Tất Tần Tật Về Cây Gỗ Keo Tại Việt Nam - Nghề Gỗ
Có thể bạn quan tâm
Cây gỗ keo là tên gọi chung chung thường ám chỉ là keo tai tượng hoặc keo lá tràm, hai loại keo phổ biến nhất tại Việt Nam.
Thực tế thì có tới 1.300 loại cây keo trên thế giới, hầu hết trong đó ở Úc và phần còn lại ở châu Phi, nam Á (gồm Việt Nam), châu Mỹ.
Vì sự nhầm lẫn này nên qua bài viết, Nghề gỗ sẽ chia sẻ hiểu biết của mình về cây gỗ keo, đặc tính gỗ keo và phân hệ keo để bạn có hiểu biết nhất quán hơn nhé!
Cây gỗ keo
Tên gọi cây keo như giải thích phía trên có thể ám chỉ tới keo tai tượng hoặc keo lá tràm.
Còn keo là chi Keo (Acacia) gồm 1300 loài trong đó có 2 loại keo phía trên tại nước ta.
Mỗi loại cây keo lại có đặc tính riêng không thể đồng nhất với nhau chẳng hạn như khác về lá, hoa, màu hoa, mùi hương hoặc thân gỗ.
Điểm chung nhất của các loài keo có thể là gỗ nhẹ, lá hình lông chim phức và có gai.
Các loại cây gỗ keo tại Việt Nam
Ở Việt Nam có hai loài chính là keo tai tượng và keo tràm bông. Ngoài ra còn có keo lai.
Cây gỗ keo tai tượng
Cây keo tai tượng còn có tên gọi khác là keo lá to, keo đại, keo mỡ, keo hạt, tên khoa học là Acacia mangium.
Bạn tham khảo
- Tất tần tật về cây gỗ gõ đỏ
- Thang đo độ cứng gỗ Janka
Tai tượng cao trung bình 10 – 15m và đột biến có thể tới 30m, thân thẳng đường kính khoảng 30 – 40cm.
Tai tượng sinh trưởng chủ yếu tại Úc và châu Á, nó được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy hoặc dăm gỗ, ván gỗ.
Cây gỗ keo lá tràm
Cây keo lá tràm còn gọi là tràm bông vàng hoặc keo lưỡi liềm, tên khoa học là Acacia auriculiformis.
Tràm bông vàng có thể cao tới 30m, phân cành thấp và tán lá khá rộng.
Rễ cây tràm bông chứa vi khuẩn nốt rễ giúp tổng hợp đạm tự do, nên nó cải tạo môi trường đất, chống xói mòn.
Cây gỗ keo lai
Chính là sự lai giống của keo tai tượng và keo lá tràm, có đặc tính trung bình của bố mẹ nhưng cho gỗ to và chất lượng hơn.
Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với bố mẹ.
Ở nước ta giống keo lai tốt là ở vùng núi Ba Vì, có thể sản xuất đồ gỗ như giường tủ bàn ghế gia đình, nguyên liệu gỗ xẻ…
Đặc điểm gỗ keo tại Việt Nam
Đầu tiên phải nói rằng, gỗ keo ở nước ta được sử dụng làm giấy và cải tạo vườn rừng là chính thay vì dùng làm đồ gỗ nội thất.
Gỗ keo có chất lượng kém dễ bị mối mọt và hoá mùn khi tiếp xúc với nước + nắng gió, trọng lượng gỗ keo chỉ khoảng 550 – 590 kg/ m3 nên rất nhẹ.
Gỗ keo không được xếp hạng trong bảng nhóm gỗ của Việt Nam nhưng chất lượng của nó tương đương các loại gỗ nhóm 6!
Chú ý phân biệt gỗ keo tràm bông và gỗ tràm. Gỗ tràm thuộc chi Tràm, thuộc nhóm 6 trong bảng gỗ nhưng không phải là keo lá tràm.
Ứng dụng
Như Nghề gỗ chia sẻ thì cây gỗ keo chủ yếu dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy và cải tạo rừng. Một số loài keo khác có thể sản xuất gỗ, nước hoa, làm dược liệu.
Chẳng hạn như sau
- Sản xuất gỗ: Keo gỗ đen Acacia melanoxylon, keo Acacia formosa, keo Acacia heterophylla;
- Keo làm cảnh: Acacia homalophylla;
- Sản xuất nước hoa: Acacia farnesiana;
- Ẩm thực: Hạt keo Acacia niopo; rễ Acacia pennata;
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm:
- Gỗ MFC là gì? Thành phần của gỗ MFC có gì đặc biệt?
- Gỗ Pallet là gì? Ứng dụng của gỗ Pallet
Related posts:
- Tất tần tật về cây gỗ balsa
- Tất tần tật về cây gỗ cẩm liên
- Tất tần tật về cây gỗ du sam
- Tất tần tật về cây gỗ thông tre lá dài
Continue Reading
Previous: Hướng dẫn cách mua và sử dụng keo ABNext: Tất tần tật về cây gỗ chiu liuTừ khóa » Cây Keo Còn Gọi Là Gì
-
Đặc điểm Và Công Dụng Của Cây Keo - Xưởng Tre Trúc
-
Cây Gỗ Keo Là Gì? Ứng Dụng Của Cây Gỗ Keo - Tnhh Deli Legend
-
Cây Gỗ Keo Là Gỗ Gì, Có Tốt Không, Có Mấy Loại, Phân Biệt Các Loại?
-
Cây Keo Là Cây Gì? Cách Trồng Cây Keo
-
Cây Keo: đặc điểm, Công Dụng, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
-
Chi Keo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Keo Lá Tràm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gỗ Keo Là Gì? Có Nên Sử Dụng Trong Ngành Nội Thất Không?
-
Sự Khác Biệt Giữa Cây Tràm, Cây Keo, Cây đước, Bạch đàn Như Thế Nào
-
Gỗ Cây Keo Là Gì? Ứng Dụng Gỗ Keo Trong Thi Công Nội Thất
-
Keo Lá Tràm - Tràm Bông Vàng | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai
-
Gỗ Keo Là Gỗ Gì - Gỗ Đỉnh
-
Keo Lá Tràm Là Gì? Đặc điểm Và Nguồn Gốc Của Keo Lá Tràm.