Tất Tần Tật Về Các Nhóm Kháng Sinh Bạn Cần Biết - AiHealth

Ngày nay khi y học ngày càng phát triển vượt bậc, con người ngày càng đạt được nhiều thành tựu khoa học đáng kinh ngạc. Trong đó, sự ra đời của các nhóm kháng sinh đã giúp nền y học điều trị các bệnh truyền nhiễm bước sang một sang lịch sử mới. Nhờ có kháng sinh, các ca bệnh nhiễm trùng nguy hiểm giờ đây đã được cứu sống. Vậy bạn đã biết kháng sinh là gì? Có bao nhiêu loại kháng sinh và cơ chế tác dụng của các nhóm kháng sinh là gì ?

Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây bởi AiHealth sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật mọi thắc mắc liên quan đến các nhóm kháng sinh.

Kháng sinh là gì? 

Kháng sinh - loại thuốc phổ biến trong y học 

Kháng sinh – loại thuốc phổ biến trong y học 

Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, actinomycetes. Kháng sinh có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của vi sinh vật gây bệnh, giảm đáp ứng  viêm gây ra bởi vi khuẩn. Trong một số trường hợp, kháng sinh có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại cho cơ thể con người.

Các nhóm kháng sinh bạn cần biết

Bác sĩ, nhà sinh học, dược sĩ người Scotland- ông Alexander Fleming (1881-1955) được coi là người đầu tiên mở ra kỷ nguyên sử dụng các loại kháng sinh trong chữa bệnh. Trải qua hàng trăm năm nghiên cứu và tìm tòi không ngừng nghỉ của giới y học, ngày nay chúng ta có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhóm kháng sinh phát triển theo chiều sâu.

Mỗi năm, số lượng thuốc kháng sinh mới được nghiên cứu và đưa ra thị trường lên đến hàng chục loại. Ước tính đến nay, có khoảng 8000 loại kháng sinh, trong đó chỉ có khoảng 100 loại được sử dụng trong y học.

Có đến hơn 8000 loại kháng sinh được các nhà y học nghiên cứu và tìm ra

Có đến hơn 8000 loại kháng sinh được các nhà y học nghiên cứu và tìm ra

Trong các cách phân loại kháng sinh, phân loại theo cấu trúc hoá học được sử dụng phổ biến nhất. Theo cách phân loại này, các nhóm kháng sinh được chia thành 9 loại như sau:

  1. Nhóm kháng sinh Beta-lactam
  2. Nhóm kháng sinh  Aminoglycosid
  3. Nhóm kháng sinh Macrolid
  4. Nhóm kháng sinh Lincosamid;
  5. Nhóm kháng sinh  Phenicol;
  6. Nhóm kháng sinh  Tetracyclin
  7. Nhóm kháng sinh  Peptid
  8. Nhóm kháng sinh nhóm 8 Quinolon
  9. Nhóm kháng sinh Sulfonamid và Oxazolidinon, 5-nitroimidazol.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại các nhóm kháng sinh theo tác dụng điều trị. Trong đó có ba loại chính: Kháng sinh kháng khuẩn, kháng sinh trị nấm, kháng sinh chống ung thư.

Các nhóm kháng sinh có cơ chế tác dụng gì? 

Kháng sinh có nhiều cơ chế tác dụng trong điều trị bệnh

Kháng sinh có nhiều cơ chế tác dụng trong điều trị bệnh

Như đã biết kháng sinh được sử dụng như là công cụ quan trọng để điều trị các bệnh nhiễm trùng, viêm họng, viêm phổi và các bệnh đe dọa đến tính mạng như nhiễm trùng huyết,… Những hiệu quả đáng kinh ngạc của các nhóm kháng sinh đã được y học chứng minh có thể kể đến như:

+ Gây ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn

+ Làm rối loạn chức năng màng bào tương, ảnh hưởng khả năng chọn lọc thẩm thấu chất

+ Gây ức chế sinh tổng hợp protein và acid nucleic

+ Gây ức chế sinh tổng hợp folate

Có thể nói, mỗi loại kháng sinh chỉ tác động đến một cơ quan, vị trí nhất định, đồng thời nó ảnh hưởng đến những khâu nhất định trong phản ứng sinh học của tế bào vi khuẩn. Từ đó, kháng sinh kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của các tế bào. Nếu không có tác động của các nhóm kháng sinh, vi khuẩn sẽ tiếp tục hồi phục và sống lại sau quá trình ly giải và tiêu diệt trước đó. Chỉ cần một tế bào sống sót, số lượng tế bào vi khuẩn sẽ sinh trưởng với tốc độ rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ.

Có thể nói, thuốc kháng sinh có nhiều công dụng và góp phần quan trọng trong công tác điều trị bệnh. Phối hợp kháng sinh dựa trên vị trí tác động là cách gia tăng hiệu quả hiệp đồng giữa các nhóm kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nếu sử dụng không đúng cách, đúng hoàn cảnh sẽ không phát huy được công dụng của thuốc.

Trong đó, kháng sinh không hiệu quả đối với các loại vi-rút như cảm lạnh, cúm, sổ mũi,… Ngoài ra, kháng sinh cũng không có tác dụng với các trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn như viêm phế quản, nhiễm trùng xoang hoặc nhiễm trùng tai.

Tác dụng phụ không mong muốn của các nhóm kháng sinh 

Không thể phủ nhận rằng, bên cạnh những cơ chế tác dụng tuyệt vời của kháng sinh, trong một số trường hợp, chúng cũng để lại những tác dụng phụ nhất định đối với người sử dụng thuốc như:

+ Gây dị ứng với các biểu hiện ngoài da như mề đay, mẩn ngứa ban đỏ

+ Chóng mặt

+ Buồn nôn

+ Tiêu chảy

+ Miễn trùng men

Ngoài ra, tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của kháng sinh có thể bao gồm:

+ Nhiễm trùng Clostridium difficile

+ Sốc phản vệ dẫn đến tử vong

+ Tai biến hệ thần kinh

Nguyên tắc sử dụng các nhóm kháng sinh an toàn

Cẩn thận khi sử dụng các nhóm kháng sinh 

Cẩn thận khi sử dụng các nhóm kháng sinh 

Đối với tất cả các loại thuốc nói chung đều cần phải sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh cần phải sử dụng một cách hợp lý, đúng liều lượng theo sự kê đơn của bác sĩ.

Hiện nay, giới y học đang lo ngại về việc trước đây thuốc kháng sinh tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị các loại bệnh thì nay nhiều loại vi khuẩn đã có thể đề kháng lại kháng sinh.

Năm 2015, Việt Nam được đưa vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới giai đoạn 2009-2015, cao gấp 3 lần so với giai đoạn 2005-2009. Để có thể làm giảm tỉ lệ kháng kháng sinh, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi sử dụng các nhóm kháng sinh:

– Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ bởi chỉ có bác sĩ mới có thẩm quyền điều trị cho bệnh nhân dựa trên kinh nghiệm, kết quả xét nghiệm cũng như kháng sinh đồ để xác định

– Sử dụng kháng sinh khi có sự hiểu biết rõ về thể trạng người bệnh. Cần đặc biệt chú ý đến phụ nữ đang mang thai, trẻ em, người già, người bị suy gan, thận và những người bị dị ứng đặc biệt. Liều dùng của kháng sinh cần phải dựa trên tuổi, cân nặng, chức năng gan, thận và mức độ nặng của bệnh.

– Sử dụng kháng sinh khi thực sự bị bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn

– Chọn đúng loại kháng sinh trong điều trị bệnh. Nếu sử dụng không đúng, vi khuẩn có thể chống lại kháng sinh và kháng sinh sẽ không thể phát huy tác dụng của thuốc

– Dùng kháng sinh theo nguyên tắc 4 Đúng: Đúng kháng sinh – Đúng liều dùng – Đúng đường dùng – Đúng thời gian

– Không bỏ sót liều kể cả khi bạn đã cảm thấy khỏe hơn. Một số vi khuẩn vẫn có thể sống sót và tiếp tục gây bệnh

– Không nên sử dụng thuốc kháng sinh đã được kê dành cho người khác. Không sử dụng lại kháng sinh của lần ốm trước.

– Không nên yêu cầu bác sĩ kê đơn kháng sinh cho bạn nếu bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn

Các loại thực phẩm nên sử dụng sau khi dùng các nhóm kháng sinh 

Có thể bạn chưa biết, thuốc kháng sinh rất quan trọng trong điều trị bệnh nhưng nếu uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài (từ 1 tuần trở lên) có thể thay đổi cấu trúc của hệ vi sinh đường ruột. Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tổn hại cho gan và có tác động tiêu cực cho cơ thể như tăng cân, phù nề, tiêu chảy.

Cần chú ý dinh dưỡng trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh

Cần chú ý dinh dưỡng trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh

Dưới đây là những thực phẩm dinh dưỡng mà ứng dụng thuê bác sĩ riêng AiHealth gợi ý cho bạn sau liệu trình uống kháng sinh:

Sữa chua

Sữa chua đúng đầu danh sách các thực phẩm lợi khuẩn tốt cho sức khỏe sau khi uống thuốc kháng sinh. Sữa chua giúp khôi phục trạng thái khỏe mạnh của hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe con người

Rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe

Các loại thực phẩm này kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.  Một số loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể kể đến như: các loại hạt vỏ cứng, đậu lăng, đậu Hà Lan, chuối, súp lơ,…

Tỏi 

Tỏi là thực phẩm prebiotic giúp vi khuẩn probiotic phát triển và sinh sôi trong đường tiêu hóa. Để hỗ trợ cho cơ thể, con người cần một lượng từ 4 đến 8g loại thực phẩm này

Hạnh nhân

Nhiều nguyên cứu đã chứng minh hạt hạnh nhân giúp tăng mức độ vi khuẩn đường ruột có lợi. Ngoài ra, hạnh nhân còn có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm vi-rút như cảm lạnh, cúm.

Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ có chứa chất chống oxy hóa và kích thích tiêu hóa rất tốt. Nghiên cứu cho thấy uống rượu vang đỏ ít nhất bốn tuần làm tăng lượng bifidobacteria lành mạnh trong đường ruột, hạ huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu.

Thực phẩm làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có tính axit, rượu, nước ép bưởi, trái cây chín quá và các thực phẩm bổ sung sắt, canxi giai đoạn này.

Thực phẩm có tính axit làm tăng phân giải thuốc, gây hấp thụ vượt ngưỡng cho phép

Thực phẩm có tính axit làm tăng phân giải thuốc, gây hấp thụ vượt ngưỡng cho phép

Có thể nói, các nhóm kháng sinh có nhiều công dụng và vai trò lớn đối với nền y học. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả và những điều cần tránh thì không phải ai cũng nắm được. Hy vọng những chia sẻ được tổng hợp trên đây sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người.

Liên hệ hệ thống y tế bác sĩ riêng của AiHealth để được trực tiếp tư vấn, khám bệnh và hỗ trợ các thông tin liên quan đến kháng sinh bạn nhé.

Link tải và cài đặt ứng dụng: Tại Đây

Từ khóa » Tổng Quan Về Các Nhóm Kháng Sinh