vừa khó tìm, ít hãng sản xuất mà giá lại cao hơn khá nhiều.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều ổ cứng dạng SSD M.2 SATA NAND, đây là loại ổ cứng M2.SATA có sử dụng bộ nhớ flash NAND cho khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hơn và tốc độ nhanh hơn, gồm có các loại như sau:

  • Bộ nhớ flash đơn cấp (SLC): lưu trữ 1 bit dữ liệu trên mỗi cell nên đạt tốc độ nhanh và có độ bền tốt, nhưng hạn chế về khả năng lưu trữ nhiều.
  • Bộ nhớ flash đa lớp (MLC): lưu trữ 2 bit dữ liệu trên mỗi cell, cho khả năng lưu trữ dữ liệu cao nhưng lại có tốc độ chậm hơn SLC và có giá thành thấp. Để khắc phục về nhược điểm tốc độ, có nhiều loại ổ cứng bộ nhớ này sử dụng thêm lượng nhỏ bộ nhớ.
  • Bộ nhớ flash ba cấp (TLC): lưu trữ 3 bit dữ liệu trên mỗi cell, cải thiện về dung lượng lưu trữ hơn MLC với giá phải chăng. Dù tốc độ kém hơn MLC nhưng cũng có một số ổ TLC sử dụng công nghệ lưu bộ nhớ đệm để cải thiện nhược điểm này.
  • Bộ nhớ flash bốn lớp (QLC): mật độ lưu trữ tăng và giá thành có xu hướng càng rẻ nhưng độ bền không được đánh giá cao, phù hợp với dàn máy tính giá rẻ.

Lời khuyên: Nên dùng ổ TLC có bộ nhớ đệm với nhu cầu chạy các ứng dụng và hệ điều hành tiêu chuẩn. Nếu làm việc với các tệp dữ liệu lớn, thì nên chọn ổ MLC dù giá thành nhỉnh hơn TLC nhưng lại có tốc độ truyền nhanh hơn.

SSD M.2 PCIe

Ổ cứng SSD M.2 PCIe sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp PCL Express với tốc độ đọc ghi lên đến 32 Gb/s (tương đương 4 GB/s), tức cao hơn rất nhiều lần so với SSD M2 SATA chỉ 550 MB/s.

Điểm giống giữa SSD M.2 PCIe và SSD M2 SATA chỉ là khe cắm M2, vì thế SSD M.2 PCIe vẫn có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Kích thước phổ biến nhất của ổ cứng SSD M.2 PCIe là rộng 22 mm và dài 80 mm, các loại khác ít được sử dụng và sản xuất hơn.

Xem thêm:
  • Laptop vừa có HDD vừa có SSD là như thế nào?
  • Tuổi thọ ổ cứng HDD là bao lâu? Khi nào cần thay?
  • Tìm hiểu về ổ cứng HDD và SSD (SSD M2)

2 Cách phân biệt nhanh các loại ổ cứng SSD phổ biến

Để phân biệt các loại ổ cứng SSD bạn có thể tham khảo một số các dấu hiệu nhận biết như sau:

Ổ cứng SSD mSATA

  • Hình dạng của loại ổ cứng này giống như card wifi trên laptop, là dạng thu nhỏ của ổ cứng SSD truyền thống.
  • Tốc độ đọc - ghi: tối đa đạt 550mb/500mb.
  • Khe cắm thường có trên một số dòng laptop, mainboard B75, Surface Pro 2, 3,…
Lưu ý: Máy tính đang sử dụng ổ cứng mSATA, thì có thể đổi sang SATA 2.5 hoặc USB 3.0 đều được.cách phân biệt Ổ cứng SSD mSATA

Ổ cứng SSD chuẩn M2

Là loại ổ cứng thế hệ mới, hình thức giống thanh RAM máy tính. Có 2 loại chính là M2 SATA và M2 NVMe (PCIe):

  • SSD M2 SATA: chân cắm của ổ có 2 rãnh 2 bên, kích thước phổ biến là 22×42 và 22x80 mm, và tốc độ chỉ đạt khoảng 550 Mbps/ 550 Mbps (do bị giới hạn bởi băng thông).
  • M2 NVMe: chân cắm ổ có 1 rãnh bên phải, có kích thước phổ biến là 22x80 mm, và tốc độ đạt khoảng 3.5 Gbps/ 2.5 Gbps.
Phân biệt Ổ cứng SSD chuẩn M2 NGFFLưu ý:
  • Laptop dùng SSD M2 SATA, thì không thể mua SSD M2 NVMe thay được.
  • Nếu mainboard có khe M2 hỗ trợ (M2 SATA, M2 NVMe) thì bạn có thể chọn 1 trong 2 loại tuỳ theo sở thích và tài chính cá nhân.

Ổ cứng SSD chuẩn Micro SATA

  • Loại ổ SSD này hiếm gặp trên thị trường, có tên gọi khác là uSATA, dễ nhầm lẫn với mSATA.
  • Kích thước ổ thường là 1.8 inch của hãng Samsung, Intel,… với Cấu tạo gồm 2 khối 7 Pin data và 9Pin (7+2) nguồn.
phân biệt Ổ cứng SSD chuẩn Micro SATA Xem thêm:
  • 3 cách kiểm tra máy tính, laptop dùng ổ SSD hay HDD chuẩn xác nhất
  • Ổ cứng trên máy tính là gì? Có bao nhiêu loại, nên chọn loại nào?
  • Kinh nghiệm sử dụng SSD hiệu quả và những điều cần tránh

Từ khóa » Pcie Và Nvme Là Gì